Ung thư bị nhiễm trùng khó điều trị
Nhiễm trùng thường xảy ra đối với bệnh nhân ung thư với nhiều nguyên nhân như: suy giảm hệ thống miễn dịch trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc có thể do điều trị gây nên suy giảm dòng bạch cầu hạt hoặc có thể suy giảm chức năng của cả dòng bạch cầu.
Hỏi: Tôi không rõ tại sao bệnh nhân ung thư thường bị nhiễm trùng và rất khó điều trị. Xin hỏi, có phải nguyên nhân do bệnh ung thư không? Có cách gì điều trị triệt để tránh tái phát?
Nguyễn Thị Mận (Ba Đình, Hà Nội)
Ảnh minh họa
GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam: Nhiễm trùng thường xảy ra đối với bệnh nhân ung thư với nhiều nguyên nhân như: Suy giảm hệ thống miễn dịch trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc có thể do điều trị gây nên suy giảm dòng bạch cầu hạt hoặc có thể suy giảm chức năng của cả dòng bạch cầu.
Video đang HOT
Ngoài ra có thể do suy giảm protein hay viêm niêm mạc trong quá trình điều trị từ đó làm thay đổi chức năng của hệ thống miễn dịch. Để điều trị tốt với các bệnh nhân ung thư bị nhiễm trùng cần phải truy tìm nguyên nhân và lựa chọn thuốc kháng sinh phù hợp.
Nhìn chung trong thực tế lâm sàng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm thường xảy ra, đặc biệt bệnh nhân có giảm dòng bạch cầu đa nhân trung tính.
Sử dụng virus Ebola để... điều trị ung thư não
Các thành phần của virus Ebola lại có khả năng hỗ trợ điều trị Glioblastomas - khối u não không ngừng tiến triển, khó chữa và thường gây tử vong.
Virus Ebola giúp điều trị ung thư não.
Các nhà khoa học của Đại học Yale đã phát hiện ra điều rất khó tin này.
"Điều trớ trêu là một trong những loại virus nguy hiểm nhất thế giới lại có thể hữu ích trong việc điều trị một trong những căn bệnh ung thư não nguy hiểm nhất". Đây là phát biểu của giáo sư phẫu thuật thần kinh Anthony van den Pol, khi mô tả về những nỗ lực của Yale trên Tạp chí Virology ngày 12/2.
Cách tiếp cận này tận dụng điểm yếu trong hầu hết các khối u ung thư và tuyến bảo vệ của virus Ebola chống lại phản ứng của hệ miễn dịch trước mầm bệnh.
Không giống như các tế bào bình thường, một tỷ lệ lớn các tế bào ung thư thiếu khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch bẩm sinh chống lại những kẻ xâm lược như virus. Điều này đã khiến các nhà nghiên cứu ung thư khám phá việc sử dụng virus để chống lại nhiều loại ung thư.
Sử dụng virus mang một rủi ro rõ ràng - chúng có thể gây nhiễm trùng nguy hiểm tiềm tàng. Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học, bao gồm giáo sư van den Pol, đã thử nghiệm tạo hoặc thí nghiệm yếu tố di truyền của virus hoặc kết hợp các gen từ nhiều loại virus. Chúng có khả năng nhắm mục tiêu các tế bào ung thư mà không gây hại cho bệnh nhân.
"Một trong bảy gen của virus Ebola giúp nó tránh được phản ứng của hệ miễn dịch cũng góp phần gây tử vong". Điều này hấp dẫn ông van den Pol.
Ông và tác giả đầu tiên của nghiên cứu, Xue Zhang, cũng thuộc Đại học Yale, đã sử dụng một loại vật chất di truyền có chứa một gen từ virus Ebola - glycoprotein trong các domain có cấu trúc giống mucin (MLD).
Trong virus Ebola bình thường, MLD đóng vai trò che giấu khiến virus Ebola không bị hệ miễn dịch phát hiện. Họ đã tiêm yếu tố di truyền virus này vào não chuột bị glioblastoma - và thấy rằng MLD đã giúp chọn lọc nhắm mục tiêu và tiêu diệt các khối u não glioblastoma chết người.
(Nhóm nghiên cứu đã sử dụng glycoprotein MLD, chứ không phải với toàn bộ virus Ebola).
Van den Pol cho biết tác dụng hữu ích của MLD dường như là bảo vệ các tế bào bình thường khỏi bị nhiễm trùng - nhưng không bảo vệ tế bào ung thư, không cung cấp khả năng miễn dịch cho tế bào ung thư trước mầm bệnh.
Một yếu tố quan trọng có thể là virus có glycoprotein MLD sao chép nhanh hơn, có khả năng làm cho nó an toàn hơn virus glycoprotein MLD.
Van den Pol nói: Về lý thuyết, một loại virus như vậy có thể được sử dụng kết hợp với phẫu thuật để loại bỏ khối u glioblastoma và giúp ngăn ngừa ung thư tái phát.
Nghiên cứu do Viện Ung thư Quốc gia thuộc Viện Y tế Quốc gia tài trợ.
Bạn đang đọc bài viết Sử dụng virus Ebola để... điều trị ung thư não tại chuyên mục Ung thư của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư baonongnghiepdientu@gmail.com hoặc số điện thoại, Zalo, Viber: 0369024447.
Dương Châu
Ngón tay người đàn ông 'chứa' đầy tế bào ung thư, thủ phạm là hành động nhỏ bạn thường làm Ngón tay của bạn thường xuất hiện những mảnh da nhỏ ở quanh móng tay bị bong ra, rồi xước thành từng sợi, tuy nhiên thói quen xé bỏ vùng da này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Xước măng rô (xước móng rô) là hiện tượng thường xuất hiện tại rìa móng tay, tình trạng da ở quanh móng tay...