Ứng phó với bão số 3: Chủ động sơ tán người dân vùng nguy cơ
Chiều 4/9, UBND tỉnh Thái Bình có văn bản hỏa tốc yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện, bến cảng, xí nghiệp, biển hiệu và các lồng, bè, trang trại nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản ở trên sông, ven biển.
Tỉnh Thái Bình chỉ đạo các đơn vị thủy nông đóng các cống tưới nước, mở các cống tiêu nước để ứng phó với bão số 3. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN
Di dời người dân đến nơi an toàn
Chiều 4/9, UBND tỉnh Thái Bình có văn bản hỏa tốc yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện, bến cảng, xí nghiệp, biển hiệu và các lồng, bè, trang trại nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản ở trên sông, ven biển. Qua đó, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt là ở hai huyện ven biển Thái Thụy, Tiền Hải; sẵn sàng di dời các hộ dân sinh sống trong nhà yếu, khu vực nguy hiểm, số lao động nuôi ngao, nuôi trồng thủy sản, hải sản các vùng bãi thấp ven sông, ven biển vào nơi an toàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận yêu cầu các đơn vị, bằng mọi biện pháp kêu gọi, kiểm đếm, hướng dẫn các tàu, thuyền vào nơi tránh, trú an toàn, sắp xếp không để xảy ra va chạm và chìm tàu tại nơi neo đậu. Các đơn vị quản lý hệ thống thủy nông cử cán bộ thường trực 24/24 giờ theo dõi mực nước, đóng cống tưới, mở cống tiêu; khơi thông, giải phóng dòng chảy, triệt để tiêu nước trong hệ thống. Đồng thời chủ động vận hành trạm bơm tiêu, đề phòng mưa lớn gây ngập úng lúa mùa, hoa màu và các khu vực trũng, thấp, khu công nghiệp, đô thị, dân cư tập trung.
Các cấp, ngành, địa phương triển khai phương án bảo vệ trọng điểm đê điều xung yếu, chống tràn ở vị trí đê thấp, đê bối, bờ bao. Các bên liên quan bố trí lực lượng hướng dẫn, cảnh báo người dân tại các bến đò ngang không hoạt động trong những khu vực nguy hiểm, gần các cống qua đê, cầu giao thông, khu vực ven sông có dòng chảy xiết để đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình họp triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Lại Văn Hoàn, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo và các Công điện ứng phó với bão của Trung ương, địa phương; tập trung tuyên truyền, thông tin tình hình, diễn biến và cấp độ của bão ở từng thời điểm. Bên cạnh đó, các ngành tích cực, chủ động kiểm tra, đôn đốc, có phương án, kịch bản bảo đảm an toàn các trọng điểm xung yếu; an toàn hệ thống đê điều, công trình giao thông, xây dựng, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo phương án “4 tại chỗ”.
Toàn tỉnh Thái Bình có 995 tàu, thuyền với 2.950 lao động đang hoạt động trên biển. Trong đó, 255 phương tiện với 682 lao động đang ở ven biển Thái Bình; 41 phương tiện với 235 lao động hoạt động ngoài tỉnh; 674 phương tiện với 1.823 lao động đã vào neo đậu nội tỉnh; 25 phương tiện với 198 lao động neo đậu tại các bến ngoài tỉnh. Tất cả số phương tiện trên đều liên lạc được với gia đình, không có phương tiện hoạt động ở vùng nguy hiểm…
“4 tại chỗ” kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra
Tàu thuyền tại Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Hà Lạn, huyện Giao Thuỷ. Ảnh: Công Luật/TTXVN
Ngày 4/9, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng đã đi kiểm tra công tác phòng, chống, ứng phó với cơn bão số 3 tại Cống Thanh Niên (xã Bạch Long, huyện Giao Thủy), kè biển xã Hải Đông, kè Hải Thịnh 3, kè Cồn Tròn, thị trấn Thịnh Long (huyện Hải Hậu).
