Ung thư buồng trứng – những kiến thức phụ nữ cần trang bị
Nếu bạn có những triệu chứng như liên tục đau bụng, đau vùng xương chậu, đau suốt quá trình giao hợp, đầy hơi…nhiều hơn 12 lần trong một tháng, bạn nên nghiêm túc đi khám bác sỹ.
Ung thư buồng trứng đã được gắn nhãn “kẻ giết người thầm lặng” bởi vì bệnh rất khó chẩn đoán vì có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh rối loạn đường ruột, suy nhược cơ thể,…
Ung thư buồng trứng là một trong những ung thư đường sinh dục thường gặp nhất ở phụ nữ. Ở Mỹ thì đây là ung thư có tỉ suất cao thứ hai sau ung thư thân tử cung và là ung thư đường sinh dục gây tử vong cao nhất cho phụ nữ Mỹ.
Ở Anh, bệnh ung thư buồng trứng ảnh hưởng đến 6.800 phụ nữ mỗi năm. Trên toàn thế giới thì ung thư buồng trứng là ung thư đường sinh dục thường gặp thứ hai sau ung thư cổ tử cung, và cũng là ung thư đường sinh dục gây tử vong cao thứ hai sau ung thư cổ tử cung.
Chẩn đoán sớm ung thư buồng trứng là rất quan trọng vì nó giúp tăng cường đáng kể cơ hội sống sót của phụ nữ khi mắc bệnh này.
Tuy nhiên, thực tế thật đáng buồn vì hầu hết phụ nữ mắc bệnh ung thư buồng trứng được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn vì vậy khả năng sống sót chưa được đến 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh.
Chính vì vậy, hơn ai hết, chính bạn phải quan tâm hơn nữa đến những thay đổi trong cơ thể.
Các dấu hiệu cần nghi ngờ ung thư buồng trứng
- Liên tục đau bụng hoặc vùng chậu
- Tăng kích thước bụng, đầy hơi, buồn nôn liên tục
Video đang HOT
- Khó khăn trong việc ăn uống và cảm giác no nhanh
- Liên tục phải đi tiểu gấp
- Những thay đổi bất thường trong thói quen đại tiện, bao gồm ỉa chảy hoặc táo bón.
- Đau suốt trong quá trình giao hợp
Phụ nữ cũng có thể gặp các triệu chứng khác – chẳng hạn như cơ thể mệt mỏi triền miên hoặc đau lưng… Bạn có thể ghi lại một số triệu chứng bất thường của cơ thể để thao dõi thường xuyên các triệu chứng xảy ra.
Nếu bạn có những triệu chứng này nhiều hơn 12 lần trong một tháng, bạn nên nghiêm túc đi khám bác sỹ.
Ai có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng?
Hầu hết phụ nữ có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng ở độ tuổi trên 50 nhưng thực tế bệnh có thể ảnh hưởng đến phụ nữ ở mọi lứa tuổi.
Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn như: hút thuốc lá, béo phì, thừa cân, có thời kỳ mãn kinh muộn, do gen di truyền…
Chẩn đoán bệnh
Bác sỹ chuyên khoa sẽ thực hiện các kiểm tra và tìm hiểu về các dấu hiệu chẩn đoán bạn có thể mắc ung thư buồng trứng hay không.
Trên cơ sở này, bác sỹ có thể quyết định thực hiện một xét nghiệm máu – tìm ra một protein gọi là CA125 (thường cao trong máu của những phụ nữ bị ung thư buồng trứng). Siêu âm vùng xương chậu để tìm những u nang bất thường trong buồng trứng.
Nếu các xét nghiệm có thấy có bất thường, một thủ tục phẫu thuật nội soi sẽ được thực hiện để lấy các mẫu nhỏ mô để kiểm tra các tế bào ung thư
Điều trị
Có ba phương pháp điều trị chính: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Hầu như tất cả phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng sẽ phải phẫu thuật kết hợp sử dụng các phương pháp trị liệu.
Làm thế nào phụ nữ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh này?
Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng giảm đi 2 lần ở những phụ nữ đã từng mai thai, sinh nở và cho con bú.
Ngoài ra còn có bằng chứng rõ ràng chứng minh rằng việc sử dụng thuốc ngừa thai kết hợp có thể bảo vệ chống lại ung thư buồng trứng. Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ở những phụ nữ này chỉ bằng một nửa so với những phụ nữ không sử dụng, tác dụng bảo vệ này kéo dài nhiều năm sau khi ngưng sử dụng.
Một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cân bằng, ít dầu mỡ, tăng cường vitamin A & C, không hút thuốc lá cũng rất quan trọng giúp phụ nữ ngăn ngừa căn bệnh giết người thầm lặng này.
An Khánh
(Tổng hợp từ N.Doctor)
Phá thai thời điểm nào là an toàn hơn với sức khỏe phụ nữ?
Như với bất kỳ thủ thuật y tế nào đòi hỏi sự gây mê tổng quát thì phá thai có thể kéo theo một số rủi ro nhất định!
