Ứng phó với bất thường của thời tiết
Tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các bộ, ngành và bốn địa phương gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định về khắc phục hậu quả sau bão số 9 và tìm kiếm cứu nạn tại tỉnh Quảng Nam chiều 1-11 cũng như trong buổi thảo luận tổ tại Quốc hội về tình hình kinh tế – xã hội sáng 2-11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đặc thù địa chất miền trung kết cấu đất sét, gặp mưa quá lớn trong nhiều ngày gây sạt lở, vì thế không thể đổ hết lỗi cho thủy điện.
Lực lượng chức năng tìm kiếm, cứu hộ các nạn nhân trong vụ sạt lở tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam).
Cần đánh giá toàn diện, khoa học
Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, hầu hết các vụ sạt lở ở miền trung, từ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam, đều có yếu tố nội sinh rất rõ ràng. Bản đồ dự báo sạt lở cho thấy những vùng này là nơi trước đây từng xảy ra sạt lở và những vùng này đều nằm trên cấu trúc có dải đứt gãy đã được xác định. Mặt khác, những đứt gãy này cùng hoạt động kiến tạo cho thấy, đất đá hình thành vùng phong hóa rất lớn, có nơi dày 15 đến 16 m, khiến đất đá vỡ vụn, gồm có cát, bùn và đất sét. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang triển khai đề án nghiên cứu về lũ quét và nguy cơ sạt lở đất trên địa bàn các tỉnh vùng núi có nguy cơ cao. Trong đó, xây dựng bản đồ cảnh báo sạt lở với tỷ lệ 1/50.000, tập trung ở miền núi phía bắc, Tây Nguyên và miền trung. Bản đồ đã được giao cho các địa phương để điều chỉnh quy hoạch và cung cấp cho các Đài khí tượng – thủy văn để đưa ra dự báo liên quan mưa, bão. Tuy nhiên, hạn chế hiện nay là tỷ lệ 1/50.000 cho nên rất khó để đưa vào dự báo chi tiết vì đòi hỏi nghiên cứu kỹ về thổ nhưỡng, địa chất công trình, thủy văn, quy luật liên quan, nhất là lượng mưa thực tế thời gian đó. Trong những ngày qua, khu vực miền trung liên tục chống chọi bốn cơn bão, một áp thấp nhiệt đới kèm lượng mưa kỷ lục 250 đến 300 mm, có ngày mưa đến 500 mm. Những khu vực có cấu trúc địa chất tương tự, chỉ cần lượng mưa 100 mm/ngày đã có thể xảy ra hiện tượng sạt lở đất, do biến động cực đoan của khí hậu và thời tiết cộng sinh thêm.
Liên quan vấn đề tình trạng sạt lở liên tục tại miền trung, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định: “Mưa to lên tới hàng nghìn mi-li-mét thì cả cánh rừng bạt ngàn cũng bị sạt, không nên đổ hết lỗi cho thủy điện. Đơn cử, vụ sạt lở ở Trà Leng, ở đó không có thủy điện nào cả, ở Hướng Hóa (Quảng Trị) cũng vậy”, Thủ tướng nhấn mạnh. Có nhiều nguyên nhân gây nên mưa lũ và sạt lở đất ở miền trung, nhưng cần lưu ý đặc thù của địa chất khu vực này là kết cấu đất sét, mưa nhiều sẽ gây ra sạt lở. Vì thế, cần phải đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn trên các cứ liệu khoa học chặt chẽ để có biện pháp hữu hiệu, thúc đẩy tăng trưởng xanh, hạn chế tác động của con người đến đất rừng. Đối với vấn đề phát triển thủy điện nhỏ, Thủ tướng nhấn mạnh phải xem xét để hạn chế phá rừng, tới đây những công trình nào xây dựng liên quan đất rừng phải trình Quốc hội xin ý kiến. Thí dụ một số công trình hồ chứa ở Ninh Thuận, Nghệ An lấy ít đất rừng nhưng chứng minh được hiệu quả, giải quyết đời sống, nước uống cho sinh hoạt, nông nghiệp, có thể triển khai. Các công trình thủy điện nhỏ lấy đất rừng phải hết sức thận trọng. Thực tế, tính dị thường và cực đoan của thời tiết được Chính phủ đề cập nhiều lần thời gian qua. Báo cáo của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai cho thấy, tại một số khu vực miền trung có lúc lưu lượng mưa đạt đến 2.000 mm, thậm chí 3.000 mm.
