Ứng phó dịch nCoV: “Ông lớn” ngân hàng vào cuộc giảm lãi vay
Vietcombank sẽ giảm lãi suất cho vay tối đa 1%/năm đối với các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất – kinh doanh thuộc lĩnh vực bị ảnh hưởng, tác động bởi dịch do virus corona.
“Ông lớn” ngân hàng đầu tiên công bố chính sách cụ thể hỗ trợ người vay bị ảnh hưởng dịch nCoV – Ảnh: Lam Giang
Tối 10-2, Vietcombank đã công bố các biện pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (nCoV).
Các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, cá nhân sản xuất – kinh doanh thuộc lĩnh vực vận tải kho bãi; dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn; thực phẩm và đồ uống có cồn; xuất nhập khẩu chủ yếu với thị trường Trung Quốc (thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản, dệt may, da giày…) sẽ được hỗ trợ. Theo Vietcombank, đây là những ngành được đánh giá chịu tác động, ảnh hưởng bởi dịch nCoV.
Cụ thể, Vietcombank sẽ thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn thời hạn trả nợ, không tính lãi suất phạt quá hạn. Giảm lãi suất đối với dư nợ hiện hữu như sau: giảm 1%/năm đối với dư nợ vay bằng VNĐ ngắn hạn; giảm 1,5%/năm đối với dư nợ vay bằng VNĐ trung – dài hạn; giảm lãi suất 0,5%/năm đối với dư nợ vay USD ngắn hạn; giảm 0,75%/năm đối với dư nợ vay USD trung – dài hạn.
Với những khách hàng vay mới thuộc các lĩnh vực trên và đáp ứng điều kiện của ngân hàng này sẽ được lãi suất VNĐ ưu đãi giảm tối đa 1%/năm và 0,5%/năm khi vay USD. Thời gian hỗ trợ từ ngày 11-2 đến hết 30-4.
Ngoài ra, đại diện Vietcombank cho biết cũng hỗ trợ 2 tỉ đồng từ Quỹ phúc lợi cho 7 cơ sở quân đội thuộc Quân khu I và Quân khu II được giao nhiệm vụ tiếp nhận, cách ly người dân trở về từ vùng dịch nCoV.
Video đang HOT
Vietcombank là “ông lớn” ngân hàng đầu tiên công bố chính sách hỗ trợ cụ thể cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch nCoV. Trước đó, một số ngân hàng cổ phần đã giảm lãi vay hỗ trợ người vay bị ảnh hưởng dịch bệnh như VPBank, Kienlong…
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Chính sánh tiền tệ các ngành kinh tế – Ngân hàng Nhà nước, cho biết Ngân hàng Nhà nước đang theo dõi, rà soát, đánh giá để xem xét điều chỉnh, ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch nCoV.
T.Phương – T.Thơ
Theo nld.vn
'Hạ trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn trước mắt tác động chủ yếu đến nhóm ngân hàng nhỏ'
Theo KBSV, việc hạ trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn trước mắt tác động chủ yếu đến nhóm ngân hàng thương mại nhỏ. Ở chiều cho vay, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khoảng 6 - 7 nghìn tỷ đồng chi phí lãi vay nếu việc giảm lãi suất được thực hiện trên diện rộng.
Hạ trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn trước mắt tác động chủ yếu đến nhóm ngân hàng nhỏ (Ảnh minh họa)
Ngày 19/11, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế.
Theo đó, trần lãi suất huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1%/năm xuống 0,8%/năm.
Trần lãi suất huy động được giảm 0,5 điểm%, xuống còn 5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng - dưới 6 tháng.
Trần lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối các lĩnh vực ưu tiên giảm từ 6,5%/năm xuống 6%/năm.
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), mức độ tác động của việc hạ trần lãi suất huy động đối với các kỳ hạn dưới 6 tháng đối với hệ thống ngân hàng thương mại là không nhiều do lãi suất huy động kỳ hạn trên 6 tháng vẫn được điều chỉnh theo cung cầu của thị trường và vẫn đang duy trì tương đối cao.
"Tuy nhiên, nếu xét riêng đối với các ngân hàng thương mại nhỏ, việc hạ trần lãi suất lần này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến lượng vốn huy động ngắn hạn (dưới 6 tháng)", KBSV lưu ý.
Nhìn chung, theo công ty chứng khoán này, mặt bằng lãi suất đang có diễn biến trái chiều với lãi suất trái phiếu Chính phủ ở mức thấp kỷ lục, trong khi lãi suất huy động trên thị trường 1 liên tục tăng trong thời gian gần đây.
Nguyên nhân chính của hiện tượng này xuất phát từ áp lực tăng lãi suất ở nhóm ngân hàng thương mại nhỏ - nhằm bổ sung thanh khoản giai đoạn cuối năm, kéo theo việc tăng lãi suất ở nhóm ngân hàng thương mại lớn để giữ thị phần.
"Việc hạ trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn trước mắt đang tác động chủ yếu đến nhóm ngân hàng thương mại nhỏ này và qua đó phần nào giúp giải quyết vấn đề trên", phía KBSV nêu quan điểm.
Đối với lãi suất cho vay, dư nợ tín dụng của việc vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối các lĩnh vực ưu tiên chiếm khoảng 25% - 30% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.
"Với ước lượng tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế tăng thêm khoảng 300 nghìn tỷ đồng trong 2 tháng cuối năm (tăng trưởng tín dụng 14%), tác động của việc hạ lãi suất cho vay 0,5%, với giả định sẽ diễn ra trên diện rộng ở toàn bộ khối lượng cho vay trong 2 tháng cuối năm đối với lĩnh vực ưu tiên, sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lãi vay vào khoảng 6 - 7 nghìn tỷ đồng", KBSV ước tính.
Tuy nhiên, vẫn cần theo dõi thêm động thái của các ngân hàng thương mại lớn để có thể đánh giá toàn diện về xu hướng hạ lãi suất.
Đối với thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán này cho rằng tác động trong ngắn hạn sẽ là tích cực. Theo thống kê dữ liệu lịch sử, trong 8 lần Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất huy động/cho vay giai đoạn 2012 - 2014, chỉ số VN-Index đã tăng trung bình 1,9% sau khi thông tin công bố được 1 tuần.
Đối với tỷ giá, việc giảm lãi suất tiền đồng sẽ giảm phần nào áp lực lên đường tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER) và tỷ giá thực đa phương (REER) trong thời gian tới.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Nếu muốn hỗ trợ doanh nghiệp, ít nhất phải giảm lãi suất cho vay 1% Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa giảm lãi suất cho vay 0,5%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên như vốn phục vụ nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa... Vậy việc giảm lãi suất này sẽ tác động như thế nào tới doanh nghiệp cũng như nền kinh tế nói chung, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên...