Ứng phó với biến chủng Delta đang càn quét thế giới

Theo dõi VGT trên

Biến thể Delta với sự nguy hiểm khó lường đã khiến cho cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 toàn cầu chao đảo, trong đó có Việt Nam.

Nằm lòng việc sử dụng 5k vaccine chính là vũ khí được hy vọng tiêu diệt Delta hiệu quả nhất hiện nay.

Ứng phó với biến chủng Delta đang càn quét thế giới - Hình 1

Sáng 14/8/2021, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Hội đồng và phát động phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng, thi đua phòng chống và chiến thắng đại dịch COVID-19″. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Lây lan chóng mặt, trở nặng nhanh

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát cuối năm 2019 tới nay, thế giới đã ghi nhận tất cả 11 biến thể của virus SARS-CoV-2. Trong số này, có 4 biến thể được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm “đáng lo ngại cấp độ toàn cầu” gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta. Song Delta, với tên khoa học là biến chủng B.1.617.1 và được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ hồi tháng 2/2021, nguy hiểm nhất và đang là chủng lây nhiễm chủ đạo trên thế giới. Bên cạnh đó, một phiên bản mới và thay đổi đôi chút của biến thể Delta, được gọi là Delta Plus, cũng đang lan rộng ở nhiều nước. Nhưng về cơ bản hai phiên bản Delta này có các thông số khá giống nhau.

Không giống các biến chủng khác, người nhiễm biến chủng Delta có thể ít triệu chứng hơn, tình trạng mất vị giác thậm chí rất ít được ghi nhận. Tờ Guardian (Anh) đưa tin đau đầu, rát họng, chảy nước mũi, sốt nhẹ là những triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến biến thể Delta. Song người nhiễm Delta cũng có rủi ro phải nhập viện cao gấp đôi so với biến thể Alpha (B.1.1.7 xuất hiện đầu tiên ở Anh).

Ứng phó với biến chủng Delta đang càn quét thế giới - Hình 2
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào một bệnh viện ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Yevgeny Timakov – chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm và vaccine hàng đầu của Nga, cho biết biến thể Delta thậm chí có thể học cách “ngụy trang” thành các bệnh nhiễm trùng hay cúm mùa thông thường do rất ít triệu chứng. Tuy nhiên, đây chính là điểm nguy hiểm của chủng Delta vì tình trạng sức khỏe của người mắc sẽ xấu đi nhanh chóng, bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng trong vòng chỉ 3-4 ngày.

Giới chuyên gia đánh giá Delta là biến thể có khả năng lây lan nhanh nhất, độc tố mạnh nhất và đáng sợ nhất mà thế giới đang phải đối mặt. Kênh CNN cuối tháng 7 vừa qua công bố một điều tra cho thấy tốc độ lây lan của biến chủng này cao hơn biến chủng gốc từ 40% – 60%. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho rằng biến thể Delta có mức độ lây tương đương với virus gây bệnh thủy đậu.

Ứng phó với biến chủng Delta đang càn quét thế giới - Hình 3
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Rio Grande do Sul, Brazil. Ảnh: AFP/ TTXVN

GS.TS Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh – cho biết biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm nhiều hơn so với biến chủng Alpha. Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát (F1 dương tính) của các trường hợp nhiễm biến thể Delta cũng cao hơn so với biến thể Alpha. Cứ 100 người tiếp xúc với người bị nhiễm Delta thì 12 người trong số đó có khả năng bị lây nhiễm. Với chủng Alpha, tỷ lệ này là 8 – 9 người.

Đặc biệt, biến thể Delta lây lan rất mạnh trong môi trường kín. PGS-TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) – phân tích: “Trong môi trường kín, điều hòa, virus lơ lửng trong không khí và dễ phát tán, làm tăng khả năng lây lan. Điều này có thể thấy rõ ở những ổ dịch trong nhà máy, khu công nghiệp, quán bar hay phòng karaoke…”.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế – đánh giá biến chủng Delta lây lan nhanh, tốc độ tấn công tăng gấp 2-3 lần so với các đợt dịch trước, do tốc độ bám dính đối với tế bào vật chủ, khả năng nhân lên nhanh với số lượng lớn trong tế bào dẫn đến việc phá huỷ tế bào, phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh trong thời gian ngắn. Chu kỳ lây nhiễm hiện nay chỉ còn 2 ngày chứ không phải 5 ngày như trước đây.

