Ủng hộ lương thực, thực phẩm giúp người dân vùng dịch COVID-19
Chiều 27/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam đã triển khai kế hoạch vận động ủng hộ lương thực, thực phẩm (hàng hóa) giúp đỡ nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gặp gỡ khó khăn do dịch COVID-19.
Các đại biểu ở đầu cầu tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Phước Tuệ/TTXVN
Theo đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp sẽ phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh vận động các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn ủng hộ lương thực, thực phẩm (rau, củ quả, đậu phụng, măng, dầu ăn…) có khả năng bảo quản và sử dụng lâu dài hỗ trợ bà con vùng dịch. Trong đó, ưu tiên vận động các hợp tác xã tham gia ủng hộ các sản phẩm OCOP.
Để thuận tiện cho việc huy động và vận chuyển ủng hộ đồng bào vùng dịch, các huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang sẽ tập trung hàng hóa tại huyện Đại Lộc; các huyện Phước Sơn và Hiệp Đức tập trung tại huyện Hiệp Đức; huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn tập trung tại huyện Quế Sơn; các huyện Bắc Trà My, Nam Trà My tập trung tại huyện Tiên Phước; các địa phương còn lại, hàng hóa huy động được tập trung tại Trụ sở Ủy ban mặt trận huyện.
* Trong 2 ngày 26 và 27/7, Đồn Biên phòng Vĩnh Hải, Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng đã tổ chức đoàn đi thăm, tặng quà cho các chùa Khmer và các hộ gia đình Khmer có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng tặng quà cho chùa và hộ Khmer nghèo ven biển Vĩnh Châu. Ảnh: TTXVN
Trung tá Lê Duy Đệ, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Vĩnh Hải cho biết: Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân, đặc biệt là các hộ gia đình Khmer nghèo, người già neo đơn. Trước tình hình đó, sau khi rà soát, lên danh sách, đơn vị đã trích một phần quỹ hoạt động của đơn vị và vận động các nhà hảo tâm được 4,5 tấn gạo, 250 phần quà mỗi phần trị giá 300.000 đồng (gồm gạo và nhu yếu phẩm thiết yếu), 4.500 khẩu trang, 300 chai xà phòng sát khuẩn để tặng cho các chùa Khmer và các hộ gia đình Khmer có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Vĩnh Hải và xã Lạc Hòa (thị xã Vĩnh Châu).
Video đang HOT
Cùng với thăm hỏi, tặng quà gia đình khó khăn, hỗ trợ các hộ đồng bào vượt qua đại dịch, đơn vị còn cử cán bộ chiến sỹ tham gia các chốt chặn, chốt kiểm dịch, các hoạt động truy vết, tuần tra, kiểm soát phòng chống dịch bệnh đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền qua mô hình Tiếng loa Biên phòng về các biện pháp phòng, chống dịch.
Người chiến sỹ Biên phòng Khmer hết mình vì đồng bào vùng biên
Sinh ra, lớn lên trên địa bàn biên giới biển xã Vĩnh Hải (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) nên anh hiểu rất rõ những vất vả, khó khăn của đồng bào dân tộc Khmer nơi vùng biên giới biển bao đời vất vả trong cuộc mưu sinh, từ đó anh luôn cố gắng tận tụy hết lòng giúp dân trong việc bày kế sinh nhai, phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây.
Anh là Thượng úy Sóc Đúng - Phó Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Vĩnh Hải, Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng.
Thượng úy Sóc Đúng trực tiếp xuống tận các hộ gia đình người dân tộc Khmer để phát khẩu trang, tờ rơi và tuyên truyền cách phòng, chống dịch COVID-19.
Thượng úy Sóc Đúng kể, bản thân anh cũng là người dân tộc Khmer. Năm 2015, sau khi tốt nghiệp Học viện Biên phòng, anh được điều về công tác tại Đồn Biên phòng Vĩnh Hải, được cống hiến cho quê hương, nên anh luôn tâm niệm mình phải phát huy những gì đã học để giúp đồng bào nghèo biên giới phát triển, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Xã Vĩnh Hải và Lạc Hòa là hai xã biên giới biển do đồn Biên phòng Vĩnh Hải quản lý, tỉ lệ đồng bào dân tộc Khmer đều chiếm trên 70% nên cán bộ phụ trách công tác vận động quần chúng như Thượng úy Sóc Đúng đã phát huy hiệu quả rất cao. Bám dân, bám địa bàn, hiểu tâm tư, tập quán sinh sống của đồng bào nên rất thuận tiện trong công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, nhà nước đến với đồng bào nơi vùng xa, khu vực biên giới.
