Ứng phó nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 trong mùa đông – xuân
Bộ Y tế vừa ban hành Chỉ thị số 23/CT-BYT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông – xuân.
Ảnh minh họa
Tại Việt Nam, dịch Covid-19 đã và đang được kiểm soát tốt, trong nhiều ngày qua không ghi nhận trường hợp mắc tại cộng đồng, song nguy cơ ghi nhận ca bệnh mới vẫn hiện hữu. Bên cạnh đó, đa số bệnh truyền nhiễm lưu hành như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, bạch hầu… có xu hướng giảm nhưng vẫn có số mắc cao, gia tăng cục bộ. Các ổ dịch cúm trên gia cầm vẫn ghi nhận rải rác tại một số tỉnh, thành phố.
Trong những tháng mùa đông – xuân cuối năm 2020 và đầu năm 2021 có nhiều yếu tố thời tiết bất lợi, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm bùng phát.
Để chủ động và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong mùa đông – xuân, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong do bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế chỉ thị sở y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục tham mưu với UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền các địa phương, các sở, ngành duy trì triển khai quyết liệt các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 với quan điểm không chủ quan, lơ là; kiên quyết ngăn chặn các nguồn lây, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; đồng thời duy trì và thực hiện hiệu quả tổ phòng, chống dịch Covid-19 tại cộng đồng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại, các bệnh dịch lây truyền qua đường hô hấp (bạch hầu, sởi, rubella…) và các bệnh lưu hành (tay chân miệng, sốt xuất huyết…), xử lý triệt để các ổ dịch, khoanh vùng, không để bùng phát lan rộng. Đặc biệt, tiếp tục tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy quy mô lớn tại các tỉnh, thành phố; duy trì hoạt động diệt bọ gậy hằng tuần tại khu vực có nguy cơ cao, phun hóa chất chủ động khu vực nguy cơ cao…
Đồng thời, các địa phương cần tăng cường triển khai hoạt động tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng dịch vụ, bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng đạt 95% trên quy mô cấp xã.
Bộ Y tế cũng yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tốt công tác thường trực cấp cứu, phân loại sàng lọc bệnh, phân luồng khám bệnh, thu dung, cách ly, thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Ngành Y tế các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục.
Ngoài ra, ngành Y tế phối hợp với các ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Công an, Quân đội và đơn vị liên quan trong việc giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch ở động vật, đặc biệt là cúm ở gia cầm; phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
Riêng Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur cần thường xuyên đánh giá, phân tích dịch tễ, nguy cơ bùng phát dịch đối với từng bệnh truyền nhiễm và dự báo diễn biến tình hình để tham mưu, đề xuất giải pháp phòng, chống dịch đối với từng khu vực, từng tỉnh, thành phố. Cùng với đó, tổ chức và duy trì các đội đáp ứng nhanh, hỗ trợ địa phương giám sát dịch bệnh, khoanh vùng, xử lý ổ dịch, xét nghiệm hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực xét nghiệm cho các đơn vị, địa phương.
Tây Nguyên vẫn căng sức chống dịch bệnh truyền nhiễm
Tưởng chừng như dịch bạch hầu đã tạm lắng xuống ở Tây Nguyên, nhưng rồi vùng này lại tiếp tục ghi nhận thêm một ca tử vong vì bệnh này. Nguyên nhân được xác định là do sự tắc trách của lực lượng y tế địa phương. Ngoài ra, dịch tay chân miệng vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp.
Ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk phải căng sức để đối phó với dịch tay chân miệng đang có những diễn biến phức tạp ở địa phương. Ảnh: Bảo Trung
Diễn biến phức tạp
Ông Đinh Hà Nam - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai - cho hay, trên địa bàn vừa có thêm một trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu. Theo đó, bệnh nhân tử vong do bạch hầu là H (14 tuổi, học sinh lớp 9 trường Tiểu học và THCS Đak Ta Ley, huyện Mang Yang).
"Do cháu H có bệnh nền là tim bẩm sinh, khi nhập viện thì các bác sĩ chẩn đoán bị viêm phổi. Hướng chẩn đoán có đôi chút sơ suất, nhầm lẫn, bệnh nhân nhập viện muộn và tử vong nhanh" - ông Nam nói.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Gia Lai có 2 trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu. Trước đó, cháu V (4 tuổi, ở làng Bong Hiot, xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa) cũng tử vong tại Bệnh viện Nhi Gia Lai do bệnh bạch hầu. Cơ quan chức năng tỉnh đã tiến hành khoanh vùng dập dịch nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong tương tự. Các bệnh truyền nhiễm khác ở tỉnh cơ bản đều giảm so với cùng kỳ, đặc biệt các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng giảm mạnh...
Trong khi đó, tại tỉnh Đắk Lắk, dù nhiều ngày qua, địa phương chưa ghi nhận thêm ca mắc bạch hầu nào nhưng ngành Y tế tỉnh đang cố gắng kiểm soát dịch tay chân miệng đang có dấu hiệu bùng phát trở lại trong ít tuần qua. Theo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm 2020 đến nay, toàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận hơn 600 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng gần gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2019). Số ca bệnh phân bổ chủ yếu ở các huyện lớn như: Cư M'gar, Buôn Đôn, Krông Pắk. Hiện, địa phương này vẫn còn nhiều cháu nhỏ nằm điều trị ở các cơ sở y tế tuyến xã, huyện và thậm chí nhiều ca trở nặng phải chuyển vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để theo dõi.
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên xác nhận, từ đầu năm đến nay, đơn vị tiếp nhận 220 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị. Một số ca bệnh được chuyển đến từ các địa phương giáp ranh với tỉnh Đắk Lắk như Gia Lai, Đắk Nông hay thậm chí cả Lâm Đồng.
Đặc biệt, tại tỉnh Kon Tum, công tác tiêm chủng mở rộng của địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn. Ngành Y tế tỉnh mới chỉ triển khai tiêm chủng được 34/64 xã (đạt tỉ lệ chỉ 53,1%). Tỉnh này hiện có một bộ phận khá lớn người dân ở độ tuổi lớn không thể có miễn dịch đối với bệnh bạch hầu, đặc biệt là người dân ở các xã vùng xa, vùng khó khăn.
Hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ mắc và tử vong
TS-BS Trần Thị Thúy Minh - Trưởng khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên - nhận định: Hiện, bệnh tay chân miệng chân chưa có vaccine để phòng ngừa nên tốt nhất người dân cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, nhất là trước khi chế biến thức ăn cho trẻ và cho trẻ ăn; không cho trẻ bốc thức ăn, ngậm mút đồ chơi; thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi và các dụng cụ trẻ tiếp xúc hằng ngày bằng dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần thường xuyên tuyên truyền, khuyến cáo cho người dân biết nguy hiểm của dịch bệnh để có các bệnh pháp chủ động phòng ngừa.
Ông Nay Phi La - Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk - bày tỏ, đơn vị đã đề nghị các trường học trên địa bàn tỉnh thường xuyên khử khuẩn làm vệ sinh phòng ốc để hạn chế việc lây lan dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bạch hầu và tay chân miệng. Sở còn có những văn bản hướng dẫn gửi cho các đơn vị tuyến dưới tuyên truyền cho người dân. Ngoài ra, tỉnh cũng đã và đang triển khai tiêm vaccine phòng bạch hầu cho người dân vùng lõm và nhiều ngày qua địa bàn chưa xác nhận ca nhiễm mới.
Ngành Y tế Kon Tum cũng dự báo rằng, trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục xuất hiện ca bệnh, các ổ dịch bạch hầu rải rác trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu của tỉnh này là chủ động phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh bạch hầu, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ mắc và tử vong.
Báo động gia tăng ca mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết Chiều 21-10, bác sĩ Lê Hồng Nga, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, cho biết, số ca mắc tay chân miệng (TCM) trên địa bàn thành phố đã có dấu hiệu tăng sau nhiều ngày chững lại. Ảnh minh họa Trong tuần qua, tại TPHCM ghi nhận 886 ca tay chân miệng, trong đó các quận: 5, Bình Thạnh, Gò Vấp và...