Ứng phó với biến chủng Delta đang càn quét thế giới - Hình 4
Người dân Đà Nẵng tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trong tuần thực hiện giãn cách để sớm khoanh vùng dập dịch. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Tỷ lệ tử vong cao, hệ thống y tế quá tải

Sự bùng phát của biến chủng Delta đã khiến cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 của thế giới thêm muôn phần khó khăn, làm thay đổi nhanh chóng đường cong dịch bệnh tại hàng chục nước và đặt ra những thách thức chưa từng có.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30-7 cảnh báo thế giới đang đối mặt với nguy cơ đánh mất những thành tựu rất khó khăn mới giành được trong cuộc chiến chống COVID-19 do sự lây lan của biến thể Delta. Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesu, số ca mắc COVID-19 đã tăng 80% trong 4 tuần qua tại hầu hết các khu vực trên thế giới. Số ca tử vong tại châu Phi – nơi mới có 1,5% dân số được tiêm ngừa – đã tăng 80% trong cùng giai đoạn. Ông Tedros nói: “Các thành tựu khó khăn đang bị đe dọa hoặc đã bị mất, hệ thống y tế tại nhiều quốc gia đang bị quá tải”.

Ứng phó với biến chủng Delta đang càn quét thế giới - Hình 5
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện ở Miami, bang Florida, miền Nam nước Mỹ ngày 30/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

WHO cho biết biến thể Delta đã được phát hiện tại 135 quốc gia/vùng lãnh thổ, trở thành chủng virus SARS-CoV-2 phổ biến nhất trên toàn cầu hiện nay. Nhiều nước tưởng chừng đã khống chế được dịch thì nay lại điêu đứng với làn sóng COVI-19 mới do chủng Delta gây ra.

Video đang HOT

Tại Mỹ, nơi ghi nhận số ca mắc và tử vong vì COVID-19 cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác, biến thể Delta chiếm khoảng 88% các ca mắc mới. Đặc biệt, số ca mắc chủng Delta mà chưa tiêm chủng vaccine chiếm gần 97% các ca nặng. Chủng nguy hiểm này một lần nữa đẩy Mỹ trở lại vị trí điểm nóng dịch số một thế giới, khi số ca mắc mới mỗi ngay lại trên 100.000 ca kể từ đầu tháng 8 tới nay.

Ngay cả những nước vốn có số ca mắc đứng ở mức thấp, biến chủng Delta cũng đang gây ra nhiều quan ngại mới. Đáng chú ý là trường hợp của Nhật Bản, nước vừa tổ chức Thế vận Hội Mùa Hè 2020. Các nhà khoa học Nhật Bản ước tính biến chủng Delta là nguyên nhân gây ra 30% số ca nhiễm mới ở thời điểm cuối tháng 6. Tại Hàn Quốc, Sự xuất hiện của biến chủng có nguồn gốc từ Ấn Độ này cũng khiến chính quyền phải hoãn kế hoạch nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội ở Seoul và vùng phụ cận, đồng thời đẩy nhanh tối đa chương trình tiêm chủng toàn quốc.

Ứng phó với biến chủng Delta đang càn quét thế giới - Hình 6
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Pointe-a-Pitre, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Ở châu Âu, giới chức Đức đang nỗ lực giảm lây nhiễm COVID-19 bằng biện pháp hạn chế di chuyển, nhập cảnh. Hành khách đến từ những quốc gia, khu vực có biến chủng Delta hoành hành mạnh, như Anh, Bồ Đào Nha hay Nga, Ấn Độ, đều phải tuân thủ quy định các ly 14 ngày, dù họ đã tiêm đủ liều vaccine hoặc có chứng nhận xét nghiệm âm tính.

Tại Anh và một số nước đạt tỉ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cao, mối lo ngại có thể được xoa dịu phần nào, khi số liệu cho thấy tiêm chủng giúp giảm thiểu số ca tử vong hoặc bệnh nặng ở mức phải nhập viện. Tuy nhiên, ở nhiều vùng chưa được tiêm chủng, các bệnh viện đã rơi vào tình trạng quá tải kể từ khi chủng Delta xuất hiện. Riêng tại Indonesia, biến chủng Delta đã khiến số ca mắc mới tăng lên mức kỉ lục kể từ khi đại dịch xuất hiện lần đầu tiên. Khi tỉ lệ tiêm chủng toàn dân của “quốc gia vạn đảo” mới chỉ đạt 5%, giới chuyên gia y tế nước này cảnh báo trường hợp mắc mới và tử vong vì COVID-19 sẽ còn tăng cao.

Ứng phó với biến chủng Delta đang càn quét thế giới - Hình 7
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Yokohama, Nhật Bản ngày 8/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Ý thức rõ về tốc độ lây lan cũng như những nguy hiểm của biến thể Delta, các nước lại siết chặt phòng dịch bệnh và tăng tốc tiêm vaccine COVID-19 cho nhóm người chưa tiêm. Giới chuyên gia cảnh báo những người chưa tiêm vaccine có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 hơn, đặc biệt biến thể Delta dễ lây lan.

Cũng giống nhiều nước trên thế giới, biến thể Delta với tải lượng virus mạnh, tốc độ lây lan nhanh trong thời gian rất ngắn, đang gây áp lực quá tải cho hệ thống y tế đang làm đảo lộn các thành tựu chống dịch của Việt Nam.