Thượng úy Sóc Đúng chia sẻ: Địa bàn đơn vị quản lý phần lớn là đồng bào Khmer sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nguyên nhân chính là do trình độ dân trí còn thấp, tập quán sinh hoạt lạc hậu lại hạn chế về kỹ thuật nuôi trồng, dẫn đến công tác sản xuất, nuôi trồng đạt năng suất thấp. Bên cạnh đó, nhiều hộ không tích cực trong lao động sản xuất và do chi tiêu không hợp lý, đã làm kinh tế các hộ gia đình không phát triển, các nguồn vốn được nhà nước hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi có khi bị thất thoát, không có khả năng hoàn trả.
Trước thực trạng đó, Thượng úy Sóc Đúng và anh em trong đội vận động quần chúng của đơn vị đã tham mưu cho Ban chỉ huy đơn vị chọn mô hình nuôi dê sinh sản từ vốn ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội để phù hợp với điều kiện và nguồn thức ăn sẵn có ở địa bàn ven biển và áp dụng phương thức nuôi tập trung tại bãi đất rừng phòng hộ để vừa quản lý tốt khu vực rừng phòng hộ do đồn quản lý vừa gần nguồn thức ăn cho dê.
Thời gian đầu gặp không ít khó khăn, anh em trong đội phải tìm tòi kỹ thuật nuôi dê sinh sản từ cán bộ khuyến nông, các chủ trang trại chăn nuôi dê có kinh nghiệm. Từ 20 con dê giống ban đầu, đến nay đơn vị đã chuyển giao hơn 100 con dê giống cho hộ chính sách, hộ nghèo trên địa bàn đồng thời với chuyển giao kỹ thuật. Nhờ vậy, hầu hết hộ nghèo tiếp nhận đều đạt hiệu quả cao, chăm sóc, phòng ngừa bệnh và dần dần đàn dê sinh sản đạt chất lượng tốt.
Hộ anh Thạch Si Hển, ở ấp Âu Thọ B, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu trước đây thuộc diện nghèo, ban đầu được hỗ trợ 4 con dê giống chỉ sau 1 năm đã có đàn dê 10 con, một thời gian nữa có thể xuất bán và tạo giống. Dê giống chuyển giao ban đầu đã được gieo tinh, chỉ nuôi 5 - 6 tháng là sinh sản, các hộ được nhận nuôi rất phấn khởi vì đã có thu hoạch trong thời gian ngắn.
Anh Thạch Si Hển phấn khởi cho biết: "Gia đình anh thuộc diện hộ nghèo trên địa bàn ấp Âu Thọ B, được cán bộ đồn biên phòng Vĩnh Hải hướng dẫn cách thức làm ăn đồng thời tặng dê giống, rồi cử cán bộ Đúng (Sóc Đúng) đến hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc đàn dê, nay đàn dê sinh sản phát triển tốt, sau này bán có thu nhập để trang trải cho gia đình rồi, gia đình anh vui lắm và muốn cảm ơn các cán bộ bộ đội biên phòng rất nhiều".
Trước đây, các cấp chính quyền địa phương đã nhiều lần hỗ trợ bò, dê, nhưng chỉ nuôi một thời gian, do không am hiểu kỹ thuật nên dê, bò không phát triển, có hộ thiếu tiền tiêu xài nên bán giá rẻ và nghèo vẫn hoàn nghèo. Nhờ cách làm sáng tạo của Đồn Biên phòng Vĩnh Hải và sự hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ Đúng, mà nhiều người dân nghèo khu vực biên giới biển xã Vĩnh Hải có được cách làm hay, cho thu nhập ổn định, lâu dài, từng bước nâng cao đời sống, thoát cảnh đói nghèo.
Thượng úy Sóc Đúng được đánh giá cao về sự năng động, sáng tạo, làm tốt vai trò tham mưu, đề xuất cho cấp ủy, chỉ huy đơn vị ở nhiều lĩnh vực hoạt động của đơn vị. Năm 2018, được sự đồng ý của Đảng ủy, Ban chỉ huy đơn vị, Thượng úy Sóc Đúng đã thành lập "Sổ nghĩa tình quân dân", tuyên truyền, vận động cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị tự nguyện đóng góp và trích từ quỹ tăng gia sản xuất hỗ trợ cho người già, gia đình chính sách neo đơn, không nơi nương tựa trên địa bàn. Đến nay, nguồn quỹ phát huy hiệu quả, hỗ trợ cho 4 người già neo đơn không nơi nương tựa.
