Ung thư giai đoạn cuối, bỗng khỏi bệnh nhờ thử nghiệm thuốc mới
Cụ bà 65 tuổi, mắc ung thư giai đoạn cuối, chỉ còn sống được 2 tháng, bỗng khỏi bệnh sau khi thử nghiệm một loại thuốc kỳ diệu.Bà Eliana Keeling, đến từ Chorlton, Greater Manchester (Anh), đã bị sốc khi phát hiện bị ung thư máu trong khi khám sức khỏe định kỳ cuối năm 2020.
Bà được giới thiệu đi xét nghiệm máu sau khi có nhiều vết bầm tím trên người, nhưng không có triệu chứng nào khác và vẫn cảm thấy khỏe.
Kết quả cho thấy bà bị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính, một dạng ung thư máu từ tủy xương.
Mắc ung thư giai đoạn cuối, chỉ còn sống được 2 tháng, cụ bà bỗng khỏi bệnh sau khi thử nghiệm một loại thuốc kỳ diệu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngay lúc đó, bà bắt đầu hóa trị tại Bệnh viện Hoàng gia Manchester (Anh).
Mới hóa trị được 2 đợt, đến tháng 5.2021, các bác sĩ thông báo tin dữ ung thư đã ở giai đoạn cuối, và họ không thể làm gì hơn.
Không chịu bỏ cuộc, bà chấp nhận thử nghiệm một loại thuốc mới tại trung tâm ung thư The Christie 1 tháng sau đó.
Bà được thử nghiệm một phương pháp điều trị ung thư mới đột phá, còn chưa được đặt tên.
Thuốc được sử dụng đặc biệt cho bệnh bạch cầu, cùng với thuốc Azacytidine điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính truyền thống.
Thật kỳ diệu, đến tháng 12.2021, các bác sĩ phát hiện bà đã khỏi ung thư và cho bà cấy ghép tủy xương. Bà đã thuyên giảm kể từ đó, theo Daily Mail.
Bà nói rằng đây là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời bà – đã cho bà một cuộc đời mới.
Mới hóa trị được 2 đợt, đến tháng 5.2021, các bác sĩ thông báo tin dữ ung thư đã ở giai đoạn cuối, và họ không thể làm gì hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Mọi nhân viên ở bệnh viện đều không thể tin nổi.
Video đang HOT
Tiến sĩ Emma Searle, chuyên gia tư vấn huyết học tại The Christie, cho biết: Bà Eliana có tiên lượng xấu và cơ hội duy nhất là thử nghiệm thuốc mới và cấy ghép tủy xương để cứu mạng.
Chúng tôi rất vui vì bà đã có kết quả tốt như vậy và hiện đã khỏi bệnh, tiến sĩ Searle cho biết.
Vì hóa trị không thành công, đây là một kết quả tuyệt vời đối với bà, theo Daily Mail.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư lá lách
Cảm thấy no sau khi ăn, đau bụng phía trên bên trái, chảy máu dễ dàng, thiếu máu, mệt mỏi... đều có thể là dấu hiệu của ung thư lá lách.
Ung thư lá lách là bệnh ung thư phát triển trong lá lách của bạn - một cơ quan nằm ở phía trên bên trái của bụng. Nó là một phần của hệ thống bạch huyết.
Ung thư lá lách có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Nếu ung thư lá lách là nguyên phát, thì nó bắt đầu từ lá lách. Nếu là thứ phát, nó bắt đầu ở một cơ quan khác và lan đến lá lách. Cả hai loại đều không phổ biến.
Theo Healthline, ung thư trong lá lách là một loại ung thư hạch - một loại ung thư ảnh hưởng đến hệ thống bạch huyết. Một bệnh ung thư máu khác, bệnh bạch cầu, có thể ảnh hưởng đến lá lách của bạn. Đôi khi, các tế bào bệnh bạch cầu tập hợp và tích tụ trong cơ quan này.
Các triệu chứng của ung thư lá lách
Ung thư bắt đầu từ hoặc lan đến lá lách có thể khiến lá lách to ra. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể:
- Cảm thấy no sau khi ăn.
- Bị đau ở phía trên bên trái của bụng.
- Bị các bệnh nhiễm trùng thường xuyên.
- Chảy máu dễ dàng.
- Bị thiếu máu (tế bào hồng cầu thấp).