Ứng phó với biến chủng Delta đang càn quét thế giới - Hình 8
Khoảng 3 giờ chiều ngày 14/8/2021, rất đông người dân ngồi đợi tiêm vaccine Vero Cell của Sinopharm tại điểm tiêm trường tiểu học An Hội. Ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức

Tới hết ngày 14/8, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 265.464 ca mắc COVID-19. Riêng đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4 đến nay), nước ta có thêm 261.463 ca bệnh lây nhiễm trong nước. Số ca tử vong vì COVID-19 là 5.437 trường hợp.

ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin, các bằng chứng thống kê lâm sàng chỉ ra biến thể mới Delta khiến các bệnh nhân có triệu chứng khởi phát sớm hơn và thời gian diễn biến nặng cũng nhanh hơn các biến thể khác.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, đợt dịch này sẽ kéo dài hơn so với các đợt dịch trước, gây tác động trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, phát triển kinh tế, xã hội.

Ứng phó với biến chủng Delta đang càn quét thế giới - Hình 9
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân Công ty TNHH Kakusho Metal Việt Nam tại Khu chế xuất Tân Thuận. Ảnh: Thanh Vũ – TTXVN

Làm gì để đánh bại Delta?

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn khẳng định vaccine là phương pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ con người khỏi sự tấn công của virus, dù các biến thể mới liên tục xuất hiện, kéo theo mối lo lắng về nguy cơ lây nhiễm tăng cao. Giám đốc phụ trách Chương trình khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan, mới đây tuyên bố các vaccine do WHO phê duyệt vẫn tạo ra “sự bảo vệ đáng kể đối với khả năng bệnh trở nặng hoặc phải nhập viện do tất cả các biến thể gây ra, kể cả biến thể Delta”. Khả năng bảo vệ của các vaccine ngừa COVID-19 hiện nay vẫn rất mạnh mẽ, giúp giảm nguy cơ bệnh diễn biến nặng và phải nhập viện khi mắc các biến thể của virus SARS-CoV-2. Những người chưa được tiêm phòng thuộc diện nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều.

Theo giới chức y tế Anh, vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer và AstraZeneca đạt hiệu quả cao trong việc ngăn chặn tình trạng phải nhập viện với các ca mắc COVID-19 biến chủng Delta. Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) cho biết hiệu quả của vaccine Pfizer và AstraZeneca trong ngăn chặn nguy cơ nhập viện với người mắc COVID-19 biến chủng Delta lần lượt là 96% và 92% sau khi tiêm đủ hai mũi.

Ứng phó với biến chủng Delta đang càn quét thế giới - Hình 10
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech cho người dân tại Saint-Maur-des-Fossés, ngoại ô Paris, Pháp, ngày 31/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Một nghiên cứu công bố hồi tháng 5 cho thấy vaccine Pfizer và AstraZeneca có hiệu quả 33% với biến chủng Delta 3 tuần sau khi tiêm mũi đầu tiên. Sau khi tiêm đủ hai mũi, hiệu quả với biến chủng Delta của Pfizer là 88% và AstraZeneca là trên 60%.

Giáo sư Dịch tễ học, Y tế công cộng – Chris Robertson (Đại học Strathclyde) cho biết biến chủng Delta làm tăng nguy cơ nhập viện của người nhiễm nhưng việc tiêm vaccine có thể làm giảm nguy cơ này. Ông cho biết, việc hoàn thiện phác độ với 2 liều vaccine hoặc 1 liều trong vòng 28 ngày sẽ giúp giảm nguy cơ nhập viện tới 70%.

Ứng phó với biến chủng Delta đang càn quét thế giới - Hình 11
Nhân viên y tế tiêm thử nghiệm vaccine ARCT-154 phòng COVID-19 cho tình nguyện viên ngày 15/8/2021. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN

Kết luận chung được giới khoa học đưa ra là vaccine vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống COVID-19. Vậy đâu sẽ là chiến lược phù hợp nhất để đối phó với biến thể Delta?

Các chuyên gia y tế thế giới đều thống nhất rằng cần phải tiêm đủ 2 mũi vaccine để nâng cao hiệu quả bảo vệ trước biến thể Delta, đồng thời tăng độ che phủ của vaccine trên quy mô dân số để giảm số ca mắc và giảm nguy cơ SARS-CoV-2 tiếp tục đột biến. Cộng đồng người tiêm vaccine càng lớn, nguy cơ lây nhiễm càng nhỏ. Bên cạnh đó là việc người dân thực hiện nghiêm các khuyến cáo phòng, chống dịch của chính quyền.