Ông Trần Anh Dũng yêu cầu, UBND các huyện chủ động theo dõi sát dự báo, diễn biến bão, kịp thời chỉ đạo, triển khai ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ. Đối với các vị trí xung yếu, ngành chức năng, các địa phương cần chủ động bố trí lực lượng ứng trực, chuẩn bị đầy đủ vật tư dự trữ, phương tiện, nhân lực để sẵn sàng ứng cứu, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống xảy ra. Căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa, lũ, các sở, ngành chức năng và địa phương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ…
Các địa phương ven biển rà soát, chủ động, sẵn sàng sơ tán người dân ra khỏi nơi không đảm bảo an toàn, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, nhất là ở cửa sông, ven biển.
Các sở, ngành liên quan phát hiện, báo cáo UBND tỉnh và phối hợp với các đơn vị xử lý kịp thời ngay những sự cố, hư hỏng của đê, kè, cống; chỉ đạo vận hành linh hoạt điều tiết nước khi mưa lũ kéo dài, đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi và sản xuất nông nghiệp.
Nam Định có 535 km đê (hơn 279 km đê sông, hơn 39 km đê cửa sông, hơn 75 km đê biển). Trên các tuyến đê biển hiện không có công trình đang thi công. Các cấp, ngành địa phương đang rà soát hiện trạng toàn bộ hệ thống đê, kè, cống, lên phương án bảo vệ 38 trọng điểm xung yếu; chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để hộ đê, kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra. Tại vùng bồi, bãi, các ngành chức năng rà soát phương án sơ tán dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Hiện tất cả 1.714 phương tiện tàu, thuyền với 5.287 ngư dân và những người trên các lều, chòi trông coi đầm bãi đều đã nhận được thông báo về diễn biến, hướng đi của bão và đang trên đường vào bờ. Tỉnh có diện tích lúa mùa và nuôi thủy sản đã được các bên chủ động lên phương án bảo vệ để giảm thiệt hại ở mức thấp nhất.
Bão số 3 có gây ảnh hưởng đến thời tiết TPHCM và Nam Bộ?
Vị trí bão số 3 đang ở vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, nhưng gây ảnh hưởng gián tiếp đến thời tiết TPHCM và Nam Bộ, mưa lớn diện rộng kéo dài.
Đến 13h chiều nay (4/9), bão số 3 (bão Yagi) đang ở vùng biển phía đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 5-10km/h.
Dù ở rất xa nhưng bão số 3 vẫn gây ảnh hưởng gián tiếp khiến TPHCM, Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa lớn.
Cụ thể, Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ cho biết, hôm nay thời tiết TPHCM và Nam Bộ chịu ảnh hưởng từ dải hội nhiệt đới có trục qua Trung Bộ nối với cơn bão số 3. Gió mùa Tây Nam trên khu vực hoạt động với cường độ từ trung bình đến mạnh.
Dù ảnh hưởng gián tiếp của bão số 3, nhưng khu vực TPHCM và Nam Bộ vẫn có mưa lớn. Ảnh minh họa: Nguyễn Huế
Do đó, khu vực nhiều mây, ngày nắng gián đoạn; trưa, chiều và tối mưa rào nhiều nơi, có nơi mưa vừa và giông, một số nơi mưa to đến rất to. Trong mưa giông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Đề phòng mưa lớn gây ngập úng vùng trũng thấp, đô thị. Nhiệt độ thấp nhất từ 23-26 độ, cao nhất 29-32 độ.
Theo Đài khí tượng này, trong 2-3 ngày tới, dải hội tụ nhiệt đới nối với cơn bão số 3 tiếp tục duy trì. Trên dải này có những xoáy thấp khiến thời tiết khu vực tiếp tục xấu.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng có biết, trong chiều và tối nay, ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và rải rác có giông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm. Từ 5-7/9, vào chiều và tối khu vực vẫn có mưa rào và rải rác có giông, cục bộ có mưa to. Từ khoảng 8/9, chiều tối và tối có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to.
Ngoài ra, thời tiết trên vùng biển TPHCM và Nam Bộ hôm nay, vùng biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau gió Tây Nam mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan gió Tây Nam cấp 4-5. Độ cao sóng 1,5-3m.
Trên cả 2 vùng biển, thời tiết có lúc mưa rào và giông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.
Bão số 3 tăng tốc nhanh hơn và có diễn biến rất phức tạp Tổng hợp các trung tâm dự báo quốc tế đều thống nhất bão số 3 có thể độ bộ vào Việt Nam, tâm bão nhiều khả năng đi vào khu vực các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thái Bình. Bão số 3 có thể diễn biến rất phức tạp. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ...