Ứng phó với bão Noru: Ninh Thuận khuyến cáo người dân chằng chống nhà cửa kiên cố
Ninh Thuận tập trung triển khai biện pháp ứng phó khẩn cấp với bão số 4 đang đổ bộ vào Biển Đông, ảnh hưởng trực đến các tỉnh Trung Trung Bộ.
Tàu thuyền neo đậu trú bão (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận). Ảnh tư liệu: Nguyễn Thành/TTXVN
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam yêu cầu, các Sở, ngành liên quan, chính quyền các địa phương khẩn trương triển khai biện pháp ứng phó, trong đó, thực hiện hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ), không được chủ quan lơ là với diễn biến của bão.
Các Sở, ngành liên quan và chính quyền các địa phương căn cứ diễn biến mưa bão, đình hoãn cuộc họp không thật sự cấp bách để tập trung chỉ đạo triển khai công tác ứng phó, tránh bị động dẫn đến thiệt hại lớn về người, tài sản.
Hiện nay, chính quyền các huyện, thành phố đã phân công lực lượng trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo công tác ứng phó tại cơ sở; đồng thời tính toán sơ tán người dân tại nơi nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, cửa sông có nguy cơ ảnh hưởng của sóng lớn, ngập sâu, sạt lở.
Video đang HOT
Các địa phương, ngành chức năng tuyên truyền cho thuyền viên trên tàu đang neo đậu tại các cảng, cửa biển và ngư dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản khẩn trương sắp xếp, ổn định tàu thuyền, lồng bè để lên bờ; đồng thời khuyến cáo người dân ở khu vực có nguy cơ bị sạt lở, lũ quét chằng chống nhà cửa kiên cố trước khi bão đổ bộ vào, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ban Quản lý khai thác các cảng cá, các huyện, thành phố ven biển tiếp tục rà soát, kiểm đếm, hướng dẫn bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển và tại nơi tránh trú; liên tục cập nhật diễn biến của bão hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền di chuyển về nơi tránh trú an toàn, kiên quyết không để tàu thuyền, phương tiện khác hoạt động trong vùng có nguy cơ ảnh hưởng của bão; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.
Ông Đặng Văn Tín, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết, tính đến 9 giờ ngày 26/9, Ninh Thuận đã có 1.839 tàu với hơn 10.000 lao động vào neo đậu tại các bến trong tỉnh; 650 tàu với gần 5.000 lao động đang hoạt động trên biển (chủ yếu là vùng biển khu vực phía Nam) và neo đậu ngoài tỉnh; không có tàu thuyền hoặc ngư dân của tỉnh đang hoạt động trong vùng biển nguy hiểm.
Toàn tỉnh có 327 bè, với hơn 4.200 lồng và trên 400 lao động đang làm nghề nuôi biển. Trong nhiều giờ qua, lực lượng chức năng đã tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân và lao động trên các lồng, bè chằng chống, neo cột lồng bè lại thật chắc chắn rồi lên bờ tránh trú bão an toàn.
Để đảm bảo an toàn hồ, đập trước trong và sau bão, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận phân công lực lượng trực ban 24/24 giờ, kiểm tra chặt chẽ tình hình các hồ chứa; đồng thời phối hợp với các huyện trong việc thực hiện quy trình vận hành nhằm đảm bảo an toàn cho công trình, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người dân phía hạ du do xả lũ gây ra.
Tính đến sáng 26/9, tổng lượng nước ở 22 hồ chứa của tỉnh là 269,98 triệu/414,29 triệu m3 dung thiết thiết kế. Nhiều hồ lượng nước xấp xỉ bằng dung tích thiết kế, nước đã qua tràn, tràn tự do; đồng thời có 5 hồ phải mở cửa van từ 2 đến 30 cm để xả lũ.
Ứng phó với bão Noru: Chủ động di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vừa có công điện số 04/CĐ-CTUBND về việc tập trung ứng phó với bão số 4 (bão Noru) và mưa lớn trên địa bàn tỉnh.
Hướng di chuyển của bão số 4. TTXVN/phát
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn yêu cầu, các huyện, thành phố theo dõi chặt chẽ để chỉ đạo, triển khai ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ" phù hợp với diễn biến của bão, mưa lũ và tình hình cụ thể tại địa phương; thông tin, cảnh báo kịp thời đến người dân chủ động phòng tránh.
Các địa phương triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát khu dân cư ven sông, suối, hồ đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra; kiểm tra, rà soát hệ thống cầu treo dân sinh bị hư hỏng, tuyến đường bị sạt lở trên địa bàn có giải pháp xử lý, khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo giao thông; chỉ đạo kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du hồ chứa thủy điện, hồ thủy lợi.
Các huyện, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức, kỹ năng ứng phó với bão, mưa lũ; tăng cường công tác cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai, bảo đảm kịp thời.
Các sở, ban, ngành theo dõi sát diễn biến của bão, chủ động ứng phó theo chuyên môn, nhiệm vụ của các đơn vị, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật lực triển khai nhiệm vụ trong trường hợp thiên tai xảy ra.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum, trong 24 giờ tới, địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa nhiều nơi, có nơi mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to và dông. Lượng mưa ở khu vực các huyện Kon Plong, Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Sa Thầy, IaH'Drai, Ngọc Hồi, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum có khả năng đạt từ 30 - 50 mm, có nơi trên 50mm; khu vực các huyện còn lại có khả năng đạt từ 10 - 30 mm.
Đặc biệt, từ ngày 27-29/9, do ảnh hưởng của bão số 4, lượng mưa tiếp tục tăng, có khả năng xuất hiện một đợt lũ lớn trên các sông, suối, mực nước lớn nhất đạt mức báo động 2, báo động 3 và trên báo động 3, lưu lượng nước về các hồ chứa có thể đạt mức tần suất lũ từ 10-3%. Mưa lớn có nguy cơ xảy ra lũ quét ở các suối nhỏ, sạt lở đất ở nơi đất dốc.
Ứng phó với bão Noru: Quảng Nam lên phương án sơ tán trên 400.000 người Do ảnh hưởng của bão số 4 (bão Noru), tính đến 8 giờ ngày 26/9, địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa rào và dông vài nơi. Cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Cù Lao Chàm, bộ đội biên phòng Quảng Nam giúp đỡ người dân gia cố mái nhà bằng bao tải cát. Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN Ông Hồ Quang Bửu,...