Ứng phó với biến chủng Delta đang càn quét thế giới - Hình 12
Người dân Đà Nẵng tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trong tuần thực hiện giãn cách để sớm khoanh vùng dập dịch. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN

Với sự xuất hiện của chủng Delta, và có thể cả các biến chủng khác của SARS-CoV-2 trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải tiếp tục chống dịch COVID-19 trong thời gian dài và dần hình thành nếp sống, ứng xử phù hợp trong điều kiện có dịch bệnh. Người dân cần tiếp tục thực hành thông điệp 5K phòng, chống dịch trong trạng thái “bình thường mới”.

“Đã đến lúc chúng ta cần phải xác định chung sống an toàn với đại dịch COVID-19 để thực hiện mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế vừa chống dịch hiệu quả”, và thực hành tốt thông điệp 5K chính là “Lá chắn thép” để bảo vệ chúng ta trước đại dịch COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, cũng cho rằng việc thực hiện chiến lược 5K Vaccine vô cùng quan trọng ngay khi có dịch và cả khi tình hình mới hiện nay. Vì chúng ta không biết ai mắc bệnh, do đó 5K để phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng. Bên cạnh đó, thực hiện 5K phải triệt để, đồng bộ, toàn diện… Nếu vi phạm 1 nguyên tắc nào đó thì cũng sẽ là nguy hiểm, vì 5K được xây dựng dựa trên nguyên tắc sự lây truyền của SARS-CoV-2.

Mỹ ghi nhận số trẻ em nhập viện vì Covid-19 cao kỷ lục

Mỹ ngày 14/8 báo cáo kỷ lục 1.902 ca trẻ em nhập viện vì Covid-19 trong bối cảnh nhiều bệnh viện ở miền Nam đang quá tải vì biến chủng Delta.

Biến chủng Delta, đang lây lan nhanh chóng trong phần lớn dân số chưa được tiêm chủng tại Mỹ, khiến số ca nhập viện tăng đột biến những tuần gần đây, theo dữ liệu từ Bộ Y tế và Nhân sinh.

Trẻ em hiện chiếm khoảng 2,4% số ca nhập viện vì Covid-19 của cả nước. Trẻ em dưới 12 tuổi không đủ điều kiện tiêm vaccine, khiến chúng dễ trở thành mục tiêu tấn công của biến chủng Delta.

"Không phải Covid-19 của năm ngoái mà những gì đang diễn ra thậm chí còn tồi tệ hơn và trẻ em của chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất", Sally Goza, cựu chủ tịch Học viện Nhi khoa Mỹ, nhấn mạnh.

Mỹ ghi nhận số trẻ em nhập viện vì Covid-19 cao kỷ lục - Hình 1

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho một em nhỏ tại thành phố Los Angeles, bang California, ngày 12/8. Ảnh: Reuters.

Số bệnh nhân nhập viện có độ tuổi 18-29, 30-39 và 40-49 cũng đạt mức cao kỷ lục trong tuần qua, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).

Tình trạng gia tăng đột biến số ca nhiễm đang khoét sâu thêm tranh cãi giữa những lãnh đạo bang bảo thủ và các quận ở địa phương về việc có nên bắt buộc trẻ em đeo khẩu trang hay không khi các em sẽ quay trở lại trường học vào tháng này.

Những học khu ở Florida, Texas và Arizona đã ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở trường học, bất chấp lệnh từ các thống đốc đảng Cộng hòa cấm họ áp đặt những quy tắc như vậy.

Hiệp hội Giáo dục Quốc gia (NEA), liên đoàn giáo viên lớn nhất Mỹ, đã tuyên bố ủng hộ việc bắt buộc tiêm chủng đối với những thành viên của mình. Chủ tịch NEA Becky Pringle ngày 14/8 cho biết trường học nên áp dụng mọi biện pháp cần thiết, từ tiêm vaccine đến đeo khẩu trang, nhằm đảm bảo học sinh có thể quay trở lại học tập an toàn.

"Những trẻ em dưới 12 tuổi không thể tiêm chủng. Vì thế chúng ta phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho các em. Giữ an toàn cho học sinh đồng nghĩa với việc tất cả mọi người có thể tiêm chủng nên đi tiêm", bà nói.

Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, đến nay báo cáo 37.435.351 ca nhiễm và 637.438 ca tử vong, tăng lần lượt 70.651 và 257 trường hợp so với một ngày trước.

Arkansas, Florida, Louisiana, Mississippi và Oregon là những bang ghi nhận số ca nhập viện vì Covid-19 cao kỷ lục trong tuần qua, khiến hệ thống y tế bị quá tải.

"Bệnh viện của chúng tôi đang hoạt động hết công suất", Chủ tịch Liên đoàn Bệnh viện Florida Mary Mayhew cho hay.

Tại Oregon, Thống đốc bang Kate Brown hôm 13/8 thông báo đã cử 500 thành viên Vệ binh Quốc gia đến hỗ trợ những bệnh viện quá tải.

