Ứng phó với nắng nóng
Người dân các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt kéo dài trong nhiều ngày. Thời tiết oi bức, ngột ngạt, khiến cuộc sống hằng ngày bị xáo trộn, nhất là ở đô thị lớn.
Tại Trung Bộ, người dân còn phải đối mặt tình trạng hạn hán, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
Công nhân xây dựng tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đi làm trong thời tiết nắng nóng.Ảnh: ANH SƠN
Khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ
Các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36 đến 390C. Tại Hà Nội, do hiệu ứng đô thị, nhiệt độ đo được ngoài trời vào sáng 9-6 lên tới hơn 400C. Trong nắng nóng hầm hập, các chiến sĩ cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội vẫn túc trực tại hơn 400 ngã tư, nút giao thông trọng điểm trên toàn thành phố để điều hành, bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Thượng úy Nguyễn Văn Yên, ội CSGT số 4 (Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội) đang làm nhiệm vụ tại nút giao Kim Liên – ại Cồ Việt, cho biết: “Những ngày nắng nóng, người tham gia giao thông hay đi vội vàng, ít để ý đến việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Chính vì vậy, chúng tôi luôn phải túc trực để điều tiết và bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là tại các nút có mật độ giao thông đông”. Tại những khu vực có công trình giao thông đang thi công như Kim Mã – Liễu Giai, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Văn Huyên – Hoàng Quốc Việt… lòng đường bị thu hẹp, vào giờ cao điểm thường ùn ứ giao thông. Khói bụi, khí thải cùng với các phương tiện đua nhau tỏa nhiệt khiến cho không khí ngột ngạt, oi bức gấp nhiều lần. Gạt những giọt mồ hôi trên khuôn mặt đỏ ửng vì nắng nóng, Trung tá Vũ Văn Ngoại, ội CSGT số 2, ứng trực điều hành giao thông tại nút giao Kim Mã – Liễu Giai chia sẻ: “Chúng tôi quen rồi. Cả đời làm CSGT đếm sao hết những ngày mưa dông, nắng lửa. Nắng thế này chứ nắng nữa, CSGT cũng vẫn hoàn thành nhiệm vụ giúp người dân đi lại an toàn”.
Ở các công trường xây dựng, bất chấp trời nắng như đổ lửa, các công nhân vẫn miệt mài làm việc để bảo đảm tiến độ thi công. Tại dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nút giao đường Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, chỉ huy trưởng công trường Nguyễn Hồng Quang (Công ty TNHH một thành viên 17, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn) cho biết, dù thời tiết khắc nghiệt, nhưng đơn vị vẫn tập trung đủ nhân lực để thi công. Công nhân Nguyễn Văn ức chia sẻ: “ể giải nhiệt, bên cạnh việc uống nước thường xuyên, chúng tôi thường trang bị thêm một chiếc khăn ẩm đội trên đầu, sau đó mới đội mũ lên”. Tại công trường thi công ga ngầm S9 thuộc dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội, không khí làm việc hết sức khẩn trương. Phó Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội Lê Trung Hiếu cho biết, khoảng 100 công nhân tại đây vẫn duy trì làm việc hai ca rưỡi/ngày để bảo đảm tiến độ.
Sinh hoạt bị đảo lộn
Nắng nóng cao điểm trong những ngày này đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp sinh hoạt hằng ngày của người dân. Tại Quảng Bình, các chợ cá ở bãi biển các xã vùng bãi ngang thường họp từ khoảng 7 giờ, nhưng tuần nay, chỉ mới hơn 5 giờ, chợ đã đông đúc. Ông Phạm Nghị, ngư dân xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch cho biết, nắng lên sớm cho nên ngư dân tranh thủ trở về bờ sớm hơn thường lệ. Dù trời nắng nóng nhưng mấy hôm nay, ngư dân trúng nhiều cá, mực, giá bán cao, cho nên ai cũng vui. Phó Giám đốc cảng cá Phạm Trung Sơn cho biết, từ đầu tháng 6 đến nay, việc mua bán hải sản diễn ra sớm, nhanh hơn để tránh nắng. Lượng cá qua cảng tuy có giảm so cùng kỳ năm trước, nhưng giá ổn định, ngư dân có nguồn thu khá.