Theo Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, cần nhìn nhận một cách nghiêm túc và khách quan từ các câu chuyện thiên tai liên quan trực tiếp đến môi trường, từ đó có các chính sách đặc biệt. Cần có nghiên cứu kỹ hơn của các bộ, ngành với tính dị thường, cực đoan của thời tiết để có biện pháp đối phó. Quá trình vận hành hồ chứa, thủy điện ở các địa phương thời gian qua triển khai rất tốt. Quy trình vận hành đơn hồ và liên hồ phải được các địa phương quán triệt và điều tiết chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc. Bộ Công thương kiến nghị các địa phương trong thời gian tới phải rà soát tất cả các công trình thủy điện, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp để bảo đảm phương án phòng, chống thiên tai. Đồng thời, cần mời chuyên gia khảo sát, đánh giá nơi sinh sống có địa hình nguy hiểm phức tạp để từ đó có phương án di dời hợp lý. Ngoài ra, phải tạm dừng xây dựng các công trình thủy điện trong thời gian bão, lũ để bảo đảm an toàn cho con người.
Video đang HOT
Bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện
Thời gian gần đây, có một số ý kiến cho rằng hồ đập thủy điện ở miền trung và một số địa phương xả lũ gây ngập lụt là chưa chính xác. Qua số liệu quan trắc và khí tượng thủy văn cho thấy, tại tỉnh Quảng Nam, hồ thủy điện Đắk Mi 4 dung tích lớn, thời điểm đỉnh lũ ngày 28-10, lượng nước về hồ lên 17.000 m3/giây, nhưng chính hồ Đắk Mi 4 đã điều tiết, lưu lượng xả thực tế chỉ 11.000 m3/giây, giúp cắt lũ hơn 55%, nếu không đỉnh lũ về ngày 28-10 sẽ gây ngập lụt trắng toàn vùng hạ lưu. Các tỉnh miền trung đã nỗ lực trong việc điều tiết hồ chứa, giúp giảm lũ lớn cho hạ lưu, dù chưa thể cắt đỉnh lũ. Thực tế kiểm tra, tất cả hồ đập thủy điện đều thực hiện quy trình xả lũ và vận hành liên hồ, đơn hồ theo đúng quy định, có hồ góp phần giảm 30%, có nơi giảm 80% lưu lượng lũ.
Hiện, cả nước có hơn 400 công trình thủy điện nhỏ được đưa vào vận hành khai thác với dung tích 56 tỷ mét khối nước, chiếm 86% tổng dung tích hồ chứa nước trên địa bàn cả nước. Các cơ quan chức năng đã xây dựng đầy đủ quy định quản lý nhà nước trong công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện cũng như vận hành công trình hồ thủy điện cả liên hồ, đơn hồ. Toàn bộ 401 đập đã được chủ đập thực hiện theo đúng quy định về báo cáo hiện trạng an toàn; tất cả các đập thực hiện đúng quy định về bảo trì, kiểm tra, sửa chữa,… Từ nhiều năm trước, Bộ Công thương đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công thương triển khai Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện. Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, đến nay, công tác rà soát về quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các công trình thủy điện trên địa bàn cả nước đã cơ bản hoàn thành, đáp ứng các yêu cầu đề ra theo Nghị quyết 62 của Quốc hội. Kết quả rà soát liên tục qua tám năm, từ năm 2012 đến 2019 đã xem xét, loại bỏ khỏi quy hoạch tám dự án thủy điện bậc thang, 471 dự án thủy điện nhỏ và 213 vị trí tiềm năng thủy điện.
Cũng cần nói thêm rằng, trước trận mưa lũ lịch sử, ngày 8-9 vừa qua, Bộ Công thương đã ban hành Công văn số 6650/2020/BCT-ATMT về bảo đảm an toàn công trình và hạ du hồ chứa thủy điện gửi các Sở Công thương có công trình thủy điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các chủ sở hữu, đơn vị quản lý vận hành đập hồ chứa thủy điện. Hằng ngày, các đơn vị quản lý vận hành hồ chứa thủy điện đã cập nhật thông tin thủy văn hồ chứa và báo cáo tới các cơ quan liên quan theo đúng quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bộ Công thương đã và đang rà soát, đánh giá lại một lần nữa tác động của thủy điện trong bối cảnh biến đổi khí hậu mới, rà soát lại quy hoạch, tăng cường kiểm tra đánh giá công tác vận hành liên hồ chứa. Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công thương sẽ tiếp tục rà soát lại tổng thể thủy điện nhỏ hiện nay, kể cả thủy điện trước đây đã dừng lại để công khai, minh bạch có bao nhiêu công trình thủy điện nhỏ và những công trình này ở địa điểm nào, đang hoạt động ra sao,… để người dân giám sát.
Thủ tướng: Không được để người dân 'màn trời chiếu đất'!
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài chính xem xét, sớm trình phương án bổ sung hỗ trợ cho các tỉnh bị thiệt hại, ngoài ra hỗ trợ cho mỗi nhà sập hoàn toàn 40 triệu, nhà tốc mái 10 triệu.