Iran báo cáo 4.389.085 ca nhiễm và 97.208 ca tử vong, tăng lần lượt 29.700 và 466 ca trong 24 giờ. Nước này sẽ áp đặt lệnh phong tỏa một tuần nhằm đối phó với sóng Covid-19 thứ 5 đang ngày càng trở nên trầm trọng.

Tất cả các doanh nghiệp không thiết yếu và văn phòng phải đóng cửa trong thời gian phong tỏa từ 16/8 đến 21/8. Nhà chức trách cũng cấm lái xe trên đường từ 16/8 đến 27/8, ngoại trừ các phương tiện thiết yếu.

"Mọi phương tiện sẽ bị cấm lưu thông trên đường, trừ xe tải chở thực phẩm và nhu yếu phẩm cùng với xe cứu thương. Lệnh cấm này sẽ được áp dụng rất nghiêm ngặt", Alireza Raisi, phát ngôn viên nhóm chuyên trách chống Covid-19 của chính phủ Iran, cho biết.

Nhiều người dùng mạng xã hội cáo buộc chính phủ quá chậm trễ trong nỗ lực tiêm chủng khi đến nay mới chỉ có 3,8 triệu người được tiêm vaccine đầy đủ so với dân số 83 triệu người.

Giới chức Iran trong khi đó đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt từ Mỹ khiến nỗ lực mua vaccine từ nước ngoài bị đình trệ.

Nga, vùng dịch lớn thứ 4 thế giới, ghi nhận thêm 22.144 ca ca nhiễm và 819 ca tử vong, nâng tống số lên lần lượt 6.579.212 và 169.683 ca.

Số ca tử vong tại Nga tiếp tục vượt 800 ngày thứ ba liên tiếp trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 tại nước này gặp khó khăn do dân chúng hoài nghi. Một cuộc thăm dò của trung tâm Levada tuần này cho thấy 55% người Nga chưa có kế hoạch tiêm chủng.

Thủ đô Moskva, tâm dịch của đợt bùng phát ở Nga, cùng một số khu vực khác đưa ra yêu cầu tiêm chủng bắt buộc để đẩy nhanh tốc độ triển khai. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nhiều lần kêu gọi dân chúng tiêm vaccine Covid-19.

Theo thống kê của trang Our World in Data, tính tới 13/8 hơn 29 triệu dân Nga đã tiêm chủng đầy đủ và 10,6 triệu người tiêm một mũi vaccine, chiếm lần lượt 20% và 7,3% dân số.

Israel báo cáo 934. 896 ca nhiễm và 6.622 ca tử vong, tăng lần lượt 5.622 và 11.

Quốc gia Do Thái bắt đầu tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ ba cho người từ 50 tuổi trở lên từ ngày 13/8. Thủ tướng Naftali Bennett cho biết đây là "bước quan trọng" trong nỗ lực chống lại biến chủng Delta.

Israel triển khai chiến dịch tiêm mũi tăng cường cho người từ 60 tuổi trở lên từ hai tuần trước. Bộ Y tế Israel cho biết hơn 770.000 người tại nước này đã được tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba.

Tình trạng lây nhiễm nCoV tại Israel từng giảm đáng kể nhờ chiến dịch tiêm chủng thành công, nhưng biến chủng Delta đã khiến số ca nhiễm tăng đột biến ở những người chưa tiêm, cùng những người bị suy giảm khả năng miễn dịch 6 tháng sau khi tiêm mũi đầu tiên.

Malaysia báo cáo 1.384.353 ca nhiễm và 12.228 ca tử vong, tăng lần lượt 20.670 và 260.

Bộ Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa Malaysia (MOTAC) ngày 14/8 cho biết họ hy vọng các đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng như Langkawi, Pangkor, Redang, Tioman hay Perhentian có thể đạt được miễn dịch cộng đồng vào cuối tháng 8 và sẵn sàng mở cửa trở lại vào đầu tháng tới.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Du lịch Nancy Shukri lưu ý rằng điều này còn phụ thuộc vào quyết định của chính phủ và các quy trình vận hành tiêu chuẩn đang được thiết lập.

"Quyết định mở cửa lại ngành du lịch phải được đưa ra sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng và thực hiện rất thận trọng nhằm ngăn một đợt bùng phát mới có nguy cơ khiến ngành phải đóng cửa lần nữa. Cùng lúc, MOTAC đang cập nhật hoàn thiện các quy trình vận hành tiêu chuẩn đối với ngành du lịch", Bộ trưởng Shukri cho hay.

