Ung thư phổi: Dấu hiệu nhận biết và các phương pháp chẩn đoán
Ở nước ta, ung thư phổi xếp thứ 2 sau ung thư gan, với khoảng 23.600 người phát hiện mắc mới và 20.700 người tử vong mỗi năm. Hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, yếu tố di truyền… làm tăng nguy cơ mắc.
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi hay ung thư phế quản là một khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế nang.
Trên thế giới, hiện nay ung thư phổi đứng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp về cả tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong. Ở nước ta, ung thư phổi xếp vị trí thứ 2 sau ung thư gan, với khoảng 23.600 người phát hiện mắc mới và 20.700 người tử vong mỗi năm.
Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi cho người bệnh là hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, nghề nghiệp liên quan đến phóng xạ hoặc amiăng, yếu tố di truyền.
Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư phổi
Theo BSNT Đỗ Tất Cường, Phó trưởng khoa Xạ trị, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, trong giai đoạn sớm, các triệu chứng của ung thư phổi thường không đặc hiệu nên dễ bị bỏ qua hoặc có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm phế quản phổi, lao phổi. Nhiều bệnh nhân đến viện khi bệnh ở giai đoạn muộn hoặc sau khi điều trị nhiều đợt không đỡ.
Các triệu chứng xuất hiện tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u, mức độ xâm lấn đến các cơ quan lân cận cũng như di căn xa. Các dấu hiệu của ung thư phổi khá đa dạng, người bệnh cần lưu ý khi gặp các triệu chứng sau:
- Ho: là triệu chứng thường gặp. Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi có biểu hiện ho, có thể là ho khan, ho có đờm, ho ra máu.
Nhưng ho là một triệu chứng rất không đặc hiệu, và ung thư không phải là nguyên nhân mà người bệnh nghĩ đến đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn ho kéo dài, không rõ nguyên nhân và không đáp ứng với điều trị thì bạn nên đến chuyên khoa ung bướu để thăm khám.
- Khó thở: cũng là một triệu chứng hay gặp trong ung thư phổi. Cảm giác khó thở thường xuất hiện khi giai đoạn bệnh không còn sớm và hay gặp với khối u ở trung tâm gây hẹp lòng khí quản lớn hoặc do khối hạch trung thất chèn ép vào đường thở. Đôi khi, người bệnh còn có thể xuất hiện tiếng thở khò khè nặng nhọc.
- Đau ngực: hay gặp khi khối u đã xâm lấn đến thành ngực. Điểm đau thường tương ứng với vị trí khối u, người bệnh có thể bị đau tức ở vùng ngực, lưng hoặc vai. Các cơn đau có tính chất dai dẳng, âm ỉ, tăng lên khi ho hoặc hít thở sâu.
- Khàn tiếng: thường do khối u phổi trái hoặc hạch trung thất chèn ép vào dây thần kinh. Khi nội soi sẽ thấy tình trạng liệt dây thanh âm trái.
- Các triệu chứng: đau vùng vai, cánh tay, ngón tay kèm tê bì dị cảm xuất hiện khi khối u đỉnh phổi chèn ép đám rối thần kinh cánh tay. Các khối u vùng này còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như sụp mi măt, nóng bừng và đỏ nửa mặt cùng bên.
- Hạch cổ: khi người bệnh tự sờ thấy khối hạch vùng cổ, đặc biệt là các hạch rắn chắc, to nhanh không đi kèm với các dấu hiệu viêm nhiễm vùng họng, miệng thì nên đến viện để nhận được thăm khám và tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa ung thư.
Video đang HOT
- Sụt cân: Trong các trường hợp sự sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, không liên quan đến sự cắt giảm calo khẩu phần ăn, thì rất có thể do nguyên nhân bệnh ung thư gây ra.
Các phương pháp chẩn đoán ung thư phổi
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ trên, đặc biệt trên những bệnh nhân hút thuốc lá lâu năm hoặc sống chung với người hút thuốc lá, bạn cần đến cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm chẩn đoán và phân biệt với các bệnh lý khác. Chẩn đoán sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện, điều trị ung thư phổi kịp thời.
- Chụp X-quang ngực: là phương pháp chụp các cơ quan, xương bên trong lồng ngực. Phương pháp này có thể phát hiện bất thường hoặc khối u trên phổi nhưng có thể bỏ qua những khối u có kích thước quá nhỏ. Vì vậy, bên cạnh chụp X-quang ung thư phổi, người bệnh thường được chỉ định kết hợp với chụp CT lồng ngực.
