Ung thư buồng trứng – bệnh nguy hiểm với chị em phụ nữ
Ung thư buồng trứng là nguyên nhân phổ biến thứ 5 gây tử vong do ung thư ở phụ nữ. Trong số các bệnh ung thư phụ khoa thì ung thư buồng trứng có tỷ lệ tử vong cao nhất.
UNG THƯ BUỒNG TRỨNG LÀ GÌ?
Buồng trứng là một phần thuộc cơ quan sinh sản nữ. Ở mỗi bên tử cung có một buồng trứng.
Ung thư buồng trứng là khi xuất hiện một khối u ác tính trong một hoặc cả hai buồng trứng. Có hai loại bệnh ung thư buồng trứng là ung thư biểu mô buồng trứng-loại bệnh ung thư buồng trứng phổ biến nhất và ung thư ngoài biểu mô.
TRIỆU CHỨNG UNG THƯ BUỒNG TRỨNG
Hầu hết các trường hợp mắc ung thư buồng trứng đều bắt đầu ở biểu mô hoặc lớp niêm mạc ngoài của buồng trứng. Trong giai đoạn đầu, có thể xuất hiện ít hoặc không có triệu chứng.
Các triệu chứng có thể giống với các triệu chứng của các vấn đề khác như hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), hội chứng ruột kích thích (IBS), hoặc các vấn đề về bàng quang.
Sự khác biệt chính giữa ung thư buồng trứng và các rối loạn khác có thể là sự lâu dài của các triệu chứng và vấn đề dần trở nên xấu đi.
Các triệu chứng sớm của ung thư buồng trứng có thể gồm:
- Đau ở xương chậu, vùng dưới bụng, hoặc phần dưới của cơ thể;
- Đau lưng;
- Khó tiêu hoặc ợ nóng;
- Cảm thấy đầy bụng khi ăn;
- Đi tiểu thường xuyên và khẩn hơn bình thường;
- Đau khi quan hệ tình dục;
- Thay đổi trong việc đi vệ sinh, như bị táo bón.
Khi ung thư tiến triển, có thể xuất hiện:
- Buồn nôn;
- Giảm cân;
- Khó thở;
- Mệt mỏi;
- Ăn mất ngon.
Nếu bị đầy hơi, hoặc đau bụng hoặc đau xương chậu kéo dài vài tuần, bạn sẽ cần đến khám bác sĩ ngay lập tức.
NGUYÊN NHÂN UNG THƯ BUỒNG TRỨNG
Ung thư buồng trứng xuất hiện khi các tế bào phân chia và nhân lên một cách không kiểm soát. Tuy nhiên, lí do chính xác cho điều này lại chưa được được giải thích rõ ràng.
Các yếu tố sau có thể là nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng
Lịch sử bệnh lý gia đình
Phụ nữ có người thân bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú sẽ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn so với những phụ nữ khác.
Việc kiểm tra di truyền có thể xác định liệu một người trong gia đình có mang loại gen nhất định dẫn đến nguy cơ mắc ung thư buồng trứng hay không.
Tuổi tác
Hầu hết các trường hợp ung thư buồng trứng xảy ra sau thời kỳ mãn kinh, và đặc biệt là ở phụ nữ trên 63 tuổi. Ung thư buồng trứng thường là hiếm gặp trước độ tuổi 40.
Ung thư vú
Video đang HOT
Những phụ nữ được chuẩn đoán ung thư vú có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn. Vì lý do này, những người được chuẩn đoán ung thư vú và những người có kết quả xét nghiêm dương tính với gen BRCA1 hoặc BRCA2 có thể chọn phẫu thuật cắt buồng trứng như một liệu pháp dự phòng.
Liệu pháp hormone
Liệu pháp hormone làm tăng nhẹ nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng ở phụ nữ. Liệu pháp càng kéo dài, nguy cơ càng tăng, và sẽ trở lại bình thường ngay khi ngừng điều trị. Liệu pháp Androgen, chẳng hạn như việc sử dụng thuốc Danazol cũng có thể làm tăng nguy cơ.
Béo phì và thừa cân
Béo phì và thừa cân làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư. Ung thư buồng trứng thì càng phổ biến hơn ở phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30.
Phẫu thuật phụ khoa:
Phẫu thuật các cơ quan sinh sản dường như làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Ở những phụ nữ đã trải qua thắt ống dẫ trứng, nguy cơ mắc bênh có thể giảm đến hai phần ba. Cắt bỏ tử cung làm giảm nguy cơ xuống một phần ba.
Lạc nội mạc tử cung
Phụ nữ phát triển lạc nội mạc tử cung có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn khoảng 30% so với những người khác.
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG
Loại điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại ung thư buồng trứng, giai đoạn và cấp độ, cũng như sức khỏe tổng quan của bệnh nhân.
Phẫu thuật
Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ ung thư. Đây thường là lựa chọn đầu tiên. Mức độ phẫu thuật phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.
- Thủ thuật cắt bỏ buồng trứng salpingo: Phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng.
