Ung thư lưỡi dễ nhầm viêm loét
Bệnh nhân nữ 46 tuổi, được bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP HCM chẩn đoán ung thư lưỡi sau thời gian bị viêm loét lưỡi, uống thuốc không khỏi.
Ảnh minh họa
Cách đây khoảng 4 tháng, bệnh nhân xuất hiện vết loét ở lưỡi, hơi đau rát, tưởng nhiệt miệng nên mua thuốc uống. Tuy nhiên sau nhiều tháng uống thuốc, bệnh lại càng nặng hơn, khó nuốt, ăn uống kém nên chị đến Bệnh viện Ung bướu TP HCM thăm khám. Bác sĩ chẩn đoán ung thư lưỡi với khối u lớn, phải cắt bỏ toàn bộ lưỡi.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Khôi, Trưởng khoa Ngoại Đầu cổ – Bệnh viện Ung bướu TP HCM, ngày 6/3 cho biết sáu bác sĩ đã tham gia phẫu thuật và tái tạo lưỡi cho bệnh nhân từ vạt da đùi. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định. Sau khi phẫu thuật 2-4 tuần bệnh nhân có thể bắt đầu tập nhai nuốt trở lại.
Video đang HOT
Theo bác sĩ, trong giai đoạn đầu, triệu chứng của ung thư lưỡi thường không rõ ràng, dễ bị nhầm với viêm loét lưỡi, nhiệt miệng. “Khi người bệnh bị viêm loét lưỡi trên 4 tuần không khỏi cần phải đến bệnh viện để thăm khám. Nhiều bệnh nhân chủ quan mua thuốc uống từ tháng này qua tháng nọ, đến khi khám thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, khối u lớn phải cắt bỏ toàn bộ lưỡi”, bác sĩ Khôi nhấn mạnh.
Ung thư lưỡi ngày càng phổ biến. Số ca ung thư lưỡi điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM tăng 10-20% mỗi năm. Trung bình mỗi năm bệnh viện phẫu thuật, tái tạo lưỡi cho 200-300 ca.
Nguyên nhân ung thư lưỡi chủ yếu là do hút thuốc lá, uống rượu bia. Ngoài ra, còn do vệ sinh răng miệng kém, các vấn đề về răng miệng, gene di truyền. Gần đây các nhà khoa học nghi ngờ yếu tố virus HPV có liên quan đến bệnh, nhưng chưa nghiên cứu nào chứng minh mối liên hệ giữa virus và ung thư lưỡi.
Theo bác sĩ Khôi, bệnh nhân ung thư lưỡi đang có xu hướng trẻ hóa. Trước kia ung thư lưỡi gặp chủ yếu ở bệnh nhân trên 50-60 tuổi. Gần đây bệnh có xu hướng tăng những người trẻ tuổi dưới 40. Về nguyên nhân khiến bệnh trẻ hóa, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ, nhưng theo các nhà khoa học có thể là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân từ hút thuốc, rượu bia, gene di truyền, vấn đề răng miệng, virus HPV…
Để phòng ngừa ung thư lưỡi, cần hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách.
Cắt toàn bộ lưỡi bệnh nhân 72 tuổi để chữa trị ung thư
Bệnh nhân được xác định mắc ung thư lưỡi sau thời gian biểu hiện đau rát, luôn có cảm giác như bị xương cá đâm vào vùng lưỡi. Được biết, người bệnh có tiền sử hút thuốc lá.
Người nhà bệnh nhân cho biết, ông có tiền sử hút thuốc lá. Nhiều tháng trước, ông có biểu hiện đau ở vùng lưỡi, luôn có cảm giác như bị xương cá đâm vào, tuy nhiên, bệnh nhân không đến bệnh viện thăm khám. Thời điểm đến bệnh viện kiểm tra, lưỡi bệnh nhân đã bị loét một vùng rộng, rỉ máu, cơ thể sụt cân nhanh...
Nam bệnh nhân 72 tuổi đã được bệnh viện tuyến địa phương chuyển đến BV Ung Bướu TP HCM với chẩn đoán là bị ung thư lưỡi.
Để điều trị triệt căn ung thư, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ lưỡi.
Kết quả thăm khám tại bệnh viện cho thấy người bệnh bị ung thư lưỡi với khối u lớn, tế bào ung thư đã lan vào hạch bạch huyết.
Để điều trị triệt căn ung thư, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ lưỡi và thanh quản (dù ung thư không lan đến cơ quan này) để tránh nguy cơ bệnh nhân bị sặc vào đường thở. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được tiến hành hóa trị tiêu diệt tế bào ung thư.
Phẫu thuật thành công nhưng ông lại bị mất lưỡi hoàn toàn, dẫn tới thường xuyên bị sặc khi ăn và mất khả năng ngôn ngữ. Do vậy, các bác sĩ khoa Ngoại Đầu cổ - Hàm mặt, BV Ung Bướu TP HCM đã quyết định thực hiện phương pháp vạt cơ vùng đùi tái tạo lưỡi cho người bệnh. Sau khi được tái tạo lưỡi thành công, nam bệnh nhân đã ăn uống dễ dàng hơn, phát âm tương đối rõ giúp người nghe có thể hiểu được.
Theo các bác sĩ, ung thư lưỡi là một bệnh lý ác tính rất nguy hiểm thường gặp ở vùng miệng - lưỡi. Trong giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, dễ bị người bệnh bỏ sót. Chỉ khi bệnh đã diễn tiến nặng thì các triệu chứng mới rầm rộ. Do đó, bệnh nhân ung thư lưỡi thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn.
Nguyên nhân dẫn tới ung thư lưỡi vẫn chưa được bất kì tài liệu khoa học nào xác định cụ thể, tuy nhiên một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư lưỡi thường gặp trên các bệnh nhân có thể kể đến như: hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, nhai trầu, vệ sinh răng miệng kém, thiếu các vitamin A, D, E, thiếu sắt... hoặc các vi sinh vật có hại như virus HPV gây viêm dẫn tới phát sinh ung thư lưỡi.
Nguyên nhân không ngờ khiến cô gái 24 tuổi đã mắc ung thư cổ tử cung Các bác sĩ BV Ung bướu Tp. Hồ Chí Minh đã cân não suốt 4 giờ phẫu thuật để giữ lại cơ hội làm mẹ cho cô gái 24 tuổi bị ung thư cổ tử cung. Ca nội soi cắt ung thư cổ tử cung tại BV Ung bướu TP.HCM BSCKII. Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, BV Ung bướu TP.HCM cùng...