Ứng phó với ông chồng hà tiện
Tiết kiệm, cân nhắc chi li trong chi tiêu là tốt, nhưng nếu quá mức sẽ trở thành keo kiệt, bủn xỉn, nhất là đối với người đàn ông – thường được xem là phóng khoáng, rộng rãi, chi tiêu mạnh tay, thoải mái.
Họ mà lại “mắc chứng” hà tiện thì người khổ sở nhất chính là bạn đời của họ. Nhiều tổn thương về tâm lý trong quan hệ vợ chồng bắt nguồn từ tính dè xẻn, keo kiệt của người chồng. Sự đời thật lạ, không phải cứ sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn thì người đàn ông mới “kẹo”. Thậm chí, có những anh hà tiện cả đối với những thứ vốn không hẳn là của mình. Vậy nếu người phụ nữ “chẳng may” gặp phải người chồng có thói “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” thì cần phải ứng xử như thế nào cho hợp lý mà không sứt mẻ tình cảm vợ chồng?
Thắt lưng buộc bụng
Hồi mới tìm hiểu nhau, chị Mai Anh ở Q.Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng cũng đã hình dung được cảnh sống với anh Thế Phong – chồng chị bây giờ. Chị biết rằng mình sẽ phải hy sinh một ít sở thích cá nhân, một số quan hệ xã giao bình thường. Những lần hẹn hò nhau như đi xem phim, nghe ca nhạc, đi chơi, đi ăn ở tiệm, bao giờ chị cũng khéo léo tìm cách chia sẻ cùng anh việc trả tiền do anh “quên ví”, “chưa nhận lương…”. Những lần đầu, Thế Phong có vẻ áy náy, nhưng sau đó quen dần. Lúc đó, chị Mai Anh còn tự an ủi rằng do anh yêu chị, lại thật thà, chân thành, không khách sáo như thế sau này dễ sống.
Họ kết hôn, hàng loạt mâu thuẫn liên tục phát sinh do bản tính của anh không thay đổi. Khi đứa con ra đời, chị đành nghỉ việc để ở nhà chăm sóc gia đình, an phận cơm nước cho chồng. Cũng từ đây, chứng bủn xỉn của anh ngày một nặng hơn. Anh luôn tìm mọi cách để thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng với vợ con. Mỗi lần nhận tiền từ chồng để lo toan các chi phí trong nhà, chị Mai Anh lại ngán ngẩm nghe chồng giảng giải về bài học tiết kiệm. Cứ thế, tình cảm vợ chồng phai nhạt dần, chị bắt đầu sợ chuyện gần gũi chồng, có lúc còn thấy căm ghét người đầu gối tay ấp.
Cay đắng vì thất bại
“Anh rể keo lắm chị ơi! Chi tiêu việc gì anh cũng so đo, tính toán. Anh đưa tiền biếu mẹ mà dặn dò đủ thứ, nào là đừng có vung tay quá trán trong chi tiêu, nào là đừng cho mấy đứa cháu mà chúng hư hỏng… Của cho không bằng cách cho, anh ấy nhắc nhở nhiều thế ai mà dám lấy!”, nghe em gái than vãn về ông chồng hà tiện mà chị Hương Thảo (Q.Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) chạnh lòng. Chị còn nhớ, có lần tổ chức khao mọi người về chuyện mình vừa lên chức, chị mời nhóm bạn đi ăn ở một quán phở gần nhà. Vậy mà, khi biết chuyện, chồng chị đã nhắc khéo: “Thóc đâu mà vợ đãi gà rừng vậy?”.
Điều chị Hương Thảo băn khoăn là hoàn cảnh gia đình chị thuộc dạng khá giả, có của ăn của để, công việc của anh chị đều có thu nhập khá cao. Ngày trước anh vốn thoải mái. Vậy mà kể từ khi anh gặp thất bại trong một vụ buôn bán bất động sản, anh cứ bo bo khi kiếm được ít tiền. Không những thế, anh còn quản lý việc thu chi của vợ, khiến không khí gia đình lúc nào cũng ngột ngạt, ức chế.