Thời tiết nắng nóng cũng khiến học sinh, giáo viên vất vả trong dạy và học, nhất là đối với học sinh cuối cấp đang bước vào giai đoạn nước rút. Cô giáo Nguyễn Mỹ Hảo, Hiệu trưởng Trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) cho biết, việc ôn thi trong thời tiết nắng nóng gây ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý của học sinh. Nhà trường luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho các em khi đến trường. Các phòng học đều được trang bị quạt trần và điều hòa nhiệt độ. Phòng học nào không bảo đảm thoáng mát, trường sẽ đổi để học sinh có thể tập trung tốt nhất cho việc ôn tập. Ở các xã miền núi của tỉnh Quảng Bình, các trường học phải che thêm rèm, lắp thêm quạt và cung cấp đủ nước uống cho học sinh. Thầy giáo Hoàng Văn Phúc, Trưởng Phòng Giáo dục và ào tạo huyện Tuyên Hóa cho biết, phòng chỉ đạo các trường lùi thời gian học buổi chiều vào lúc 14 giờ 45 phút và kết thúc sau 17 giờ hằng ngày để học sinh tránh được thời điểm nắng nóng cao điểm.
Ngày 9-6, thông tin từ Sở Giáo dục và ào tạo tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, để bảo đảm sức khỏe cho học sinh trên địa bàn, tránh các đợt nắng nóng gay gắt trên diện rộng diễn ra, từ ngày 10-6, học sinh tiểu học nghỉ học buổi chiều đối với các trường không có đủ điều hòa lắp cho 100% số lớp học. Các trường THCS và THPT chỉ tổ chức học buổi chiều cho học sinh lớp 9 THCS ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và các học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT. Các khối lớp còn lại không tổ chức học buổi chiều. Các trường dừng hoạt động tập thể ngoài trời khi thời tiết nắng nóng; rà soát, điều chỉnh kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng giờ dạy chính khóa, bảo đảm kết thúc năm học ngày 15-7.
Video đang HOT
Thời tiết oi bức kéo dài khiến người già, người mắc các bệnh: Huyết áp, tim mạch, đái tháo đường và trẻ nhỏ dễ ốm hơn. Theo số liệu từ Bệnh viện (BV) đa khoa Hà Tĩnh, từ ngày 6 đến 9-6, số lượng người bệnh nhập viện tăng hơn 20% so với những tháng trước. Ngoài số người cao tuổi nhập viện gia tăng, nhiều em nhỏ cũng phải đến BV do viêm đường hô hấp, sốt, tiêu chảy. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, để phòng bệnh vào những ngày thời tiết nắng nóng, phụ huynh cần cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ra đường trong thời điểm nắng gắt. ể hỗ trợ người bệnh và người nhà trong giai đoạn này, nhiều cơ sở y tế đã triển khai các giải pháp giảm thời gian chờ đợi, bố trí thiết bị chống nóng. Tại Hà Nội, BV K mở cửa đón tiếp người bệnh đến khám từ 5 giờ tại cơ sở Tân Triều (huyện Thanh Trì) và từ 6 giờ tại các cơ sở ở phố Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm), xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì). ồng thời, bố trí thêm nhân viên tại các cửa tiếp đón, bàn lấy máu, nhằm giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh và người nhà. BV còn bổ sung nhiều bình nước uống miễn phí, bật điều hòa tại các khu điều trị, khám, lắp thêm quạt công suất lớn tại hành lang, phòng chờ…
Nắng nóng khiến sinh hoạt của những người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn, sức khỏe yếu càng chật vật hơn. Có mặt tại ngõ 121 phố Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) – xóm trọ của hơn 130 người bệnh chạy thận ở BV Bạch Mai, trong những ngày nắng nóng mới thấu hiểu những khó khăn mà họ phải gánh chịu. Anh Mai Anh Tuấn (quê ở huyện Ba Vì, Hà Nội), một người bệnh tại xóm trọ cho biết: “Trời nắng nóng, nhưng những người chạy thận như chúng tôi háo lắm cũng chỉ dám nhấp chút nước, vì nếu uống nước nhiều, người sẽ bị phù”. Hầu hết người chạy thận mạn tính đều không dư dả về tiền bạc, cho nên chả ai có điều kiện lắp điều hòa ở phòng trọ. Mấy ngày nay, mọi người đều phải lấy khăn ướt để lau sàn, lau giường cho dịu, hoặc để chậu nước trước quạt… nhằm xua đi cái nóng.
