Ứng phó bão số 13: Chủ động cấm biển, sơ tán dân
Bão số 13 được nhận định là cơn bão mạnh, khó dự báo, thậm chí có kịch bản bão sẽ càn quét dọc ven biển miền Trung như cơn bão Hải Yến năm 2013. Thủ tướng yêu cầu các địa phương chủ động cấm biển, sơ tán người dân những nơi nguy hiểm, sẵn sàng kịch bản ứng phó.
Người dân Đà Nẵng di chuyển tàu thuyền nhỏ lên bờ tránh bão. Ảnh: Nguyễn Thành
Tại cuộc họp ứng phó với bão số 13 ngày 12/11, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, sáng 12/11, bão VAMCO đi vào biển Đông với cường độ mạnh cấp 12, giật cấp 15, trở thành cơn bão số 13 trên vùng biển này từ đầu năm đến nay.
Theo ông Khiêm, bão số 13 mạnh và rất phức tạp, các mô hình dự báo các đài quốc tế và Việt Nam đều khác nhau. Theo nhận định của cơ quan dự báo Việt Nam, trong 2-3 ngày tới, khi áp cận nhiệt đới suy yếu, bão di chuyển đến kinh tuyến 112 sẽ có xu hướng lệch lên phía Bắc, theo hướng Tây Tây Bắc.
Ông Khiêm đưa ra 3 kịch bản có khả năng xảy ra với bão số 13. Với kịch bản thứ nhất, xác suất 70-80% bão sẽ mạnh cấp 12, giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và hướng về các tỉnh Bắc và Trung Trung bộ. Từ đêm 13 đến ngày 15/11, khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên sẽ có mưa 150-250 mm; trong đó từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có thể 250-350 mm.
Còn kịch bản thứ 2, khả năng bão di chuyển theo hướng Tây, Bắc Tây Bắc di chuyển ven biển đi lên giữa Bắc Trung bộ và Nam Đồng bằng Bắc bộ. Do tốc độ di chuyển chậm lại nên hoàn lưu của bão kéo dài đến ngày 16/11. Với kịch bản này mưa sẽ không lớn, khoảng 100-150mm, chủ yếu ở Bắc, Trung Trung bộ và Bắc bộ. Tuy nhiên kịch bản này ít khả năng xảy ra.
Video đang HOT
Ông Khiêm cho biết thêm, qua các mô hình tính toán, có thêm kịch bản là khi bão đi đến kinh tuyến 111-122 sẽ đâm thẳng vào khu vực Trung Trung bộ, đặc biệt là từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi. “Kịch bản này cũng ít khả năng xảy ra. Nhưng nếu theo kịch bản này, sẽ có mưa lớn dồn dập, trong vòng 6 tiếng có thể tới 100-150mm tại khu vực bão ảnh hưởng, sẽ vô cùng nguy hiểm”, ông Khiêm nhận định.
ất đá, hồ chứa đều đã no nước
Theo Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai, hiện tại tuyến đê biển, đê cửa sông từ Thanh Hoá đến Ninh Thuận có 64 vị trí xung yếu, dài 134 km, chủ yếu là các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế…. Đáng lưu ý, ở Bắc Trung bộ có trên 2.320 hồ chứa thuỷ lợi cơ bản đã đầy nước. Tương tự, ở Nam Trung bộ có 418/517 hồ, Tây Nguyên gần 1.250 hồ cũng trong tình trạng đầy nước.
Tại cuộc họp hôm qua, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường lưu ý, bão số 13 là cơn bão mạnh, các đài dự báo quốc tế cũng “mỗi ông một kiểu”, rất khó lường. “Nếu như kịch bản số 2, cơn bão số 13 này có đường đi giống bão Hải Yến năm 2013. Bão chạy dọc ven biển Bắc Trung bộ thì rất nguy hiểm, cần theo dõi sát để có kịch bản ứng phó. Nên nhớ, bão Hải Yến năm 2013, làm chết 20 người ở Việt Nam, còn ở Philippines đã làm 8.000 người chết và mất tích”, ông Cường cảnh báo.
Trước diễn biến trên, Bộ trưởng Cường yêu cầu từ nay đến ngày 16/11, tất cả các địa phương ven biển không để tàu thuyền nào hoạt động, kể cả thuyền nhỏ ven bờ. Cùng với đó, gần 240 nghìn lồng bè, 52.500 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản cần có giải pháp ngay, nhất là ở khu vực Nghệ An-Thanh Hoá chưa được thử thách qua những cơn bão vừa rồi.
Bộ trưởng Cường lo ngại: “Miền Trung, Tây Nguyên nếu mưa dồn dập 100-200mm có thể gây sự cố bất cứ điểm nào, vì đất đá, các hồ chứa đã no nước, đặc biệt là từ Quảng Bình đến Phú Yên, không thể gánh thêm mưa được nữa”.
Sẵn sàng lực lượng theo tinh thần “4 tại chỗ”
Cũng trong ngày 12/11, Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu các địa phương từ Thanh Hoá đến Phú Yên, các bộ ngành tập trung kêu gọi, hướng dẫn, tổ chức neo đậu tàu thuyền an toàn, kể cả tàu du lịch, vận tải, vãng lai. Tuỳ tình hình của bão, các địa phương chủ động cấm biển. Các địa phương rà soát, kiên quyết sơ tán người trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản và trên tàu thuyền trước khi bão đổ bộ vào để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Đối với đất liền, Thủ tướng yêu cầu các địa phương có phương án, chủ động sơ tán người dân khỏi các nhà không an toàn, nơi nguy hiểm; tổ chức vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện theo quy trình. Đối với các hồ đập xung yếu cần chủ động hạ thấp mực nước để đảm bảo an toàn.
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương khuyến cáo người dân hạn chế ra đường trong thời gian bão đổ bộ. Tùy theo diễn biến của bão tổ chức kiểm soát, điều tiết giao thông, hạn chế phương tiện đi vào vùng dự kiến bão đổ bộ. Các địa phương sẵn sàng lực lượng, vật tư, theo tinh thần “4 tại chỗ” để xử lý kịp thời các sự cố.
Tập trung ứng phó bão số 13
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sau khi vượt qua Phi-li-pin, bão Vamco đã đi vào Biển ông, trở thành cơn bão số 13 trong năm nay. Hồi 22 giờ ngày 12-11, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 520 km về phía đông đông nam.
Lực lượng chức năng tìm kiếm nạn nhân mất tích và san ủi đất đá nhằm thông tuyến quốc lộ 40B qua xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam). Ảnh: VĂN BÌNH
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 15 và di chuyển theo hướng tây. ến 22 giờ ngày 13-11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,4 độ vĩ bắc; 112,8 độ kinh đông, trên vùng biển phía nam của quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 15. Sau đó, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 15 đến 20 km. ến 22 giờ ngày 14-11, vị trí tâm bão ở khoảng 16,4 độ vĩ bắc; 108,8 độ kinh đông, trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 13 và tiếp tục di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế rồi suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 1597/C-TTg ngày 12-11-2020 về việc tập trung ứng phó bão số 13 năm 2020. Theo đó, để chủ động ứng phó bão, hạn chế thiệt hại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương ven biển từ Thanh Hóa đến Phú Yên và các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, kêu gọi, hướng dẫn tàu, thuyền còn hoạt động trên biển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm và về nơi tránh trú bảo đảm an toàn; tùy theo diễn biến, tình hình bão, các địa phương quyết định việc cấm biển; rà soát phương án, chủ động sơ tán người dân khỏi nơi không an toàn, khu vực nguy hiểm. Lưu ý, bố trí lực lượng bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của người dân; nơi người dân sơ tán tập trung đến phải bảo đảm an toàn; sẵn sàng lực lượng, vật tư để ứng cứu, khắc phục kịp thời sự cố xảy ra; vận hành an toàn, hiệu quả các hồ chứa thủy lợi, thủy điện theo quy trình; đối với các hồ đập xung yếu cần chủ động hạ thấp mực nước để bảo đảm an toàn. ồng thời, kiên quyết sơ tán người trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy, hải sản và trên tàu, thuyền trước khi bão đổ bộ... Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình theo dõi diễn biến của bão, rà soát tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, nhất là tàu, thuyền hoạt động trong vùng nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp của bão để chủ động thông tin, hướng dẫn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn...
Ngày 12-11, tại cuộc họp ứng phó bão số 13, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai (PCTT) đề nghị các địa phương và bộ, ngành liên quan kiên quyết không để tàu, thuyền còn hoạt động trong phạm vi ảnh hưởng của bão nhằm bảo đảm an toàn cho ngư dân; chủ động lên các phương án ứng phó bão đối với lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là khu vực Bắc Trung Bộ và các tuyến đê biển miền trung. Ngoài ra, các địa phương đặc biệt cảnh giác khi hoàn lưu bão gây mưa, nhất là đề phòng sạt lở khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên...
Theo Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTT, bão số 12 làm sập, tốc mái gần 400 nhà dân; hơn 25,6 nghìn nhà bị ngập, trong đó nặng nhất là tỉnh Phú Yên với 16.548 nhà, Bình ịnh 8.572 nhà... Hiện nay còn 29 xã ở Khánh Hòa và Phú Yên bị mất điện; khu vực bắc Cửa ại (Quảng Nam) bị sạt lở bờ biển với chiều dài khoảng 3 km; bờ biển Thừa Thiên Huế bị sạt lở với chiều dài 10 km, trong đó nhiều khu vực bị sạt lở nghiêm trọng.
Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 12-11, trong lúc lực lượng chức năng đang tìm kiếm nạn nhân mất tích và san ủi đất đá nhằm thông tuyến quốc lộ 40B tại khu vực thôn 1, xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), thì xảy ra sạt lở với khối lượng khoảng 5.000 m3 đổ ập xuống đúng vị trí này. Rất may, nhờ được cảnh báo kịp thời nên không có thiệt hại về người. Do ảnh hưởng của bão số 12, tại tỉnh ắk Lắk có gần 2.000 nhà dân bị ngập lụt và chia cắt, gần 800 ha cây trồng bị ngập lụt, nhiều điểm đường giao thông, cầu tràn bị ngập. Các địa phương đang tích cực khắc phục hậu quả thiên tai, giúp người dân khôi phục sản xuất. Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, mưa lớn tiếp tục gây sạt lở tám điểm tại tuyến đường Hồ Chí Minh và năm điểm trên đường Trường Sơn ông gây ách tắc giao thông cục bộ. Tại tỉnh Quảng Trị, mưa lớn trong những ngày qua làm hơn 3.500 hộ dân ở huyện Hải Lăng (Quảng Trị) bị ngập lụt. Nhiều khu dân cư ở vùng sâu trũng bị cô lập, giao thông bị chia cắt. Lực lượng chức năng đã chủ động di dời những hộ dân có nguy cơ cao đến nơi an toàn; tuyên truyền nhân dân kê cao tài sản nhằm hạn chế thiệt hại. Ngày 12-11, tại tỉnh Bình ịnh, còn hơn 33.400 học sinh chưa thể đến lớp vì một số trường vẫn còn bị ngập lụt và đường giao thông bị chia cắt.
ến nay, các địa phương từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 59.752 phương tiện với 289.004 người biết hướng đi của bão để chủ động phòng, tránh hoặc thoát ra ngoài vùng nguy hiểm. Cơ quan chức năng đang tiếp tục thông báo cho các phương tiện hoạt động trên biển về hướng đi và diễn biến của bão. Tại tỉnh Quảng Nam, 15 tàu với 671 lao động hoạt động trên biển đã được thông báo hướng đi của bão và hướng dẫn vào tránh trú an toàn ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa; các tàu còn lại không hoạt động hoặc đã neo đậu an toàn tại Cù Lao Chàm.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 13 đến 15-11, trên các sông từ Nghệ An đến Bình ịnh xuất hiện đợt lũ. ỉnh lũ trên các sông ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam ở mức báo động 2 đến báo động 3, có sông lên trên báo động 3; các sông Quảng Ngãi, Bình ịnh lên mức báo động 2 và trên báo động 2.
Hai ngày qua tại khu vực Vịnh Xuân ài, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) 1.521 lồng nuôi tôm hùm với gần 150.000 con bị chết, ước thiệt hại gần 40 tỷ đồng. Nguyên nhân ban đầu xác định là do nước lũ làm tôm bị sốc nước và chết. Tuy nhiên, các đơn vị chức năng đang lấy mẫu tôm bị chết và mẫu nước vùng nuôi đi xét nghiệm để có kết luận chính xác. ồng thời, thống kê thiệt hại, hướng dẫn người nuôi các biện pháp xử lý.
Mưa lớn, kết hợp các công trình thủy điện, thủy lợi điều tiết nước khiến hầu hết vùng thấp trũng thuộc các huyện Quảng iền, Phong iền, Phú Vang và thị xã Hương Trà... (Thừa Thiên Huế) bị ngập sâu từ 1 đến 1,5 m. Nhiều tuyến đường bị ngập sâu từ 0,6 m đến gần 1 m. Hiện nay, tỉnh đang kêu gọi, hướng dẫn 2.062 tàu, thuyền trên biển vào nơi neo đậu, trú tránh bão. ồng thời sơ tán, di dời hơn 10 nghìn hộ dân đến nơi tránh lũ an toàn; triển khai cứu trợ lương thực, thực phẩm, không để hộ nào thiếu đói do lũ lụt.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó bão số 13 Cuối giờ chiều nay (12/11), Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1597/CĐ-TTg chỉ đạo các bộ ngành, địa phương ven biển từ Thanh Hóa đến Phú Yên, các bộ ngành liên quan tập trung ứng phó với bão số 13. Công điện nêu rõ: Bão số 13 đang di chuyển nhanh về phía vùng biển và đất liền nước ta....