Ứng Hòa nghĩ lớn, làm mạnh
Từ một vùng quê nghèo, sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy, đến nay, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã có 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 7 xã đạt và cơ bản đạt 16 – 17 tiêu chí, 5 xã đạt 14 – 15 tiêu chí. Thu nhập bình quân đạt 23,6 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%.
Đất khó vươn mình
Trao đổi với NTNN, ông Lê Hồng Hà – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa cho biết: “Đến nay, huyện đã cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa với diện tích gần 6.000ha. Sau dồn điền đổi thửa, trên các cánh đồng đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đang từng bước ứng dụng công nghệ cao, góp phần tạo ra sản phẩm năng suất, chất lượng và làm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, hiện đạt tới 152 triệu đồng/ha, tăng 39 triệu đồng/ha so với năm 2010″.
Nghề tiểu thủ công nghiệp đang mang lại thu nhập cao cho người dân huyện Ứng Hòa. Ảnh: Trần Quang
Ông Hà cho biết thêm, từ một huyện nghèo không có máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, đến nay toàn huyện đã có 569 máy làm đất các loại, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất đạt 100%; 970 máy phun thuốc trừ sâu; 75 máy gặt đập liên hoàn; 552 máy tuốt lúa.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Duyệt – nông dân ở xã Đông Lỗ (1 trong 3 xã nằm trong vùng sản xuất lúa chất lượng cao của huyện Ứng Hòa) cho biết: “Giờ đồng ruộng đẹp, thẳng cánh cò bay, máy móc được nhà nước đầu tư về nên việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm làm ra rất thuận lợi không còn lo bị thương lái ép giá như trước đây nên bà con phấn khởi lắm”.
Bên cạnh diện tích trồng lúa, huyện đang đẩy mạnh phát triển trồng cây vụ đông và từng bước đưa vụ đông trở thành vụ chính, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó cây trồng chính là đậu tương, ngô, rau các loại… “Nhờ sản xuất có hiệu quả, thu nhập ổn định nên người dân có tích lũy, có điều kiện sửa sang nhà cửa, mua sắm tiện nghi sinh hoạt. Toàn huyện hiện không còn nhà dột nát, công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, với 28/28 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; công tác vệ sinh môi trường nông thôn cũng được chú trọng, tỷ lệ rác thải được thu gom xử lý trong ngày đạt 85%; 100% hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh…” – ông Hà nhấn mạnh.
Theo ông Hà, với đặc thù vùng chiêm trũng, huyện Ứng Hòa đã đẩy mạnh phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, quy mô lớn. Điển hình như vùng chăn nuôi lợn tại Vạn Thái, Tảo Dương Văn, Sơn Công; vùng sản xuất đa canh kết hợp lúa – cá – vịt – lợn tại Trầm Lộng, Minh Đức; vùng nuôi trồng thủy sản tại Phương Tú, Hòa Lâm.
“Trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5 – 2 lần so với trồng lúa. Theo thống kê, toàn huyện có 143 trang trại, trong đó có 105 trang trại chăn nuôi, 21 trang trại thủy sản, 17 trang trại tổng hợp. Năm 2014, doanh thu bình quân đạt hơn 2 tỷ đồng/trang trại” – ông Hà cho biết.
Đưa thêm 3 xã về đích
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM tại huyện Ứng Hòa vẫn gặp một số khó khăn, tồn tại như: Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, chủ yếu vẫn là quy mô nhỏ, phạm vi hộ gia đình, chưa áp dụng được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất và chất lượng chưa cao; chưa tháo gỡ được những khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, lực lượng lao động trình độ thấp…
Vừa qua, tổ công tác của Ban chỉ đạo Chương trình 02 của CTr/TU của Thành ủy đã về kiểm tra tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại huyện Ứng Hòa. Đại diện tổ công tác, ông Lê Thiết Cương – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng: “Là địa phương gặp nhiều khó khăn trong xây dựng NTM, trong thời gian tới huyện cần đầu tư xây dựng có trọng điểm, làm đến đâu chắc đến đó. Trong đó, huyện cần tích cực chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và tập trung nguồn lực cho 3 xã phấn đấu đạt chuẩn trong năm 2016″.
Tuy nhiên, để đạt mục tiêu đến hết năm 2016, huyện có thêm ít nhất 3 xã đạt chuẩn NTM, ông Cương cho rằng, Ứng Hòa cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vào đề án xây dựng NTM ở các xã phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Đối với 8 xã đã đạt chuẩn NTM, cần duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí. Đối với các xã còn lại, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, phấn đấu đến hết năm 2016, đạt thêm từ 1 – 3 tiêu chí.
Theo Danviet
Dấu ấn vùng cửa ngõ Tây Bắc
Hòa Bình là tỉnh miền núi, là cửa ngõ nối liền khu vực Tây Bắc với đồng bằng Bắc Bộ. Nhắc đến Hòa Bình, không thể không nói đến công trình thủy điện Hòa Bình kỳ vĩ, những suối nước khoáng nóng nổi tiếng ở Kim Bôi, hay những thung lũng hoang sơ đẹp mê đắm lòng người...
Vẻ đẹp, sức cuốn hút của Hòa Bình càng được nhân lên khi đời sống của bà con các dân tộc ngày càng ấm no, đường về các bản vùng cao ngày càng rộng mở. Sự đổi thay đó chỉ có được khi chính quyền và người dân nơi đây cùng chung sức xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
Một góc thành phố Hòa Bình. TTV
Ông Trần Văn Tiệp - Giám đốc Sở NNPTNT chia sẻ: Với sự chung sức, đồng lòng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, toàn tỉnh đã huy động được 9.773 tỷ đồng để đầu tư cho giao thông, trường học, trạm xá, nước sạch vệ sinh môi trường..., giúp diện mạo nông thôn ngày càng thay da đổi thịt. Đến nay, tỉnh Hòa Bình đã có 31 xã đạt chuẩn NTM và hiện không còn xã dưới 5 tiêu chí.
Nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh nguyên liệu tập trung được phát triển và nhân rộng như: vùng cam huyện Cao Phong; vùng mía tím huyện Tân Lạc, Cao Phong; vùng gỗ, luồng nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Mai Châu; vùng lạc, đậu ở huyện Lạc Sơn, Yên Thủy; vùng cây dưa hấu ở huyện Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng cây dược liệu ở Tân Lạc, Lạc Sơn; vùng chè ở huyện Lương Sơn, Mai Châu, Đà Bắc; vùng cá lòng hồ Sông Đà...
Cuộc sống ấm no của người dân Hòa Bình thể hiện đậm nét trên những con đường bê tông nối liền thôn bản, tới những nếp nhà thơm mùi lúa nương. Trẻ em được chăm lo học hành; văn hóa bản làng được bảo tồn và phát triển theo hướng ngày càng văn minh hơn...
Trên số này, Trang Trại Việt trân trọng giới thiệu tới bạn đọc chuyên đề: "Dấu ấn vùng cửa ngõ Tây Bắc", với sự hợp tác của Ban chỉ đạo 800 tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh Hòa Bình, Sở NNPTNT tỉnh Hòa Bình.
Theo Danviet
Quế Long vững thời chiến, mạnh thời bình Thời chiến, người dân Quế Long, huyện Quế Sơn (Quảng Nam) anh dũng giữ từng tấc đất của làng. Trong mưa bom bão đạn, cuộc sống của họ gặp muôn vàn khó khăn, song nhờ làn gió nông thôn mới, Quế Long đã có sự đổi thay diệu kỳ. Đầu tư mạnh hạ tầng nông thôn Những ngày này, về Quế Long chúng...