Ung thư chết nhiều không phải do thực phẩm bẩn gây “sốt” mạng
“Không có căn cứ nói bệnh ung thư chết nhiều là do an toàn thực phẩm”, Bộ trưởng Tiến khẳng định sau khi đã mời chuyên gia trong và ngoài nước tìm nguyên nhân các ca ung thư chết. Kết quả cho thấy nguyên nhân gây ung thư hàng đầu là các bệnh nhiễm trùng cấp tính và mãn tính. Ví dụ viêm gan B, viên gan C gây viêm gan mãn tính, ung thư gan. Thông tin này lập tức gây tranh cãi kịch liệt trong cộng đồng mạng.
Trước đó, UB Thường vụ QH đã có buổi họp cho ý kiến báo cáo giám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm (VS ATTP) giai đoạn 2011 – 2016.
Cụ thể, cả nước có hơn 1.000 vụ ngộ độc với khoảng 30.400 người mắc, hơn 25.600 người phải nhập viện trong đó 164 người chết.
Ông Phan Xuân Dũng Chủ nhiệm UB Khoa học Công nghệ và Môi trường cho biết: Bệnh ung thư mỗi năm có khoảng 70.000 người chết và hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong đó có nguyên nhân thực phẩm không an toàn và còn 268 vụ không xác định được nguyên nhân gây ngộ độc (chiếm 26,6%).
Nhưng Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Bộ đã mời chuyên gia trong và ngoài nước tìm nguyên nhân các ca ung thư chết. Kết quả cho thấy nguyên nhân gây ung thư hàng đầu là các bệnh nhiễm trùng cấp tính và mãn tính. Ví dụ viêm gan B, viên gan C gây viêm gan mãn tính, ung thư gan. Cho nên “Không có căn cứ nói bệnh ung thư chết nhiều là do an toàn thực phẩm”.
Phát biểu của Bộ trưởng Tiến ngay lập tức dấy lên tranh luận trong cộng đồng mạng.
“Cô Tiến làm hoang mang quá, nhiễm trùng thôi cũng gây ung thư sao? còn mấy bệnh ung thư phổi là do viêm phổi, ung thư máu do nhiễm trùng máu sao?”-một bạn đọc chia sẻ.
Một bạn đọc khác cũng băn khoăn: “Ôi trước nay em đọc báo thấy các chuyên gia, bác sĩ nói về ung thư đều khẳng định là do thực phẩm bẩn, nên giờ nghe Bộ trưởng Y tế phát biểu vậy em cũng lo lắng quá, không biết là thế nào? Đây nhé, theo bài viết trên báo Dân Sinh đăng ngày 24.4.2016, GS, TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, trong các nguyên nhân dẫn đến ung thư, yếu tố nội sinh và di truyền chỉ chiếm dưới 10% (thậm chí chỉ 1- 2% như ung thư vú), 90% còn lại là do môi trường. Trong đó, nguyên nhân từ thực phẩm bẩn đứng hàng đầu, chiếm khoảng 35%. Những thực phẩm này có chứa các chất độc hại gây ra sự đột biến tế bào ở cơ thể con người”.
Video đang HOT
Bạn đọc Chiến Tạ Đăng cũng bình luận: “Tôi cũng không biết phải hiểu phát biểu của Bộ trưởng Tiến thế nào?. Tôi từng nghe nói chúng ta bị ung thư gia tăng nhanh như vậy vẫn chủ yếu là do nguồn thực phẩm bẩn. Con người bất chấp mọi thủ đoạn, cố tình làm ra thực phẩm bẩn vì đồng tiền thu được…. Pháp luật nên tăng hình phạt thật nặng với những hành vi sản xuất kinh doanh thực phẩm bẩn gây ung thư chết người này”.
Bạn đọc Song Nhi viết: “Người Việt ăn cá u rê, rau tưới nhớt, uống chè phun thuốc sâu quá liều và còn không biết bao nhiêu loại thực phẩm bẩn tẩm hóa chất độc hại nữa chứ… Chả nhẽ, tỉ lệ mắc bệnh ung thư ngày càng cao không xuất phát từ các nguyên nhân này à?. Mong Bộ Y tế làm rõ cho mọi người được biết với”.