- Cắt bỏ tử cung: Bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ tử cung và bất kỳ mô xung quanh nào bị ảnh hưởng. Nếu chỉ lấy ra tử cung thì đây là cắt bỏ tử cung một phần. Ở phụ nữ tiền mãn kinh, thời kỳ mãn kinh sẽ bắt đầu ngay lập tức sau thủ thuật này.
- Phẫu thuật hạch bạch huyết: Bác sĩ phẫu thuật loại bỏ các hạch bạch huyết trong xương chậu và gần động mạch chủ.
- Phẫu thuật debulking: Nếu ung thư lan rộng ra ngoài vùng xương chậu, bác sĩ phẫu thuật sẽ cố gằng làm giảm càng nhiều mô ung thư càng tốt. Điều này có thể bao gồm mô từ túi mật và các cơ quan khác. Quy trình này có thể giúp giảm các triệu chứng và hóa trị liệu hiệu quả hơn.
Hóa trị
Hóa trị là sử dụng một số loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Loại thuốc dùng trong hoá trị sẽ làm độc tế bào ung thư. Những loại thuốc này ngăn chặn các tế bào ung thư phân chia và phát triển.
Hóa trị được sử dụng nhằm nhắm vào các tế bào ung thư mà phẫu thuật không thể hoặc không loại bỏ được.
Hoá trị thường sẽ gồm 3 – 6 buổi trị liệu hóa học hoặc theo chu kỳ. Những khoá trị liệu này sẽ cách nhau 3 – 4 tuần, để cho phép cơ thể hồi phục. Nếu ung thư trở lại hoặc bắt đầu phát triển trở lại, hóa trị có thể được sử dụng một lần nữa để thu nhỏ nó.
Hóa trị mục tiêu
Các loại thuốc mới có thể trực tiếp nhắm vào các đường dẫn nhất định hoặc chức năng cụ thể trong các tế bào ung thư. Những loại thuốc này bao gồm bevacizumab (Avastin) và olaparib (Lynparza).
Không giống như hóa trị liệu truyền thống, các loại thuốc này hạn chế thiệt hại cho các tế bào bình thường. Điều này làm giảm tác dụng phụ thường gặp.
Liệu pháp hormone
Liệu pháp hormone (HT) có thể được đưa thêm vào kế hoạch điều trị để ngăn chặn estrogen xâm nhập vào các tế bào ung thư. Cắt giảm nguồn cung cấp estrogen làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.
Liệu pháp hormone có thể bao gồm goserelin (Zolodex), leuprolide (Lupron), Tamoxifen, hoặc chất ức chế aromtase.
Xạ trị
Xạ trị thường ít được sử dụng trong điều trị ung thư buồng trứng. Nó có thể được sử dụng nếu có dấu hiệu nhỏ của ung thư trong hệ thống sinh sản, hoặc để điều trị các triệu chứng của ung thư phát triển cao.
Theo Khám phá
Những điều chị em nhất định phải biết về bệnh viêm nhiễm nấm phụ khoa
Một âm đạo bị nhiễm trùng chỉ cần điều trị trong vòng vài ngày là đã có thể giảm hầu hết các triệu chứng. Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn thì sẽ mất đến 2 tuần để hoàn toàn khỏe mạnh trở lại.
NẤM PHỤ KHOA LÀ BỆNH GÌ?
Bệnh nấm phụ khoa hay còn gọi là bệnh nấm candida, là một tình trạng phổ biến xảy ra ở phụ nữ. Một âm đạo bình thường và khỏe mạnh vẫn sẽ có vi khuẩn và một số tế bào nấm men. Nhưng khi sự cân bằng của vi khuẩn và nấm men thay đổi, các tế bào nấm có thể nhân lên gấp bội, gây ra ngứa dữ dội, sưng tấy và kích ứng.
Một âm đạo bị nhiễm trùng chỉ cần điều trị trong vòng vài ngày đã có thể giảm hầu hết các triệu chứng. Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn thì sẽ mất đến 2 tuần để hoàn toàn khỏe mạnh trở lại.
Nhiễm nấm phụ khoa không được coi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Bởi mặc dù nó có thể lây lan qua đường tình dục, nhưng những phụ nữ không hoạt động tình dục cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Một khi bạn bị nhiễm nấm âm đạo, rất có thể bạn sẽ mắc lại lần thứ hai trong tương lai.
NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
Nấm candida là một vi sinh vật tự nhiên sinh sống trong âm đạo. Vi khuẩn lactobacillus kiểm soát sự phát triển của loại nấm này. Nhưng một khi sự mất cân bằng trong âm đạo xảy ra, các vi khuẩn này sẽ không hoạt động hiệu quả, từ đó dẫn đến sự gia tăng của nấm men, gây ra các triệu chứng nhiễm trùng âm đạo.
Một số yếu tố gây ra sự mất cân bằng đó:
- Kháng sinh (làm giảm lượng lactobacillus và vi khuẩn tốt trong âm đạo);
- Mang thai;
- Tiểu đường không kiểm soát;
- Hệ miễn dịch yếu kém;
- Thói quen ăn uống không lành mạnh, bao gồm nhiều đường;
- Mất cân bằng hooc môn tạo ra chu kì kinh nguyệt;
- Stress;
- Thiếu ngủ.
