Ung thư miệng vì… ăn trầu
Ăn trầu là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư vùng miệng, chỉ đứng sau nghiện rượu và thuốc lá.
Bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh, Trưởng khoa Xạ 3, bệnh viện Ung bướu TP HCM, cho biết, ung thư miệng là một trong 10 loại ung thư thường gặp, với tỷ lệ gần 4/100.000 dân, trong đó nguyên nhân do ăn trầu chỉ đứng sau nghiện rượu và thuốc lá.
Ăn trầu kèm thuốc rê dễ dẫn đến ung thư
Sau 26 năm ăn trầu, hiện bệnh nhân N.T.L. 62 tuổi, ở An Giang phải nằm điều trị tại bệnh viện Ung Bướu TP HCM vì căn bệnh ung thư miệng. Vài tháng trước, nướu răng bà L bị loét nhưng mãi không khỏi. Hàng xóm bày lấy đậu xanh nhai nát đắp vào vết loét nhưng nhiều ngày sau vết thương vẫn rát, chảy dịch. May mắn là phát hiện bệnh sớm nên bà L đã thoát khỏi “bàn tay tử thần”.
Theo bác sĩ Thịnh, trong quá trình nhai trầu có têm vôi sẽ sinh ra một hóa chất khiến các tế bào trong hốc miệng phát triển đột biến, gây ung thư. Vị trí ung thư thường gặp ở niêm mạc môi, má, nướu răng, lưỡi, sàn miệng. Ở Việt Nam, phụ nữ có thói quen ăn trầu hơn là uống rượu, hút thuốc lá. Nhiều người lại quan niệm nhai trầu sẽ khiến răng miệng thơm, sạch, có thể thay thế cả việc chải răng. Do đó, người ăn trầu không để ý đến vệ sinh răng miệng, lâu ngày vôi răng tích tụ càng tạo điều kiện cho vi-rút phát sinh. Đặc biệt, những người ăn trầu xỉa thêm thuốc rê có nguy cơ bị ung thư cao gấp 3 – 4 lần người chỉ ăn trầu têm vôi.
Video đang HOT
Bác sĩ Lê Hoàng Minh, Giám đốc bệnh viện Ung bướu TP HCM, cho biết ung thư bắt đầu “lộ diện” khi người ăn trầu cảm thấy miệng rát, ngán và bỏ thói quen ăn trầu. Sau đó, hốc miệng nổi lên vết sùi, vết loét có màu trắng hoặc màu hồng bằng hạt gạo, hạt ngô nhưng không đau. Biểu hiện này thấy rõ ở môi dưới hoặc khóe môi với vết nhú bằng đầu ngón tay út, không đau.
Nên đi khám răng miệng định kỳ
Bác sĩ Thịnh khuyến cáo người bệnh thường chủ quan bỏ qua các triệu chứng sớm của ung thư vì nghĩ miệng bị lở loét, đau rát có thể do trợt niêm mạc, cơ thể nóng… Thậm chí, khi vết loét đã lan rộng, người bệnh vẫn không đến bệnh viện mà tự mua thuốc uống hoặc tự đắp cây cỏ khiến vết thương nặng hơn. Do đó, hầu hết bệnh nhân nhập viện rất muộn, khối ung thư đã di căn đến các hạch ở cổ. Các bác sĩ khuyên, khi thấy có vết loét trong miệng không lành trong vòng 3 tuần, nhất là phụ nữ từ 50 tuổi trở lên, cần phải đi khám ngay.
Nếu điều trị sớm, bệnh có thể chữa khỏi hoặc kéo dài sự sống trên 5 năm nhờ trì hoãn sự phát triển của tế bào ác tính. Trong quá trình điều trị, người bệnh phải quyết tâm “đoạn tuyệt” với trầu cau, nếu không nguy cơ tái phát rất cao, bệnh sẽ trầm trọng hơn. Tốt nhất, mỗi năm nên đến nha sĩ khám răng 1-2 lần để vệ sinh răng miệng, lấy vôi răng, nhổ răng sâu để phát hiện và ngừa bệnh kịp thời. Đồng thời, phải đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn để tránh mắc ung thư hốc miệng dù không ăn trầu.
Theo Nguyễn Thanh
Baodatviet
Quan hệ tình dục bằng miệng dễ gây ung thư miệng
Thông tin mới giật mình về căn bệnh ung thư vòm họng ở những người độ tuổi 30 -40 có quan hệ tình dục bằng miệng (QHBM).
Kiểu quan hệ tình dục bạn cho là an toàn lại có nguy cơ gây ung thư cho bạn.
Các nhà khoa học đã phát biểu là "rõ ràng" có mối liên hệ giữa QHBM và ung thư ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh, không hút thuốc và uống rượu quá độ.
Theo báo cáo nghiên cứu trong tạp chí tháng 2 của Clinical Oncology: trong khoảng thời gian từ 1973 đến 2004 hiện tượng các ca ung thư miệng có liên quan tới HPV (loại virus ở bộ phận sinh dục và có khả năng gây ung thư cổ tử cung) đã tăng gấp đôi đối với lứa tuổi 40. Ngày nay có hơn 34.000 trường hợp ung thư miệng và 39% liên quan tới HPV (theo số liệu của Trung tâm nghiên cứu ung thư Mỹ)
Thông thường, bệnh gây bởi virus HPV có thể chữa được và không tạo nên các khối u. Virus HPV lây lan qua tiếp xúc trực tiếp chứ không lây truyền qua đường máu. Vì thế bạn nên quan tâm đến cách virus này nhiễm qua đường miệng. Và mặc dù chưa có bằng chứng, nhưng việc tiếp tục lây từ miệng sang miệng cũng là một khả năng.
Virus HPV chứa protein phá vỡ các tế bào khỏe mạnh, khiến chúng không thể phục hồi và cũng không kiểm soát được việc nhân đôi tế bào gây nên ung thư.
Các nhà khoa học cũng đang tiếp tục nghiên cứu khả năng virus HPV truyền qua đường nước bọt, ví dụ như dùng chung thìa hoặc uống chung cốc, ngoài việc thói quen tình dục chiếm vai trò trong việc gây bệnh này như thế nào.
Đây là cảnh báo về nguy cơ cao của việc quan hệ tình dục bằng miệng. 35% đàn ông có khả năng liên quan đến ung thư miệng do HPV, và điều này liên quan trực tiếp đến sức khỏe của chị em.Việc nghiên cứu vacxin HPV cho đàn ông và tác hại của virus này tới cơ thể cũng cần được tiếp tục nghiên cứu.
Những người có nhiều bạn tình thì nguy cơ càng cao.
Những người phụ nữ cần cẩn thận với hành vi tình dục của mình để tự bảo vệ khỏi HPV và khả năng bị ung thư họng hoặc amiđan. Còn những cô gái trẻ cần được biết về QHBM mà ngày nay các cô cho rằng an toàn hơn quan hệ qua đường âm đạo, sẽ có hậu quả thế nào về sau.
Một khi virus đã ở trong miệng bạn thì không thể chỉ súc miệng mà hết được. Và liệu có đáng liều tính mạng và chịu đau đớn cho thú vui đó không?
Hãy trao đổi cởi mở về cách tìm kiếm sung sướng, khoái cảm, khám phá bản năng và âu yếm bạn đời mà vẫn an toàn và khỏe mạnh.