Thời tiết khắc nghiệt khiến nhu cầu sử dụng điện, nước của người dân tăng đáng kể. Theo thống kê, sản lượng điện tiêu thụ tại Hà Nội ngày 8-6 lên tới 86,47 kWh. ại diện Tổng công ty iện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) cho biết, đây là mức tiêu thụ điện kỷ lục của Hà Nội từ đầu năm 2020 tới nay. Tuy nhiên, do các đơn vị chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nguồn cung cấp điện đủ, lưới điện vận hành ổn định và an toàn, chưa xảy ra tình trạng quá tải, mất điện sinh hoạt. Tình hình cung cấp nước sinh hoạt tại Hà Nội khá ổn định. Trong những ngày qua, nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân Hà Nội tăng từ 1 triệu 200 nghìn m3/ngày đêm lên khoảng 1 triệu 300 nghìn m3/ngày đêm. Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng cho biết: ể bảo đảm cấp nước sạch ổn định cho người dân, sở đã yêu cầu các đơn vị cung cấp nước sạch phải rà soát và xây dựng các kịch bản, gắn với giải pháp cụ thể, chi tiết nhằm khắc phục các sự cố nhanh nhất, nhất là tình huống vỡ tuyến ống dẫn nước sạch từ Nhà máy nước sạch sông à. Trường hợp tuyến đường ống này gặp sự cố thì thời gian sửa chữa, khắc phục không được kéo dài quá 10 giờ và trong một ngày phải cấp nước ổn định trở lại cho người dân.
Hạn hán tại các tỉnh Trung Bộ
Tại các địa phương thuộc khu vực Trung Bộ, người dân đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nước tưới. Tại tỉnh Nghệ An, liên tục trong nhiều ngày qua không có mưa, nắng nóng gay gắt kèm theo gió Lào đã khiến nhiều nguồn nước sông suối, hồ đập cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Trong số 528 hồ chứa do các địa phương quản lý, mực nước chỉ đạt từ 20 đến 30%, khiến hàng chục nghìn héc-ta lúa, màu có nguy cơ bị thiếu nước hay khô hạn trầm trọng. UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các địa phương tập trung tuyên truyền để người dân tiết kiệm nước; một số diện tích thiếu nước chuyển đổi sang trồng cây khác. Các đơn vị thủy lợi tính toán việc cấp nước tưới tiêu hợp lý. ịa phương chủ động nạo vét kênh mương, tu sửa máy móc, thiết bị, huy động các máy bơm dầu, máy bơm mi-ni tận dụng các nguồn nước từ hồ đập, sông suối để chống hạn. Ngành điện chủ động ưu tiên nguồn điện phục vụ việc bơm nước sản xuất vụ hè thu, hạn chế tối đa việc cắt điện, cắt điện luân phiên hệ thống trạm bơm thủy lợi.
So với cùng kỳ năm trước, nước tưới trong các hồ chứa lớn tại Quảng Bình dồi dào hơn, về cơ bản đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của những vùng dân cư tập trung hoặc gần nguồn nước. Tuy nhiên, ở các vùng xa công trình thủy lợi, tình trạng hạn hán đã xảy ra, ảnh hưởng đời sống và sản xuất của người dân. Gần một tháng nay, gia đình ông Ngô Tuyến cũng như hàng trăm hộ dân sống tại thôn Tam a, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt hằng ngày từ chiếc giếng làng đang dần cạn kiệt. Dù không bảo đảm vệ sinh, nhưng đây là nguồn nước duy nhất cung cấp nước cho cả làng. Không chỉ thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất cũng là bài toán khó khi hầu hết các công trinh thủy lợi nhỏ đều khô hạn. Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường Quảng Bình Bùi Thái Nguyên cho biết, phần lớn công trình cấp nước sinh hoạt nhỏ lẻ tại địa phương đều lấy nguồn nước từ sông, khe suối, hồ. Nắng nóng làm nguồn nước cấp bị thiếu hụt, nhiều công trình chỉ còn hơn 20% công suất. Tại tỉnh Ninh Thuận, đến nay, dung tích của 21 hồ chứa chỉ còn hơn 20 triệu m3, bằng 12,31% so với dung tích tổng thiết kế; hầu hết các hồ chứa xấp xỉ mực nước chết, dưới mực nước chết và một hồ chứa hết nước. UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo các cấp, ngành ứng phó với nắng hạn để bảo đảm đủ nước sinh hoạt cho người dân và sản xuất, chăn nuôi. Ngoài tình trạng thiếu nước, tại Hà Tĩnh những ngày qua đã xuất hiện một số điểm phát lửa tại khu vực rừng sản xuất. Tuy vậy, nhờ chủ động xây dựng các phương án phòng chống cháy rừng tại chỗ, các lực lượng chức năng đã phát hiện và khống chế kịp thời.