Theo Shukri, bà đã có các cuộc họp trực tuyến với 15 đại diện từ ngành du lịch nhằm thảo luận về phương án mở cửa. Động thái này cũng phù hợp với một thông báo gần đây của Thủ tướng Muhyiddin Yassin về việc nới các biện pháp hạn chế với những người đã tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tên lửa Triều Tiên 'tiếp sức' cho các cuộc tấn công của Nga vào UkraineTên lửa Triều Tiên 'tiếp sức' cho các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine
19:21:34 24/11/2024
NATO biến Moldova thành căn cứ hậu cần để cung cấp cho quân đội Ukraine?NATO biến Moldova thành căn cứ hậu cần để cung cấp cho quân đội Ukraine?
08:27:21 24/11/2024
Giới hạn quyền lực của ông Trump trong đảng Cộng hoàGiới hạn quyền lực của ông Trump trong đảng Cộng hoà
08:58:27 24/11/2024
Cơn sốt cuốn sách 'Save America' có chữ ký của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald TrumpCơn sốt cuốn sách 'Save America' có chữ ký của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump
20:17:12 25/11/2024
Bão Bert gây nhiều thiệt hại tại Anh và IrelandBão Bert gây nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland
13:44:09 24/11/2024
Gấu Bắc Cực gặp khó khăn trước những thay đổi của khí hậuGấu Bắc Cực gặp khó khăn trước những thay đổi của khí hậu
11:29:41 25/11/2024
Cảnh báo mưa, tuyết chuẩn bị bao trùm toàn bộ Bắc KinhCảnh báo mưa, tuyết chuẩn bị bao trùm toàn bộ Bắc Kinh
18:08:22 24/11/2024
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sảnNga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
13:53:07 25/11/2024

Tin đang nóng

Chuyện gì đang xảy ra với MC Hoàng Oanh?Chuyện gì đang xảy ra với MC Hoàng Oanh?
20:50:42 25/11/2024
Ngoại hình gây hoang mang tột độ của sao nam bất tài nhất giới giải tríNgoại hình gây hoang mang tột độ của sao nam bất tài nhất giới giải trí
21:04:35 25/11/2024
Jung Woo Sung lộ ảnh tình tứ bên gái trẻ giữa ồn ào có con ngoài giá thúJung Woo Sung lộ ảnh tình tứ bên gái trẻ giữa ồn ào có con ngoài giá thú
20:47:27 25/11/2024
Phim Hàn hay tới độ rating tăng 189% chỉ sau 1 tập, nam chính "đẹp điên đảo" còn là ngoại lệ hiếm có của showbizPhim Hàn hay tới độ rating tăng 189% chỉ sau 1 tập, nam chính "đẹp điên đảo" còn là ngoại lệ hiếm có của showbiz
23:17:50 25/11/2024
Phát ngôn khiến Jung Woo Sung bị "lật mặt" giữa "bão" đời tưPhát ngôn khiến Jung Woo Sung bị "lật mặt" giữa "bão" đời tư
22:19:24 25/11/2024
Nữ tiến sĩ là NSND, từng lấy chồng tỷ phú: "Nghệ sĩ mà học vấn không bằng sự nổi tiếng là một bi kịch"Nữ tiến sĩ là NSND, từng lấy chồng tỷ phú: "Nghệ sĩ mà học vấn không bằng sự nổi tiếng là một bi kịch"
22:30:46 25/11/2024
Làn sóng tẩy chay Jung Woo Sung dâng cao vì có con ngoài giá thú, Hyun Bin bất ngờ bị vạ lâyLàn sóng tẩy chay Jung Woo Sung dâng cao vì có con ngoài giá thú, Hyun Bin bất ngờ bị vạ lây
21:08:17 25/11/2024
Khoảnh khắc "tếu táo" của cặp sinh đôi nhà Phương Oanh - shark BìnhKhoảnh khắc "tếu táo" của cặp sinh đôi nhà Phương Oanh - shark Bình
22:26:45 25/11/2024

Tin mới nhất

Điện Kremlin nói về 'con đường hòa bình' của ông Trump sau khi Ukraine được phép tấn công tầm xa

Điện Kremlin nói về 'con đường hòa bình' của ông Trump sau khi Ukraine được phép tấn công tầm xa

06:00:44 26/11/2024
Nghị sĩ Waltz nêu rõ: Điều chúng ta cần thảo luận là ai sẽ ngồi vào bàn đàm phán, liệu đó có phải là một thỏa thuận hay một lệnh ngừng bắn, làm thế nào để đưa cả hai bên ngồi vào bàn đàm phán và sau đó là khuôn khổ của một thỏa thuận .
Các nghị sĩ ẩu đả tại Quốc hội Serbia

Các nghị sĩ ẩu đả tại Quốc hội Serbia

06:00:13 26/11/2024
Phe đối lập đang kêu gọi Thủ tướng Milos Vucevic, người từng là thị trưởng Novi Sad, phải từ chức. Liên minh cầm quyền phủ nhận các cáo buộc và cho rằng phe đối lập gây ra các cuộc xung đột.
Ukraine sử dụng UAV đồng loạt tấn công nhiều khu vực trên lãnh thổ Nga