DẤU HIỆU BỆNH NẤM PHỤ KHOA
Nhiễm nấm phụ khoa có một tập hợp các triệu chứng chung, chẳng hạn như:
- Ngứa âm đạo;
- Sưng quanh âm đạo;
- Đau, rát trong khi đi tiểu hoặc đau khi quan hệ tình dục;
- Mẩn đỏ khu vực âm đạo;
- Phát ban.
ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM PHỤ KHOA
Các phương pháp điều trị thường được xác định dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Có hai mức độ nhiễm nấm phụ khoa khác nhau:
Nhiễm nấm không có biến chứng
Đối với các trường hợp nhiễm nấm phụ khoa không có biến chứng, bác sĩ sẽ thường kê một chế độ thuốc chống nấm gồm có thuốc mỡ, thuốc viên, thuốc đặt vùng kín. Những loại thuốc này có thể tự mua hoặc theo đơn của bác sĩ. Các loại thuốc thông thường bao gồm:
- Butoconazole (Gynazole);
- Minconazole (Iotrimin);
- Monistat;
- Terconazole (Tearazol);
- Fluconazole (Diflucan);
Phụ nữ bị nhiễm nấm phụ khoa không quá nghiêm trọng nên thường xuyên khám lại để đảm bảo rằng thuốc có hiệu quả. Việc theo dõi cũng sẽ là cần thiết nếu triệu chứng của bạn quay trở lại trong vòng 2 tháng.
Nhiễm nấm có biến chứng
Dưới đây là các trường hợp được coi là nhiễm nẫm có biến chứng:
- Đỏ da, sưng và ngứa nghiêm trọng dẫn đến xước, rách hoặc loét các mô âm đạo;
- Có hơn 4 lần nhiễm nấm trong 1 năm;
- Nhiễm nấm phụ khoa khi đang mang thai;
- Hệ thống miễn dịch yếu do thuốc men;
- Tiểu đường;
- Có HIV dương tính.
Các phương pháp điều trị thường thấy khi bị nhiễm nấm phụ khoa nặng:
- Bôi kem 14 ngày, thuốc mỡ, viên nén, thuốc đặt âm đạo;
- 2 hoặc 3 liều fluconaole (Diflucan);
- Đơn thuốc fluconazole (Diflucan) dài hạn, dùng mỗi tuần một lần trong 6 tuần hoặc sử dụng thuốc kháng nấm tại chỗ lâu dài.
Nếu bệnh nhiễm nấm phụ khoa của bạn xảy ra định kì, bạn có thể kiểm tra xem đối tượng quan hệ có bị nhiễm nấm hay không. Hãy nhớ sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục nếu bạn nghi ngờ nửa kia nhiễm nấm.
Ngoài sử dụng thuốc, bạn có thểđiều trị bệnh nhiễm nấm phụ khoa với các biện pháp đơn giản hơn từ tự nhiên hoặc một số thực phẩm bao gồm :
- Dầu dừa;
- Kem dầu trà;
- Tỏi;
- Thuốc tẩy boric axit;
- Sữa chua (ăn trực tiếp hoặc sử dụng như các loại kem bôi).
Luôn luôn đảm bảo rằng tay bạn sạch sẽ trước khi sử dụng kem hoặc dầu ở vị trí âm đạo. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử các biện pháp này, bởi một số loại thảo mộc khi kết hợp với thuốc bạn đang sử dụng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
NGĂN NGỪA BỆNH NẤM PHỤ KHOA
NÊN
- Chế độ ăn uống hợp lí;
- Ăn sữa chua và bổ sung chất lactobacillus;
- Mặc đồ lót làm từ các sợi tự nhiên như bông, lanh, hoặc tơ tằm;
- Giặt đồ lót bằng nước nóng;
- Thay băng vệ sinh thường xuyên;
KHÔNG NÊN
- Mặc quần bó sát;
- Sử dụng băng vệ sinh có mùi hương;
- Ngồi lâu khi quần áo ướt, đặc biệt là với đồ bơi;
- Ngồi trong bồn nước nóng thường xuyên;
- Vệ sinh vùng kín bằng vòi nước;
Thông thường, bạn sẽ nhận ra chính xác nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm nấm men sau 1-2 lần mắc phải. Ví dụ, một số phụ nữ bị các chứng nhiễm trùng mỗi khi dùng kháng sinh. Bằng cách phát hiện ra các yếu tố có nguy cơ gây bệnh, tự bản thân bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng trong tương lai.
Theo Khám phá
Đa nang buồng trứng có nguy hiểm không? Đa nang buồng trứng là bệnh lý mà không ít phụ nữ mắc phải. Liệu đa nang buồng trứng có nguy hiểm hay không? Những biến chứng gì có thể xảy ra khi mắc bệnh? Đa nang buồng trứng hay buồng trứng đa nang là chứng bệnh mà cứ 10 người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có 1 người mắc...