- Cắt lớp vi tính lồng ngực (CT scanner): giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý ở xương sườn, màng phổi, nhu mô phổi, phế quản, mạch máu, tim, trung thất,… So với chụp X-quang, chụp CT có thể phát hiện được cả các khối u kích thước nhỏ, xác định tốt đặc điểm khối u, tình trạng hạch trung thất qua đó giúp đánh giá giai đoạn bệnh.
- Nội soi phế quản: Được chỉ định cho hầu hết những trường hợp có khối u phổi. Bằng cách sử dụng một ống soi mềm có đèn chiếu sáng đưa vào khí quản qua mũi, bác sĩ có thể quan sát được hình dạng và kích thước khối u, khoảng cách của khối u đến vị trí ngã ba khí quản, đặc biệt có thể sinh thiết khối u khi cần thiết.
- Mô bệnh học: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định ung thư phổi. Các bác sĩ có thể sinh thiết lấy một mẩu khối u qua nội soi phế quản với u trung tâm hoặc sinh thiết xuyên thành ngực với u ngoại vi để làm xét nghiệm.
- Các chất chỉ điểm u như SCC, CEA, Cyfra 21-1, NSE tăng đóng vai trò định hướng đến ung thư phổi.
Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh nhân ung thư phổi có thể được phẫu thuật để kéo dài sự sống, tỷ lệ sống trên 5 năm xấp xỉ 40 đến 50%. Tuy nhiên, bệnh nhân bị ung thư phổi nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì tiên lượng không mấy khả quan.
Để phát hiện sớm ung thư phổi, người dân cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín.
6 dấu hiẹu tưởng như cảm vặt nhưng lại ngầm cảnh báo ung thư phổi đang "trú ngụ" trong cơ thể: Điều số 2 ai cũng mắc mà phớt lờ
Đa phần bệnh nhân ung thư phổi đều phát hiện ở giai đoạn muộn bởi dấu hiệu ban đầu thường rất dễ nhầm lẫn với cảm vặt.
Xã hội càng phát triển thì đời sống chúng ta càng được cải thiện. Thế nhưng kéo theo đó là rất nhiều căn bệnh nguy hiểm xuất hiện và ung thư phổi là một trong số đó. Theo thống kê, tại Việt Nam thì ung thư phổi đứng hàng đầu trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới.
Dù nguy hiểm là thế nhưng hầu hết bệnh nhân ung thư phổi đều chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối, khi khối u đã di căn trong người. Đa phần là bởi các dấu hiệu ban đầu đều rất giống bệnh vặt, đặc biệt là cảm lạnh. Chính vì vậy một khi cảm thấy sức khỏe đang bất thường như 6 dấu hiệu sau, hãy đến bệnh viện khám sớm kẻo gặp nguy:
1. Thở nặng nhọc
Thở dốc hay khó thở vốn chỉ là biểu hiện bình thường mỗi khi vận động quá sức. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy mình đang dần khó thở, kể cả khi làm những việc nhỏ nhất như leo cầu thang hay đi bộ nhẹ... thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Đây là triệu chứng điển hình của ung thư phổi do có khối u cản trở việc hô hấp của cơ thể.
Cảm thấy khó thở hay thở dốc kể cả khi làm việc nhẹ thường là dấu hiệu ban đầu của khối u ung thư phổi.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, triệu chứng khó thở này còn thường xảy ra khi thời tiết trở nên lạnh hơn. Nếu thực sự là cảm vặt thì nó sẽ biến mất sau vài ngày, còn không thì bạn cần phải lưu tâm hơn kẻo ung thư phổi trở nặng.
2. Ho mãn tính
Đây là dấu hiệu sớm của ung thư phổi nhưng nhiều người lại hay nhầm lẫn với bệnh cảm vặt thông thường. Hiệp hội Phổi Mỹ (ALA) cho biết, nếu bạn ho liên tục vài ngày thì về mặt y học, đây chỉ là một cơn ho mãn tính. Còn ngược lại, khi triệu chứng ho kéo dài liên tục 2 - 3 tuần trở lên dù không mắc bệnh liên quan đến virus, hãy cảnh giác trước căn bệnh ung thư phổi.