Bố của Hương Thảo mất sớm nên mọi việc chi tiêu trong gia đình bên ngoại từ trước đến giờ chị vẫn phải đảm đương hết. Trước đây, chồng chị vẫn chung tay giúp chị nuôi mẹ già và hai em ăn học. Giờ đây các em đã có công việc ổn định, nhưng cuộc sống còn khó khăn, chị cũng giúp đỡ mỗi đứa một chút. Chồng chị tỏ thái độ hậm hực, khó chịu ra mặt, anh kiểm soát vợ, dò xét từng đứa em vợ mỗi lần chúng đến nhà. Riết rồi không ai trong gia đình chị dám ghé thăm chị vì sợ mang tiếng “ăn bám”.
Chị rất khổ tâm, nhiều lần gay gắt đặt thẳng vấn đề với chồng, chị mới biết được nguồn cơn của chứng “khắt khe” trong chi tiêu của chồng thời gian gần đây. Anh Hoàng Thông – chồng chị thổ lộ: “Do đợt đầu tư cho nhà đất thiếu tính toán, cân nhắc cẩn thận, anh làm thất thoát tiền bạc của gia đình. Giờ bản thân anh không dám chi tiêu quá tay bất cứ khoản gì”. Biết ý chồng rồi, chị Hương Thảo thỏa thuận với chồng thống nhất trong chi tiêu, không nên dè xẻn quá mức. Nếu có khoản nào cần chi cho gia đình bên ngoại, chị sẽ cùng chồng cân nhắc để anh không phải khó chịu.
Video đang HOT
Bắt bệnh – khó mà dễ
Phải tìm hiểu nguyên nhân tận gốc của chứng bệnh này để có cách chữa tận gốc, người trong cuộc phải kiên trì, không được nôn nóng, vội vàng, tránh xúc phạm bạn đời.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trong xã hội, không phải cứ sống trong nghèo khó, không kiếm được tiền mới hà tiện, mà có không ít người đàn ông có việc làm, có thu nhập ổn định, có vẻ bề ngoài dễ coi vẫn mắc chứng “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”. Người khổ sở nhất, bất hạnh nhất chính là vợ con và người thân của họ.
Thật ra, tính hà tiện của chồng có thể do hoàn cảnh sống, môi trường giáo dục. Có người sinh ra trong gia đình nghèo khó, phải tính toán từng li từng tí một. Điều đó, khiến họ có cách sống chặt chẽ, thậm chí trở nên bủn xỉn, ki bo. Có người dù sinh ra trong gia đình khá giả, có của ăn của để, nhưng được giáo dục phải biết tiết kiệm, tính toán rõ ràng, chi li…
Cách ứng phó
Hà tiện là một nét tính cách thể hiện trong thái độ lẫn hành vi, khó có thể thay đổi một sớm một chiều. Khi phát hiện chồng có tính xấu này, bà vợ nên khéo léo, tế nhị để tìm sự đồng thuận trong chi tiêu giữa hai người. Hãy khêu gợi tình yêu thương của chồng dành cho vợ và các con bằng những cử chỉ quan tâm, âu yếm. Chính những cảm xúc đó sẽ trở thành động lực thúc đẩy chồng kiểm soát tính hà tiện của mình.
Không nên đối phó với chồng hà tiện bằng cách lập quỹ đen, cất giữ tiền để tiêu riêng. Cách làm này không thể giúp chồng cải thiện được tính xấu của mình. Nếu độc lập về công việc và kinh tế, người vợ nên thuyết phục chồng lập quỹ chung, hàng tháng mỗi người bỏ vào đó một số tiền nhất định để cùng chi tiêu; vận động gia đình bố mẹ hai bên ủng hộ kế hoạch của mình.
Quản lý thu chi trong gia đình phải minh bạch, rõ ràng, tiết kiệm trong chi tiêu, để chồng thấy bạn không phải là người chi tiêu vô độ, phung phí.
Bạn hãy để chồng thỉnh thoảng trải nghiệm sự thiếu thốn. Bạn cố tình hà tiện hơn để anh ấy thấu hiểu được sự khó chịu, căng thẳng như thế nào khi phải sống trong cảnh bị người khác đối xử keo kiệt, anh ấy sẽ tìm cách chia sẻ với bạn.