Trước đó, tại buổi tọa đàm “Tôi chọn sự sống” do Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt tổ chức nhân ngày thế giới phòng chống ung thư 4.2, Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp, thầy thuốc ưu tú Hoàng Đình Chân (Giám đốc bệnh viện), thông tin trên tờ Zing.vn rằng, mỗi năm thế giới có thêm 14,1 triệu ca bệnh nhân mắc ung thư; 8,2 triệu người chết vì căn bệnh này.
Ở Việt Nam, số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010, và dự kiến vượt qua 190.000 ca vào 2020.
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người chết mỗi ngày. Theo số liệu này, WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1).
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng hiện nay hạn chế lớn nhất là xử phạt không nghiêm minh nên mới xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Các nhà sản xuất kinh doanh bất chấp quy định, coi thường sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng. Bà Tiến kiến nghị cần đưa các tội liên quan đến thực phẩm bẩn vào hình sự với mức xử phạt cao hơn. “Nói một năm chết 70.000 người và phát hiện thêm 200.000 ca ung thư, nguyên nhân thực phẩm bẩn là không chính xác. Bộ Y tế đã mời chuyên gia trong và ngoài nước hội thảo và đã thông báo là hiện nay nguyên nhân gây ung thư hàng đầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính và mãn tính. Ví dụ viêm gan B, viên gan C gây viêm gan mãn tính, ung thư gan”, bà Tiến nhấn mạnh.
Theo Danviet
Bộ trưởng Y tế: Quá dũng cảm khi đi khám ở phòng khám như thế này
Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhân buổi kiểm tra đột xuất phòng khám đa khoa Thiên Tâm (212 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội) sáng 21.4. Cơ sở vật chất của phòng khám Thiên Tâm quá sơ sài, mắc nhiều sai phạm.
Đoàn kiểm tra do Bộ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu đã bất ngờ kiểm tra phòng khám Thiên Tâm. Qua kiểm tra cho thấy, phòng xét nghiệm của phòng khám chỉ có một máy soi vi sinh, không có máy xét nghiệm.
Theo bác sĩ Lê Quang Sơn - phụ trách chuyên môn phòng khám Thiên Tâm, do bác sĩ nghỉ ốm nên cơ sở tranh thủ mang máy xét nghiệm đi bảo dưỡng. Tuy nhiên, cán bộ đoàn thanh tra cho biết, điều này là không thể chấp nhận được vì phòng khám không đủ điều kiện để mở cửa.
Bộ trưởng bức xúc về việc bác sĩ nước ngoài không ghi chép bệnh án, đơn thuốc. Ảnh: D.L
Phòng khám có hai bác sĩ người nước ngoài tuy nhiên, qua kiểm tra, đoàn phát hiện 2 bác sĩ này đều không có "lưu bút" trong bất cứ sổ sách, hồ sơ, đơn thuốc nào.
Theo lời bác sĩ Sơn, đó là do bác sĩ nói cho phiên dịch ghi bằng tiếng Việt, vì ghi bằng tiếng Trung thì bệnh nhân cũng không hiểu được. Tuy nhiên, ông Đặng Văn Chính - Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế phản bác gay gắt: "Điều này là vi phạm quy chế chuyên môn do Bộ Y tế quy định. Đáng nhẽ bác sĩ phải ghi chép bệnh án, chỉ định xét nghiệm, kê đơn và ký vào văn bản, sau đó phiên dịch mới dịch sang tiếng Việt. Nếu bác sĩ không ghi chép thì lúc xảy ra tai biến sẽ lấy gì làm bằng chứng?".
Phòng xét nghiệm trơ trọi máy soi vi sinh. Ảnh: DL
Về điều này, Bộ trưởng Tiến cũng bất bình: "Bác sĩ không ghi chép bệnh án, không lưu bệnh án thì không thể là bác sĩ giỏi được. Nếu không ghi bệnh án thì làm sao theo dõi được quá trình diễn biến bệnh tật của bệnh nhân, đồng thời bổ sung kiến thức, nâng cao chuyên môn của mình".