Hằng tuần, hằng tháng, Thượng úy Sóc Đúng cùng cán bộ trong Đội vận động quần chúng xuống các hộ thăm hỏi, tặng lương thực, thực phẩm cho bà con, khi các cụ ốm đau có cán bộ Quân y xuống khám và cấp thuốc. Từ sự quan tâm của cán bộ Biên phòng, các cụ sống vui, sống khỏe.
Bà Trần Thị Hồng, năm nay đã 77 tuổi, ở ấp Đại Bái, xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu xúc động: "Chú Đúng tốt lắm, chú cùng các anh em đồn biên phòng thường xuyên đến chăm sóc sức khỏe, sửa chữa, dọn dẹp nhà cửa cho chúng tôi. Khi ốm đau thì xuống khám bệnh, cấp thuốc, ngày lễ, Tết lại đến hỏi thăm, động viên, tặng quà. Những người già như chúng tôi rất biết ơn các chú bộ đội Biên phòng".
Từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, một lần nữa hình ảnh của Thượng úy Sóc Đúng lại được thể hiện trong cuộc chiến chống dịch bệnh. Để cùng bà con nhân dân trên địa bàn chung tay đẩy lùi dịch bệnh, Thượng úy Sóc Đúng đã tham mưu cho Ban chỉ huy đơn vị nhiều việc làm và hình thức tuyên truyền như đơn vị đã Phối hợp với Hội phụ nữ xã Vĩnh Hải may và cấp phát hơn 7.000 khẩu trang vải miễn phí và hàng ngàn tờ rơi tuyên truyền cho nhân dân, vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ mua hơn 5.000 khẩu trang y tế và đơn vị đã cấp phát hàng ngàn tờ rơi tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19.
Là vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer, cuộc sống của bà con trên địa bàn còn nhiều khó khăn, việc tiếp cận với các thông tin về dịch bệnh COVID-19 còn hạn chế. Cán bộ trong đội vận động quần chúng luôn chú trọng đến việc tuyên truyền, đặc biệt là là mô hình tuyên truyền "Tiếng loa Biên phòng" bằng 2 thứ tiếng Kinh và Khmer nên người dân ở đây hiểu biết rõ hơn về công tác phòng, chống dịch. Nhờ vậy, người dân biết đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay thường xuyên, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ và không tụ tập đông người.
Thượng úy Sóc Đúng trực tiếp xuống tận các hộ gia đình người dân tộc Khmer để phát khẩu trang, tờ rơi và tuyên truyền cách phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN
Đánh giá về người cán bộ của Đồn, Thượng tá Nguyễn Trung Chính, Chính trị viên đồn Biên phòng Vĩnh Hải nhận xét: Đối với Thượng úy Sóc Đúng, việc giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ, mà đó là tình cảm của người lính Bộ đội Cụ Hồ đối với đồng bào nghèo. Ngoài việc quan tâm phát triển mô hình nuôi dê tập trung; chăm sóc người già neo đơn, tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19... đồng chí Sóc Đúng còn sát sao kiểm tra, hướng dẫn 10 hộ gia đình được đơn vị hỗ trợ phát triển chăn nuôi, kinh doanh nhỏ, phát huy được nguồn vốn vay, kinh tế những gia đình này từng ngày phát triển, đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên. Thượng úy Sóc Đúng đã trở thành tấm gương tiêu biểu để cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị học tập, noi theo.
Luôn giữ vững hình ảnh anh Bộ đội Cụ Hồ, Thượng úy Sóc Đúng cũng là một trong những tấm gương tiêu biểu của người chiến sỹ Quân hàm xanh nơi tuyến biên giới biển, hết lòng tận tụy vì nhân dân vùng địa bàn biên phòng ở Sóc Trăng. Anh cũng là tấm gương thanh niên tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, luôn năng nổ, sáng tạo, quyết đoán trong thực hiện nhiệm vụ, gần dân, hiểu dân, được dân tin yêu.
Với những thành tích tiêu biểu năm 2018 - 2019 và tinh thần tận tụy vì dân, Thượng uý Sóc Đúng đã được Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen tại Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2019; được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tuyên dương gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2019 và được tặng thưởng nhiều Bằng khen, giấy khen của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh và của các cấp chính quyền địa phương...
Tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm OCOP Để thúc đẩy phát triển các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có lợi thế, đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục nâng hạng các sản phẩm OCOP đã được công nhận. Nho xanh là một trong những sản phẩm OCOP nổi tiếng của Ninh Thuận. Đồng thời,...