Hãy rủ anh ấy đi chợ hoặc phân chia cho anh ấy đảm nhiệm việc nấu nướng một số bữa ăn trong gia đình để chồng nhận thấy vật giá đã đắt đỏ ra sao và rất khó khăn để chi tiêu hợp lý.
Đánh vào tính sĩ diện của chồng bằng cách khi nào anh ấy có biểu hiện keo kiệt thì kể cho anh nghe câu chuyện “Phú ông hà tiện” đến khi chuẩn bị chết chìm giữa sông rồi vẫn còn ngã giá, dẫn đến không ai cứu giúp. Xen kẽ giữa những câu chuyện trong gia đình, vợ nên khéo léo cố ý kể cho chồng nghe chuyện chồng của cô bạn thân vừa hào phóng tặng cô ấy chiếc vòng thật đẹp, gia đình họ vừa có một chuyến đi du lịch vui vẻ…
Theo PNO
Công tử nhưng đòi làm đám cưới siêu tiết kiệm
Anh bảo tôi đừng vin vào câu đời người chỉ cưới một lần mà muốn cưới cho tươm tất, chỉ một tháng sau là người ta sẽ quên hết cái đám cưới này nên làm cho có là được.
Các anh chị đừng vội phán đoán chồng sắp cưới của tôi thu nhập thấp hay không có điều kiện. Anh sinh ra trong một gia đình gia giáo, có ông làm giám đốc bệnh viện, ba mẹ đều là bác sĩ, bản thân anh cũng là một doanh nhân thành đạt nên điều kiện sống rất sung túc.
Trong quá trình tìm hiểu và yêu nhau, anh cũng luôn tỏ ra là một người không tính toàn. Không hẳn là rộng rãi, nhưng tôi chưa từng nghĩ anh là người keo kiệt. Yêu nhau được gần hai năm, chúng tôi quyết định làm đám cưới.
Bất ngờ là khi đôi bên cùng ngồi xuống bàn bạc về hôn lễ, anh đưa ra chỉ một yêu cầu, đó là lấy tiết kiệm làm tôn chỉ của đám cưới. Phía gia đình tôi là viên chức bình thường nên cũng không cầu kỳ, nhưng tôi nghĩ với gia thế nhà anh ấy, chồng sắp cưới của tôi phải muốn...thể hiện một chút.
Nhưng không, tất cả mọi khoản liên quan đến đám cưới anh đều chọn phương án ít tốn tiền nhất. Đầu tiên là nhà hàng, anh chở tôi đi lòng vòng xem tiệc ở những nhà hàng xa tít tắp. Trong khi tôi ở quận Phú Nhuận, anh ở quận 3 nhưng chọn một nhà hàng vừa bé vừa cũ mãi tận Thủ Đức chỉ vì nó rẻ. Tôi nói sợ không tiện cho khách, anh bảo ai quý mình người ta vẫn sẽ đi, còn không thì chỉ là quan hệ xã giao, không mất mát gì.
Anh phân tích thêm, tiệc càng rẻ thì tiền lời càng nhiều, người ta ăn xong một bữa chỉ một tuần sau là quên ngay mình đã cưới ở đâu, "tội gì" đãi sang để ôm nợ. Tôi quá bất ngờ khi anh thể hiện sự tính toán đến thế. Tôi đâu có đòi hỏi phải nhà hàng 5 sao, nhưng cưới chỉ một lần trong đời, tôi không muốn bị họ hàng chê trách. Anh cáu lên và nói tôi đừng vin vào chuyện cưới chỉ một lần mà vung tiền, sắp lập gia đình rồi phải luôn tâm niệm hai chữ thu vén cho anh.
Album cưới anh đề nghị tự chụp, anh sẽ nhờ bạn bè chụp theo phong cách tự do, không cần nghệ thuật gì hết vì theo kinh nghiệm của anh, album chỉ sử dụng trong ngày cưới, sau đó sẽ tống vào kho chứ chẳng cặp vợ chồng nào lôi ra xem cả. Tôi không nghĩ thế nhưng vẫn chiều theo ý anh vì đây cũng chỉ là chuyện nhỏ.