Cô và trò ướt đẫm mồ hôi, kiệt sức vì dạy - học trong mùa hè oi bức
Dạy và học trong điều kiện nắng nóng, gần 40 độ C, khiến giáo viên và phụ huynh lo lắng học sinh ảnh hưởng sức khỏe, từ đó kết quả học tập kém hiệu quả.
Thông thường, thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6 - khoảng thời gian nắng nóng nhất trong năm - học sinh đã được nghỉ hè. Tuy nhiên năm nay, do dịch COVID-19 học sinh được nghỉ gần 3 tháng.
Để bù quãng thời gian đó, hiện các cấp học vẫn đến trường và dự kiến việc này kéo dài đến giữa tháng 7. Điều này khiến nhiều giáo viên và phụ huynh lo lắng sức khoẻ của học sinh khi hằng ngày đi học trong thời tiết oi bức, trời nắng gần 40 độ C.
Uể oải, kiệt sức vì nắng nóng
Nhà cách trường gần 2km, hàng ngày Lê Hoàng Oanh (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn đạp xe tới trường. Như thường lệ, nữ sinh tan học lúc 11h30 và 13h30 bắt đầu ca học chiều. Đây là quãng thời gian nắng nóng đỉnh điểm.
Oanh cho biết, việc di chuyển giữa thời tiết nắng nóng khiến em "xây xẩm mặt mày". Tới lớp nữ sinh luôn thấy mệt mỏi, không có tinh thần học tập và lo ngại hiệu quả học không tốt.
Em Hoàng Thị Phương (học sinh lớp 8, trường THCS Hố Nai, Hoà Bình) cho biết, hầu như ngày nào đi học về em đều nhễ nhại mồ hôi và thấy vô cùng mệt mỏi vì nắng gắt.
Lớp Phương có 38 học sinh, nhưng chỉ có 4 cái quạt trần sử dụng lâu năm, lớp cũng có được trang bị thêm quạt gió để giảm nhiệt độ trong lớp học. Tuy nhiên, thời gian trên đường đi học và về nhà đều là thời điểm nắng nóng. Em luôn thấy uể oải, không có tinh thần và thật sự sợ tới lớp dưới thời tiết như vậy.
(Ảnh minh hoạ)
Tương tự, em Nguyễn Văn Đức (học sinh lớp 10, trường THPT Sông Lô, Tuyên Quang) lo lắng khi 1,5 tháng nữa mới kết thúc năm học.
Dù bố mẹ Đức có trang bị thêm bình nước giữ nhiệt, khăn ướt để giảm nhiệt, nhưng Đức vẫn thấy nóng và rất mệt khi vào phải ngồi học và di chuyển tới trường dưới thời tiết nóng 30 -40 độ C.
"Hy vọng nhà trường điều chỉnh không tổ chức học thêm buổi chiều; cho chúng em tan trường sớm hơn, tránh giờ giữa trưa nắng nóng. Hoặc có thể bố trí học thêm vào các giờ buổi chiều muộn, nhiệt độ có phần mát mẻ hơn", cậu học sinh cho hay.
Mồ hôi ướt đẫm áo
Không riêng gì học sinh, giữa những ngày nắng nóng đỉnh điểm các cô giáo vô cùng vất vả, vừa giảng bài vừa lau mồ hôi.