Mình là Hà Lê (Đông Anh, HN). Năm nay mình 28 tuổi và vừa có một bé trai 1,5 tuổi. Song mấy hôm nay mình thấy chu kỳ đèn đỏ của mình bị chậm. Nghi ngờ mình có khả năng dính bầu nên mình đã dùng que thử thai. Đúng như mình dự đoán, kết quả que thử cho thấy mình đang có bầu lần thứ 2. Mình phân vân quá!
Giữ lại em bé thì vợ chồng mình không đủ kinh tế nuôi. Mà bỏ thai thì mình sợ những rủi ro về sau này. Mình cũng rất quan tâm, nếu muốn nạo phá thai thì thời điểm nào là an toàn nhất cho sức khỏe các phụ nữ? Và nếu thực hiện phá thai, có cần thiết phải quay trở lại khám tái không? (Hà Lê, 28 tuổi)
Trả lời:
Chào bạn!
Việc hút điều hòa kinh nguyệt hoặc uống thuốc phá thai chỉ nên được thực hiện tối đa khi bạn đang mang bầu ở tuần thứ 9 của thai kỳ thôi bạn ạ. Bởi vì đây là thời điểm an toàn hơn để thực hiện phá thai vì khi ấy các quá trình thực hiện không cần phải sử dụng đế thuốc gây mê.
Các phương pháp hút chân không cũng được sử dụng khi bạn đang mang thai ở tuần thứ 7-15 của thai kỳ. Tuy nhiên lúc này bạn có thể phải sử dụng đến biện pháp gây tê cục bộ và điều ấy có thể mang tới ít nhiều những rủi ro cho bạn.
Tuy thế, các phương pháp phá thai cho những thai kỳ ở tuần thứ 7-15 này thường cho phép bạn về nhà trong ngày và cơ thể thường trở lại bình thường gần như ngay lập tức. Do đó, bạn nếu quyết định phá thai, vợ chồng bạn không nên chần chừ mà nhanh chóng quyết định thực hiện sớm sẽ ít gây tổn hại về sức khỏe cho bạn.
Ngược lại, nếu như bạn quyết định muộn, các phương pháp được sử dụng phá thai cho những thai kỳ từ 15 tuần trở đi chứa nhiều rủi ro cao hơn. Những phương pháp được sử dụng trong giai đoạn này thường liên quan đến một chất gây mê tổng quát.
Điều này đòi hỏi cổ tử cung của bạn mở và thai nhi sẽ được gỡ bỏ bằng cách sử dụng một ống hút. Như với bất kỳ phẫu thuật nào, có thể bạn sẽ được an toàn nhưng vẫn chứa khá nhiều rủi ro tối thiểu.
Thậm chí, nếu bạn thực hiện nạo phá thai muộn hơn như quyết định phá thai ở giữa tuần thứ 20-24 của thai kỳ thì càng cần phải gây mê tổng quát. Và điều này cũng gây nhiều rủi ro cho sức khỏe sinh sản của bạn.
Nguyên nhân là, các kỹ thuật phá thai sau thời điểm từ 7-15 tuần trở đi đều liên quan đến một chất gây mê tổng quát. Theo đó bạn sẽ có nhiều nguy cơ xuất hiện những cục máu đông hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Ngoài ra, mức hormone tăng lên trong thai kỳ cũng làm tăng cơ hội cơ thể bạn nhận được cục máu đông.
Bên cạnh đó, những rủi ro sau khi nạo phá thai trên sẽ càng gia tăng nếu bạn đang ở tình trạng thừa cân, hen suyễn hay có bệnh tim. Vì thế, khi thực hiện các biện pháp phá thai ở thời điểm muộn, những phụ nữ sẽ phải đối mặt với những tổn thương xảy ra với tử cung và các cơ quan nội tạng khác mặc dù điều này là rất hiếm gặp.
Thông thường, nguy cơ lớn nhất đối với những phụ nữ sau khi phá thai là bạn phải đối mặt với cơ hội gia tăng của việc nhiễm trùng. Do đó, khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu của sự nhiễm trùng sau khi phá thai, bạn phải cẩn trọng nhé.
Ví như nếu bạn bị sốt cao, có mùi âm đạo xả ra bất thường, khí hư ra nhiều và kèm theo đau bụng dữ dội... thì bạn cần phải sử dụng kháng sinh theo toa để điều trị dứt điểm.
Nếu không điều trị nhiễm trùng sau khi phá thai, chúng hoàn toàn có thể biến chứng thành những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như bệnh viêm khung chậu và vô sinh. Do đó, lời khuyên cho mọi phụ nữ sau khi phá thai là rất nên quay trở lại nơi tiến hành phá thai để khám tái càng sớm càng tốt.
Lê Nhi(Theo healthcentre)
Vì sao kinh nguyệt lại thất thường sau khi sinh em bé? Bởi vì việc có một em bé sẽ gây ra những thay đổi cực lớn về thể chất và kích thích tố trong cơ thể của người phụ nữ đấy. Em năm nay 24 tuổi và mới sinh cháu ngày 25/5/2010 được 4 tháng, sau khi sinh được 1 tháng thì em bắt đầu có kinh nguyệt, nhưng rất thất thường, một tháng...