Chiều 1-11, tại trụ sở UBND tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với các tỉnh, thành (TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) về công tác khắc phục hậu quả bão số 9 và tìm kiếm cứu nạn.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến vấn đề xử lý tình hình thiệt hại về người và tài sản, còn nhiều nạn nhân mất tích chưa tìm thấy, cảnh "màn trời chiếu đất" của người dân, đặt ra yêu cầu phải có giải pháp mạnh mẽ, kịp thời.
Thủ tướng nhấn mạnh, điều quan trọng là giải pháp xử lý tình hình thiệt hại của người dân. Đặc biệt là tính mạng của những người đang mất tích. Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành, địa phương có các giải pháp cụ thể để khắc phục sớm đưa cuộc sống ngừoi dân trở lại bình thường.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc về công tác khắc phục hậu quả bão số 9 và tìm kiếm cứu nạn. Ảnh: TN
Trước tình hình bão lũ lớn, địa chất công trình thay đổi, Thủ tướng đặt vấn đề quy hoạch về lâu về dài đảm bảo an toàn cho người dân trong tương lai.
Báo cáo Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, bão số 9 là cơn bão đặc biệt nguy hiểm, mạnh trọng lịch sử 20 năm qua đã đổ bộ trực tiếp vào miền Trung.
Xác định cơn bão gây nguy cơ cấp 4 (chỉ sau cấp thảm hoạ), Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đã nhắn 73 triệu tin nhắn đến người người dân vùng bị ảnh hưởng.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, mặc dù cơn bão số 9 mạnh, đi nhanh, thời gian đổ bộ vào đất liền từ lúc đi vào Biển Đông chưa đến 40 tiếng nhưng cả hệ thống chính trị, các lực lượng và người dân vào cuộc đồng bộ nên đã giảm thiểu được thiệt hại do bão gây ra.
Bão số 9 gây thiệt hại nặng về người và tài sản. Cụ thể, cả nước đã ghi nhận 29 người chết, 51 người mất tích; 727 nhà sập hoàn toàn, 176.797 nhà bị hư hỏng, phần lớn ở Quảng Ngãi và Quảng Nam. Thiệt hại ước tính ban đầu khoảng 10 nghìn tỉ.
Qua ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội chia sẻ mất mát của các tỉnh miền Trung. Đồng thời, biểu dương, đánh giá cao sự phấn đấu của các địa phương miền Trung trong chỉ đạo. Đặc biệt, các lực lượng Trung ương cùng tham gia ngày đêm bám sát hiện trường, chỉ đạo quyết liệt trước, trong và sau bão.
Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đóng góp nhiều ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: TN
Thủ tướng cho rằng, khó khăn phía trước còn nhiều mặt, thiệt hại quá lớn về người và tài sản, nhất là công trình, hạ tầng, nhà cửa bị tàng phá. Nhưng Đảng và Nhà nước tin tưởng rằng người dân miền Trung anh hùng sẽ vươn lên để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải, địa phương đảm bảo thông suốt giao thông, tìm mọi biện pháp cứu người, đồng thời tích cực điều trị người bị thương, tiếp tục chăm sóc gia đình bị nạn, kịp thời. Cấp uỷ và chính quyền phải lo vấn đề này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, không được để người dân "màn trời chiếu đất", vận động mọi biện pháp để con em có trường lớp, sách vở đến trường sớm nhất. Các địa phương tiếp nhận các nguồn viện trợ công khai minh bạch, có tiền đến đâu nhanh hỗ trợ cho người dân đến đó.
Đặc biệt, hệ thống chính trị, nhất là đơn vị Quân đội, Công an vận động làm lại nhà cho dân tốt hơn. Thủ tướng đề nghị tất cả các Bộ, ngành, địa phương có phương án tăng cường nguồn lực hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả bão lũ.
Thủ tướng nghe báo cáo tình hình cứu hộ cứu nạn và tìm kiếm các nạn nhân mất tích ở Quảng Nam. Ảnh: TN
Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước có những chủ trương giảm, miễn, xóa nợ cho đồng bào, vùng thiệt hại. Đồng thời, chỉ đạo các ngân hàng đảm bảo quyền lợi cho người dân ở vùng thiên tai, các công ty bảo hiểm bán bảo hiểm, giảm thiệt hại cho người dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài chính xem xét, sớm trình phương án bổ sung hỗ trợ cho các tỉnh bị thiệt hại, ngoài ra hỗ trợ cho mỗi nhà sập hoàn toàn 40 triệu, nhà tốc mái 10 triệu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cần sớm có giải pháp để ổn định cuộc sống người dân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương có giải pháp cụ thể, đề phòng, khắc phục, xử lý kịp thời hơn để ổn định đời sống người dân. Chiều 1/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp bàn giải pháp khắc phục hậu quả bão số 9 với sự tham gia của các bộ,...