Váy áo, phụ kiện anh bảo tôi đi mượn vì tôi có rất nhiều người bạn đã kết hôn. Đồ đạc có thiếu một chút, không ưng ý một chút cũng không sao. Tôi nói muốn may một cái áo dài cưới của riêng mình nhưng anh phản đối. Anh nói thuê một cái áo dài chỉ 90k, trong khi may áo cưới phải cả triệu đồng. Tôi ngạc nhiên là anh đã tìm hiểu kỹ đến thế.
Tôi bắt đầu thấy khó chịu nên nói sẽ tự may, không để anh tốn tiền. Thật không ngờ anh bảo "tùy em, chưa làm vợ mà đã không biết tiết kiệm cho chồng." Câu nói này của anh làm tôi tự ái ghê gớm nhưng tôi vẫn thấy mình không làm gì sai cả.
Sự việc căng thẳng hơn khi anh trình bày ý tưởng mâm quả cho lễ rước dâu. Theo anh, bánh trái ngoài cửa hàng chỉ để đẹp mắt chứ đem về không ai ăn. Vậy nên anh đề nghị chỉ làm bốn tráp: trà rượu, xôi gà, nữ trang và trầu cau, trong đó nữ trang là...đi thuê. Tôi bật khóc vì tủi thân. Chẳng lẽ anh không thể mua cho tôi một sợi dây chuyền nhỏ bằng vàng 18 thôi cũng được, nhưng nó là món quà dành riêng cho cô dâu trong ngày cưới. Sao anh có thể nghĩ đến chuyện đi thuê trang sức, cho tôi đeo rồi lại...mang trả?
Ba mẹ tôi tức quá nên nói với anh là nếu gia đình anh không muốn tặng vàng cho cô dâu mới thì ông bà sẽ tự mua. Chuyện đến tai mẹ chồng tương lai của tôi, bà la anh khá nặng, có lẽ phần nhiều vì muốn giữ sĩ diện với ba mẹ tôi. Sau đó tôi được biết bà đi mua riêng một bộ .
Vì chuyện này mà anh giận tôi suốt một tuần liền. Đến khi tôi sang gặp để thống nhất chuyện xe cưới thì anh mới chịu nói chuyện. Nhưng anh làm tôi...căng đến đỉnh điểm khi cho biết chỉ có xe hoa cô dâu là anh mượn của công ty, còn tất cả đoàn rước dâu sẽ đi...taxi. Lý do là hai nhà khá gần nhau, dù có mướn 10 chiếc taxi cũng không bằng tiền thuê một chiếc xe riêng. Tôi không biết nói gì nữa, chỉ buông được một câu "em không thể hiểu được anh nữa. Có lẽ mình nên hoãn đám cưới lại" rồi ra về với nỗi chán nản chưa từng có.
Hình như anh chỉ xem cái đám cưới này như một việc phải làm chứ không phải là dịp để ghi dấu hạnh phúc của chúng tôi.
Tối đó, anh nhắn tin nói anh cũng không hiểu nổi tôi, anh tiết kiệm là vì cái gì, vì ai mà tôi lại giận anh. Cha mẹ hai bên dường như cũng bó tay, không biết nên làm thế nào cho đúng. Tối nào tôi cũng khóc và lùng bùng với những câu hỏi tôi sai hay anh sai? Tôi có nên tiếp tục làm đám cưới không vì thực lòng tôi vẫn yêu anh và anh chưa từng làm gì cho tôi buồn cả, trừ cái đám cưới này.
Theo PLO
Hai lần phá thai vì giữ sĩ diện Làm sao tôi có thể tha thứ cho người phụ nữ sống buông thả rồi phá thai để giữ sĩ diện? Ảnh minh họa. Người đàn ông đó tìm tới gặp tôi trong một chiều cuối đông. Câu chuyện mà anh ta kể khiến cả tôi và anh ta đều trăn trở về một người phụ nữ. Một người phụ nữ mà chúng...