Ông Đinh Anh Tuấn - Vụ phó Vụ Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) cũng cho biết, kiểm tra cho thấy phòng khám Thiên Tâm có nhiều danh mục kỹ thuật không được phép, không đăng ký nhưng vẫn có trên bảng giá.
Cụ thể như danh mục giá của xét nghiệm nội tiết tố nam, nữ. Đây là kỹ thuật sinh hoá phức tạp phòng khám không được phép thực hiện. Hoặc phòng khám không đăng ký dịch vụ kế hoạch hoá gia đình nhưng vẫn có riêng phòng khám kế hoạch hoá gia đình. Các kỹ thuật không được phép như phá thai nội khoa, bơm hút thai... nhưng phòng khám vẫn có quy trình chuyên môn... Phòng khám treo biển quảng cáo "Trị liệu bằng phương pháp Leep" mặc dù không có máy thực hiện kỹ thuật này và phòng khám cũng không được phép thực hiện kỹ thuật này.
Phòng kế hoạch hoá gia đình sơ sài và cũng chưa được cấp phép. Ảnh: D.L
"Trong phòng khám sản phụ khoa cũng không có xô khử khuẩn tại chỗ như quy định chuyên môn của Bộ Y tế. Theo lời nhân viên y tế thì nhân viên sẽ mang dụng cụ cần khử khuẩn từ tầng 2 lên tầng 6 để khử. Như vậy sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh tật với nhân viên y tế khác cũng như ra môi trường xung quanh. Phòng khử khuẩn cũng như... nhà vệ sinh cũng không đúng" - ông Tuấn cho biết.
Theo ông Tuấn, từ ngày 16.4 đến nay trong hồ sơ ghi chép của phòng khám sản phụ khoa cũng chỉ có 1 bệnh nhân. "Nếu thực là như thế thì lấy gì trả lương cho nhân viên" - ông Tuấn đặt nghi vấn.
"Dụng cụ lèo tèo, máy xét nghiệm không có, bác sĩ nước ngoài không ghi bệnh án... Bệnh nhân dám đến đây chữa bệnh quả là dũng cảm" - Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Việt Cường - Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, trước đó không lâu, Sở Y tế đã xử phạt phòng khám Thiên Tâm 120 triệu đồng và đình chỉ hoạt động hơn 4 tháng. Theo ông Cường, hiện mức xử phạt bằng tiền đối với các phòng khám tư không làm họ sợ, mà theo quy định thì không thể đóng cửa. Nhiều phòng khám vi phạm liên tục. Sở Y tế Hà Nội cũng đề xuất mức xử phạt cao hơn đối với các phòng khám tư phạm lỗi nhiều lần, thậm chí là đóng cửa.
Phòng siêu âm
Bộ trưởng Tiến nhận định, đối với các phòng khám cơ sở vật chất sơ sài, chất lượng khám không đảm bảo thì chắc chắn không thể giữ được bệnh nhân, có lẽ nên tự đóng cửa. "Bộ cũng sẽ nghiên cứu kiến nghị của Sở, đối với các phòng khám tái phạm lỗi nhiều lần thì có lẽ cũng nên đóng cửa vĩnh viễn" - Bộ trưởng cho biết.
Cùng ngày, Bộ trưởng cũng đi kiểm tra phòng khám gia đình có yếu tố nước ngoài Family Medical Pratice (298 Kim Mã, Hà Nội). Phòng khám có tới 13 bác sĩ nước ngoài nhiều quốc tịch, hoạt động nhiều năm.
Theo Danviet
Ba lần nhận "ung thư giai đoạn cuối" từ Bệnh viện Thu Cúc, bệnh nhân vẫn khỏe! Ba lần nhận "ung thư giai đoạn cuối" từ Bệnh viện Thu Cúc, bệnh nhân vẫn khỏe! Kết quả xét nghiệm và 3 lần "đọc" chỉ số của Bệnh viện Thu Cúc cho thấy bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, nhưng thực tế bệnh nhân này vẫn khỏe mạnh! Gần đây có một số thông tin trên kênh thông tin báo chí...