Bão số 3 khả năng sẽ đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh Bắc Bộ với cường độ rất mạnh
Bão số 3 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, giật cấp 12, dự báo bão số 3 tiếp tục tăng về cường độ, biển động dữ dội.
Đến 16 giờ ngày 4/9, bão sẽ bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, với vận tốc khoảng 10km/giờ, vị trí bão cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 700km về phía Đông, cường độ bão mạnh cấp 11, giật cấp 13.
Vị trí và đường đi của bão số 3. Ảnh: KTTV
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, bão số 3 (Yagi) là một trong những cơn bão mạnh nhất năm 2024 hoạt động trên Biển Đông.
Dự báo cơn bão này có khả năng sẽ đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh Bắc Bộ với cường độ rất mạnh. Trong 8 năm qua chưa ghi nhận một cơn bão mạnh nào đổ bộ trực tiếp vào khu vực kể từ sau bão số 1 (Mirinae) năm 2016. Các tỉnh cần đặc biệt lưu ý là Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và khu vực xung quanh.
Hồi 16 giờ ngày 3/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 118,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89 – 102km/giờ), giật cấp 12, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 15km/giờ.
Video đang HOT
Dự báo đến 16 giờ ngày 4/9, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 10km/giờ, vị trí bão tại 19,1N-117,1E cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 700km về phía Đông, cường độ bão mạnh cấp 11, giật cấp 13, vùng nguy hiểm Phía Bắc vĩ tuyến 17,0N; phía Đông kinh tuyến 115,0E, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông.
Đến 16 giờ ngày 5/9, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 10 -15 km/giờ, vị trí 19,0N-114,3E; cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 390km về phía Đông, cường độ bão mạnh cấp 13, giật cấp 16, vùng nguy hiểm phía Bắc vĩ tuyến 17,0N; 112,0E – 119,0E, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Đến 16 giờ ngày 6/9, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, 10 – 15km/giờ, cường độ bão mạnh cấp 14, giật cấp 17, vùng nguy hiểm phía Bắc vĩ tuyến 17,0N; 109,5E -116.5E, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4, khu vực chịu ảnh hưởng phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Từ 72 giờ đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, cường độ ít thay đổi, sau giảm dần.
Vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 13; biển động dữ dội. Từ đêm 04-06/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.
Trong 24 giờ tới, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, sóng biển cao 2 – 4 m, vùng gần tâm bão 3 – 5 m. Từ đêm 4 – 6/9, có thể tăng dần lên 7 – 9m. Biển động dữ dội. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.
Bão số 3 tác động như thế nào tới lịch trình các chuyến bay?
Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó bão số 3 trên biển Đông, đảm bảo giao thông thông suốt, hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Văn bản nêu rõ: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia có bản tin ngày 3/9/2024, bão YAGI đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2024.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 11, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 20-25 km/h. Từ 72 - 120h tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, cường độ có khả năng mạnh thêm.
Các hãng hàng không phải theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của bão số 3 để điều chỉnh hoặc thay đổi lịch bay cho phù hợp.
Để chủ động ứng phó với bão số 3 và mưa lớn do hoàn lưu của bão số 3 gây ra trong những ngày tới, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo các cảng vụ hàng hải rà soát, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyển còn hoạt động trên biển không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm và về nơi tránh trú an toàn; phối hợp với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương trong việc tổ chức, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền an toàn. Cơ quan này cũng cần chỉ đạo Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đảm bảo duy trì lực lượng, phương tiện chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn, sẵn sàng tham gia úng cứu khi có lệnh.
Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các Khu Quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp với các Sở GTVT, các lực lượng chức năng của địa phương kiểm tra, gia cố các vị trí xung yếu, có nguy cơ sạt lở tiếp do các đợt mưa lũ vừa qua. Chuẩn bị vật tư, thiết bị và nhân lực sẵn sàng khắc phục hậu quả do mưa, bão gây ra trên các tuyến quốc lộ. Kiểm tra công tác chuẩn bị phòng tránh bão tại các bến phà, các khu vực đường xung yếu, các cầu yếu... để kịp thời có phương án đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian nhanh nhất.
Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các cảng hàng không, sân bay kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ tại các sân bay, nhà ga, hệ thống thông tin tín hiệu, công tác điều hành, chỉ huy... để có phương án bảo đảm an toàn và hạn chể thấp nhất thiệt hại do mưa, bão gây ra. Chỉ đạo các hãng hàng không, công ty bay dịch vụ hàng không theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của bão số 3 để điều chỉnh hoặc thay đổi lịch bay cho phù hợp nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối hoạt động bay.
Phía Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 3, thực hiện nghiêm ngặt chế độ tuần tra, chốt gác các công trình, vị trí xung yếu, khu vực trọng điểm như: cầu, đường yếu, dễ bị ngập nước; khu vực hay xảy ra lũ quét, các đoạn đường đèo dốc, đá rơi, đất sụt, các khu vực đường sắt ở phía hạ lưu đê, đậ.p thủy lợi...
Cảnh báo nguy cơ sạt lở, sụn lún tại khu vực miền núi Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục 14 - 17 độ vĩ Bắc nối với cơn bão số 2 đang hoạt động trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc) và có khả năng đi vào Vịnh Bắc Bộ, trong đêm 21, đến sáng 22/7, khu vực tỉnh Thanh Hóa đã có mưa, có nơi mưa vừa và dông....