Cô Lương Hoài Yến (trường THCS Tiên Phong, Phú Thọ) tâm sự, khác với những lớp học ở thành phố, học sinh đến trường có điều hoà nhiệt độ; thì ở vùng quê không có điều kiện học sinh vẫn phải chịu nóng bức, vừa ngồi học vừa lau mồ hôi rơi.
Lớp cô Yến chủ nhiệm có 36 bạn, 4 cái quạt trần, 6 quạt treo tường. Tất cả sử dụng hết công suất nhưng dường như không thấm vào đâu. Sáng nào cũng 5 tiết dạy liên tục, cô Yến luôn ướt đẫm lưng áo vì mô hôi.
Đi kèm với thời tiết oi bức, nắng gắt là tiếng ve kêu rân ran, ồn ào càng khiến cả cô và trò mệt mỏi trong những ngày này. Cô Yến lo nhất là kết quả học tập của học sinh sẽ bị ảnh hưởng từ các điều kiện khách quan như vậy.
" Nhiều khi thương học sinh ngồi học nóng bức, cô giáo bỏ tiền túi ra để mua đá lạnh thả vào bình nước lọc để học sinh uống hạ nhiệt. Nhiều hôm cô giáo phải động viên các em ngồi học cả giờ ra chơi để kết thúc buổi học sớm, tránh tan học lúc gần trưa nắng gắt", cô Yến cho hay.
Cô Nguyễn Thị Hoài, giáo viên lớp 7 (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cho biết, nhà trường cắt phần lớn nội dung giảm các môn Thể dục, Mỹ thuật, Âm nhạc, Công nghệ...; lồng ghép các nội dung môn học có điểm giống nhau để đẩy nhanh tiến độ kết thúc năm học.
Đồng thời, các cô giáo cũng đẩy nhanh tốc độ bài giảng, cho học sinh tan học sớm lúc 10h30 và ca chiều học muộn hơn từ 3h30 phút, tránh các em di chuyển lúc giữa trưa thời tiết nắng nóng.
Cô Hoài lo lắng, khi học sinh tan trường dưới thời tiết nắng nóng, tiếp xúc nhiều với ánh nắng, nếu không cẩn thận rất dễ bị phát ban, ngất xỉu, kiệt sức do cơ thể bị mất nước. Do đó, hàng ngày cô luôn nhắc nhở học sinh trang bị thêm bình nước và cố gắng uống nhiều nước khi ở trường để đảm bảo sức khoẻ.
Học sinh tan trường vào thời điểm gần giữa trưa vô cùng nắng nóng. (Ảnh: H.C)
Để đối phó với tình trạng nắng nóng, mới đây Sở GD&ĐT Nghệ An có những điều chỉnh, hướng dẫn các bậc học hoàn thành chương trình năm học theo đúng kế hoạch
Với bậc học mầm non, Sở yêu cầu các trường lưu ý cần điều chỉnh lịch sinh hoạt hợp lý theo thời tiết, không tổ chức các hoạt động ngoài sân trường khi trời nắng nóng; không cho trẻ chơi ở sân trường khi nhiệt độ ngoài trời lên cao.
Các trường học có thể phối hợp với phụ huynh, lắp đủ quạt mát tại phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (nếu có); đủ nước uống, nước sinh hoạt đảm bảo an toàn cho trẻ trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
Đối với tiểu học, đảm bảo hệ thống phòng học có quạt mát, điều hòa..., tiếp tục duy trì dạy học 2 buổi/ngày, bán trú; thời lượng không quá 32 tiết/tuần. Với các trường không thể tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, thì dạy học vào các buổi sáng từ thứ hai đến thứ bảy; thời lượng không quá 30 tiết/tuần.
Đối với khối THCS và THPT hoàn thành chương trình theo kế hoạch học kỳ II, năm học 2019 - 2020. Các lớp 6, 7, 8, trong thời tiết nắng nóng, các trường không tổ chức dạy thêm, học thêm để đảm bảo sức khỏe cho học sinh.
Giải pháp để Ninh Thuận ứng phó với khô hạn hiệu quả Ngày 24/5, Đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu đã làm việc UBND tỉnh Ninh Thuận về công tác ứng phó hạn hán. Hồ đập cạn kiệt Báo cáo tại buổi làm việc, ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho biết: Mùa mưa năm 2019 trên địa...