Ukraine sử dụng UAV đồng loạt tấn công nhiều khu vực trên lãnh thổ Nga

21:36:23 25/11/2024
Theo quân đội Ukraine, các UAV của HUR đã lần lượt bắn trúng mục tiêu dự định, gây ra sự tàn phá đáng kể, đồng thời cho thấy hệ thống phòng không của Nga đã dường như không thành công trong nỗ lực đẩy lùi cuộc tấn công trên.
Yếu tố giúp số nữ tỷ phú tăng trong 10 năm qua

Yếu tố giúp số nữ tỷ phú tăng trong 10 năm qua

21:31:14 25/11/2024
Theo báo cáo, xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục, do các yếu tố như số lượng phụ nữ làm kinh doanh, thay đổi chậm trong quan niệm văn hóa và thực tế tăng cường chuyển giao tài sản giữa các thế hệ.
Diễn đàn IPTP-11 tại Phnom Penh đề cao thông điệp hòa bình, hòa giải và bao dung

Diễn đàn IPTP-11 tại Phnom Penh đề cao thông điệp hòa bình, hòa giải và bao dung

21:29:11 25/11/2024
Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn dẫn đầu tham dự và phát biểu tại phiên khai mạc IPTP-11 với tư cách khách mời đặc biệt của chủ nhà Campuchia.
Những 'khách sạn tình yêu' kỳ lạ nhất Nhật Bản

Những 'khách sạn tình yêu' kỳ lạ nhất Nhật Bản

20:43:45 25/11/2024
Một số khách sạn còn có biển hiệu hình trái tim hoặc đôi môi, với những cái tên đầy ấn tượng như Hotel Passion, Hotel Joy hay Hotel BabyKiss.
Hậu trường căng thẳng trong đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Trump

Hậu trường căng thẳng trong đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Trump

20:22:21 25/11/2024
Tình hình này cho thấy, mặc dù đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nội bộ, đội ngũ của ông Trump vẫn đang từng bước tiến hành quá trình chuyển giao quyền lực, dù với nhiều xáo trộn và căng thẳng đáng kể.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt giá trị 207 tỷ USD

Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt giá trị 207 tỷ USD

20:18:30 25/11/2024
Đồng thời, việc chuyển đổi phần dự trữ của Liên bang Nga từ ngoại tệ sang vàng rất có thể liên quan đến hoạt động của Bộ Tài chính Nga trên thị trường ngoại hối.
G7 ưu tiên tìm kiếm lệnh ngừng bắn tại Gaza và Liban

G7 ưu tiên tìm kiếm lệnh ngừng bắn tại Gaza và Liban

20:14:49 25/11/2024
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha sẽ tham dự hội nghị tại Fiuggi vào ngày 26/11, trong khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Ukraine sẽ tổ chức cuộc gặp khẩn cùng ngày tại Brussels (Bỉ).
Cảnh sát Thái Lan xin lệnh bắt giữ của Interpol đối với tội phạm lừa đảo 200 triệu USD

Cảnh sát Thái Lan xin lệnh bắt giữ của Interpol đối với tội phạm lừa đảo 200 triệu USD

20:12:17 25/11/2024
Ngày 25/11, Cảnh sát Thái Lan cho biết đang xin lệnh bắt giữ của Interpol đối với một "ông trùm" được cho là đã trốn ra nước ngoài sau khi thực hiện vụ lừa đảo đầu tư trị giá lên tới 200 triệu USD.
Thêm cơ hội cho tương lai xanh

Thêm cơ hội cho tương lai xanh

20:09:47 25/11/2024
Dù đạt được những thành tựu trên, song COP29, vốn thiếu vắng các nhà lãnh đạo hàng đầu, cũng gây thất vọng, thậm chí còn được cho là "bước lùi" trong cuộc chiến ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tình trạng ô nhiễm 'mãn tính' tại châu Á và cái giá đắt về sức khỏe

Tình trạng ô nhiễm 'mãn tính' tại châu Á và cái giá đắt về sức khỏe

20:07:42 25/11/2024
Trong khi đó, người dân có nguy cơ tiếp xúc với không khí ô nhiễm ở mọi nơi, từ những người đi bộ, người điều khiển xe mắc kẹt trong tắc đường giờ cao điểm hay ở vùng nông thôn phụ thuộc vào đốt củi để sưởi ấm.