- Mệt mỏi.
Ảnh: Medical News today.
Các triệu chứng khác của ung thư ảnh hưởng đến lá lách có thể bao gồm:
- Hạch bạch huyết lớn.
- Sốt.
- Đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh.
- Giảm cân.
- Bụng phình to.
- Đau ngực.
- Ho hoặc khó thở.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư lá lách
Ung thư trong lá lách thường là do u lympho và bệnh bạch cầu. Các bệnh ung thư khác, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư hắc tố và ung thư phổi, có thể di căn đến lá lách.
Bạn có nhiều khả năng bị ung thư hạch nếu: là một người đàn ông, lớn tuổi, có một tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn, chẳng hạn như HIV, phát triển nhiễm trùng, chẳng hạn như virus Epstein-Barr hoặc Helicobacter pylori (H. pylori)
Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh bạch cầu bao gồm: hút thuốc, tiền sử gia đình mắc bệnh, tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chẳng hạn như benzen, một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down, tiền sử hóa trị hoặc xạ trị
Un g thư lá lách được chẩn đoán như thế nào?
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị ung thư trong lá lách, họ có thể sẽ tiến hành các xét nghiệm để tìm các bệnh ung thư khác. Bạn có thể cần xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng tế bào máu của mình.
Trong một số trường hợp, xét nghiệm tủy xương có thể cần thiết. Điều này liên quan đến việc lấy một mẫu tủy nhỏ từ xương hông của bạn để tìm kiếm các tế bào ung thư.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn cắt bỏ một hạch bạch huyết để xem liệu nó có chứa ung thư hay không.
Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp MRI, CT hoặc PET, cũng có thể được thực hiện.
Đôi khi, bác sĩ phẫu thuật thực hiện cắt lách, là phẫu thuật cắt bỏ lá lách, để chẩn đoán. Phân tích lá lách sau khi được lấy ra khỏi cơ thể có thể giúp các bác sĩ xác định loại ung thư mà bạn mắc phải.
Các phương pháp điều trị ung thư lá lách
Nếu được chẩn đoán mắc ung thư lá lách, bạn có thể cần phải cắt lá lách như một phần của quá trình điều trị. Có hai loại phẫu thuật:
- Nội soi ổ bụng: Với thao tác này, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch 4 đường nhỏ trên bụng bạn và sử dụng máy quay video nhỏ để xem bên trong. Lá lách được lấy ra qua một ống mỏng. Vì các vết mổ nhỏ hơn nên việc phục hồi thường dễ dàng hơn với thủ thuật nội soi.
- Mổ mở: Bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ rạch một đường lớn hơn ở giữa bụng để loại bỏ lá lách của bạn. Thông thường, loại thủ thuật này yêu cầu thời gian phục hồi lâu hơn.
Các phương pháp điều trị khác có thể cần thiết tùy thuộc vào loại ung thư bạn mắc phải. Chúng có thể bao gồm: hóa trị liệu, xạ trị, thuốc nhắm vào khối u của bạn (chẳng hạn như sinh học hoặc liệu pháp nhắm mục tiêu), ghép tế bào.
Không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn ung thư lá lách. Nhưng bạn có thể giảm thiểu rủi ro của mình.
Một số loại virus có thể dẫn đến một số loại ung thư. Vì thế, bạn cần tránh các hoạt động có thể khiến bạn gặp rủi ro, như quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung kim tiêm. Ngoài ra, điều trị kịp thời bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào đã biết có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư ảnh hưởng đến lá lách của bạn.
Đồng thời, cố gắng tránh xa các hóa chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể, bạn có thể muốn tránh nguồn benzen, thường được sử dụng trong sản xuất chất dẻo, chất bôi trơn, cao su, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, thuốc và thuốc trừ sâu. Nó cũng được tìm thấy trong xăng và khói thuốc lá.
Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng duy trì cân nặng hợp lý và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Bạn hãy cố gắng ăn nhiều trái cây và rau quả và tập thể dục hàng ngày.
Ngứa- dấu hiệu ung thư bạn không nên bỏ qua Ngứa là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến bạn muốn gãi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ngứa, trong đó có cả bệnh ung thư. Ngứa cũng có thể là một phản ứng với một số phương pháp điều trị ung thư. Những bệnh ung thư nào có thể gây ngứa? Một nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra các loại...