Theo các chuyên gia lý giải, ung thư phổi gây ho mãn tính là do khối u ác tính chèn vào phế quản. Lúc này, các đường dẫn khí chính đi đến phổi sẽ kích hoạt các thụ thể ho và gây ho. Bất kể khối u to hay nhỏ cỡ nào thì chỉ cần nó xuất hiện, bạn đã bị ho dai dẳng mà không thể lý giải được nguyên nhân.
3. Ra nhiều đờm, đôi khi có máu
Đi kèm với triệu chứng đau họng, bệnh nhân ung thư phổi cũng hay ra đờm hoặc ho có đờm. Nếu bệnh trở nặng thì có người còn khạc ra đờm chứa máu, khàn tiếng và mất giọng. Triệu chứng này nặng hơn về đêm, tái phát nhiều lần vì các thuốc chữa cảm cúm và ho thông thường chỉ làm giảm triệu chứng tạm thời.
Ho ra máu luôn là tín hiệu báo động sức khỏe đang "khốn đốn" lắm rồi, chưa kể là ung thư phổi.
Có đờm khi cảm cúm là chuyện bình thường, nhưng khi đờm ra nhiều hơn và có lẫn máu thì đó không còn đơn giản nữa. Dù đây là dấu hiệu khá dễ thấy nhưng nhiều người vẫn nghĩ chỉ bị trầy xước cổ họng, dẫn đến việc phát hiện bệnh muộn và khó qua khỏi.
4. Đau họng dai dẳng
Khi thấy đau họng quá lâu mà chẳng thấy biến chuyển gì, mặc cho bạn có uống thuốc điều trị thế nào đi nữa, thì rất có khả năng bản thân đang mắc phải ung thư phổi. Cổ họng bạn sẽ luôn trong tình trạng khàn đặc và đau rát, nuốt thứ gì cũng đau và gây cản trở sinh hoạt.
Ngoài việc gây đau họng, ung thư phổi còn làm bạn gặp phải một số dấu hiệu như:
- Cảm giác như có khối u ở họng.
- Ho ra máu, khó thở.
- Hơi thở hôi dù đã đánh răng sạch sẽ.
- Khàn giọng đến mất tiếng khi nói nhiều một chút.
5. Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân
Mỗi khi cảm lạnh, bạn sẽ cảm thấy chán ăn và đau họng nên việc tụt vài ký cũng là chuyện thường. Nhưng thực tế, đây cũng là dấu hiệu phổ biến của hầu hết người mắc ung thư, điển hình là ung thư dạ dày hoặc ung thư phổi. Ở giai đoạn ban đầu, bệnh sẽ có những biểu hiện lâm sàng như sau:
- Chán ăn bất kể thức ăn có ngon thế nào, đặc biệt là "sợ" luôn những món chiên rán.
- Cơ thể thiếu máu, sắc mặt xanh xao.
- Nhanh no dù chỉ mới ăn một chút.
- Cơ thể không thể hấp thu được thực phẩm, luôn đầy bụng khó tiêu.
6. Đau tức ngực
Một trong những dấu hiệu điển hình khác của ung thư phổi là việc luôn thấy đau tức ngực. Bất kể làm việc gì thì bạn cũng thấy cơn đau luôn xuất hiện, đặc biệt là khi hoạt động mạnh hoặc cười nói. Vào lúc trời trở lạnh, bạn còn đau tới mức không ngủ được hoặc thở dốc.
Những việc cần làm để phòng tránh ung thư phổi
Sống ở những thành phố, đô thị nhiều bụi bặm thì nguy cơ mắc ung thư phổi của chúng ta sẽ gia tăng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngừa được bệnh nếu tuân thủ đúng một số quy tắc sau:
- Không hút thuốc, bất kể chủ động hay thụ động.
- Ăn uống lành mạnh, duy trì lối sống và sinh hoạt khoa học.
- Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những bất thường trong cơ thể.
- Tập thể dục đều đặn.
- Tránh các loại khí độc và mang khẩu trang khi ra đường.
Trước khi bị ung thư phổi, cơ thể có 4 tín hiệu "cầu cứu", 2 nhóm người cần chú ý Nếu có thể phát hiện khối u khi còn nhỏ và có thể can thiệp sớm, thì khả năng sống của bệnh nhân ung thư phổi có thể tăng lên rất nhiều. Do đó, việc tầm soát rất quan trọng đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao. Ung thư là căn bệnh mãn tính và ác tính với tỷ lệ...