Có thể bạn quan tâm

Kịp cứu bé trai 10 tuổi bị điện giật trong căn nhà cháy ở trung tâm TPHCM

Kịp cứu bé trai 10 tuổi bị điện giật trong căn nhà cháy ở trung tâm TPHCM

Tin nổi bật

07:00:05 26/11/2024
Đến 22h tối nay (25/11), lực lượng chức năng quận 3 (TPHCM) vẫn đang phong tỏa khám nghiệm hiện trường vụ cháy nhà dân trên đường Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu.
Những nhân vật ích kỷ nhất trong Genshin Impact, chơi game đúng phong cách "một mình cân tất"

Những nhân vật ích kỷ nhất trong Genshin Impact, chơi game đúng phong cách "một mình cân tất"

Mọt game

06:58:54 26/11/2024
Đây chính là những cái tên luôn đòi hỏi thời lượng ra sân tối đa trong Genshin Impact. Không thể phủ nhận Genshin Impact có một hệ thống chiến đấu tuyệt vời.
Hai vợ chồng tử vong với nhiều vết thương tại nhà riêng

Hai vợ chồng tử vong với nhiều vết thương tại nhà riêng

Pháp luật

06:39:33 26/11/2024
Người dân xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) vừa phát hiện cặp vợ chồng tử vong với nhiều vết thương tại nhà riêng.
4 "thần dược bổ thận" đem nấu món ngon dùng cách ngày để khai thông kinh thận, thải độc, giảm mệt mỏi

4 "thần dược bổ thận" đem nấu món ngon dùng cách ngày để khai thông kinh thận, thải độc, giảm mệt mỏi

Ẩm thực

06:34:21 26/11/2024
4 món ăn này không chỉ dễ nấu, có hương vị độc đáo mà còn giàu chất dinh dưỡng có lợi cho thận, giúp bạn giảm mệt mỏi.
Mấy giờ đi ngủ được coi là thức khuya?

Mấy giờ đi ngủ được coi là thức khuya?

Sức khỏe

06:34:14 26/11/2024
Dậy sớm hơn vào ngày hôm sau có thể tạm biệt những cảm xúc tiêu cực. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ cần đi ngủ sớm và dậy sớm hơn 1 giờ mỗi ngày có thể giảm 23% nguy cơ mắc chứng trầm cảm nặng.
Phim của "quốc bảo nhan sắc": Jinda (Mai Davika) bị đầu độc, hành động của người tình gây phẫn nộ

Phim của "quốc bảo nhan sắc": Jinda (Mai Davika) bị đầu độc, hành động của người tình gây phẫn nộ

Phim châu á

06:11:31 26/11/2024
Nhiều người tự hỏi vì sao nàng lại rơi vào cảnh đáng thương như thế, bị chính người tình đầu độc bằng thuốc phiện, rồi đến khi nàng mơ màng không tỉnh táo, lại chịu cảnh bị nhốt trong phòng.
Giữa ồn ào đời tư, đoạn clip Jung Woo Sung tức giận với 1 mỹ nhân Kbiz bất ngờ viral khắp cõi mạng

Giữa ồn ào đời tư, đoạn clip Jung Woo Sung tức giận với 1 mỹ nhân Kbiz bất ngờ viral khắp cõi mạng

Hậu trường phim

06:10:54 26/11/2024
Giữa làn sóng chỉ trích nam diễn viên Jung Woo Sung vì bê bối tình ái đang ngày càng lan rộng, những dự án có sự xuất hiện của nam tài tử bất ngờ bị netizen đào lại.
Dũng Taylor: Kiếp trước chắc tôi nợ Thu Phương

Dũng Taylor: Kiếp trước chắc tôi nợ Thu Phương

Tv show

06:09:26 26/11/2024
Sự kiên trì của Dũng Taylor trong thời gian dài đã khiến ca sĩ Thu Phương cảm động và chấp nhận tình cảm của anh. Về Việt Nam 5 ngày, chỉ gặp vợ được 1 tiếng
Mẹo trị gàu vào mùa đông

Mẹo trị gàu vào mùa đông

Làm đẹp

05:46:57 26/11/2024
Mỗi tuần gội đầu 3 lần, chỉ sau 2 tuần sẽ thấy tình trạng gàu giảm hẳn. Dùng húng quế làm nước gội đầu, ủ tóc vừa tiêu diệt gàu, vừa giúp sát khuẩn nhẹ, ngăn ngừa viêm nang lông dẫn tới rụng tóc.
Cách nhận biết trứng luộc chín hay chưa mà không cần bóc vỏ

Cách nhận biết trứng luộc chín hay chưa mà không cần bóc vỏ

Sáng tạo

05:39:33 26/11/2024
Với những mẹo trên, bạn sẽ dễ dàng nhận biết trứng luộc chín hay chưa mà không cần phải bóc từng quả. Đây là cách giúp bạn tiết kiệm thời gian và đảm bảo món trứng luôn đạt độ chín như mong muốn.
Hóa đơn mua 4 thỏi son của chồng khiến tôi như phát điên vì ghen tuông

Hóa đơn mua 4 thỏi son của chồng khiến tôi như phát điên vì ghen tuông

Góc tâm tình

05:31:32 26/11/2024
Chuyện đã qua hơn 1 tháng rồi nhưng tôi không ngờ rằng món quà khiến tôi hạnh phúc vô cùng ngày hôm ấy giờ lại khiến mối quan hệ của vợ chồng tôi trở nên căng thẳng như vậy vào ngày hôm nay.