Ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở người cao tuổi như thế nào?
Số lượng “người già không tổ ấm” gia tăng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của mô hình gia đình truyền thống.
Với sự phát triển của xã hội, người già ngày càng neo đơn do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chăm sóc người cao tuổi trở thành vấn đề nan giải của toàn xã hội. Vậy ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo liệu có thể giải quyết bài toán này một cách hiệu quả?
AI có thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc người cao tuổi cả về đời sống tinh thần và các hoạt động thường nhật.
Căn cứ vào thực trạng hiện nay, muốn giải quyết nỗi lo về việc chăm sóc người già chúng ta phải tìm hiểu ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ các khía cạnh tinh thần, sinh hoạt, mua sắm, an cư lạc nghiệp, nâng cao trình độ chăm sóc người cao tuổi.
Thực trạng
Theo đánh giá từ Cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, Việt Nam chạm đỉnh dân số vàng và bước vào thời kỳ già hóa dân số với tốc độ nhanh. Năm 2011, khi Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa, số người trên 60 tuổi chiếm 9,9%. Năm 2018, con số này tăng lên thành 11,95%.
Đời sống vật chất của người cao tuổi Việt Nam còn nhiều khó khăn khi 68% sinh sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp. Việt Nam là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.
Dự báo, Việt Nam sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2038 với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt trên 20%. Đến năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi chiếm khoảng 25% dân số, tức là cứ 4 người dân có một người cao tuổi. Hơn 72% người già sống cùng với con cháu, trong khi xu hướng quy mô gia đình Việt Nam đang chuyển dần từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân. Phải sống một mình là điều rất bất lợi đối với họ, bởi gia đình luôn là chỗ dựa cơ bản cho mỗi thành viên khi về già.
Số lượng “ người già không tổ ấm” gia tăng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của mô hình gia đình truyền thống. Để bù đắp sự thiếu hụt của gia đình, các cơ sở chăm sóc người cao tuổi phát huy hết giá trị và vai trò của mình nhưng trên thực tế vẫn chưa thể giải quyết căn bản vấn đề.
Video đang HOT
Trước hết, số lượng cơ sở chăm sóc người cao tuổi không thể đáp ứng được nhu cầu. Quốc tế quy định, 5% người cao tuổi phải vào các cơ sở chăm sóc, nhưng số lượng cơ sở hiện tại mất cân đối về cung và cầu. Đơn cử như kết quả khảo sát thực trạng nhà dưỡng lão và trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội cho thấy mô hình trung tâm bảo trợ xã hội còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
Cụ thể, trên địa bàn Hà Nội hiện có 3 trung tâm bảo trợ xã hội. Không chỉ thiếu về nhân lực (10 người bệnh mới có 1 nhân viên chăm sóc), cơ sở vật chất tại các trung tâm cũng nghèo nàn, thiếu dụng cụ tập phục hồi chức năng. Thứ hai, nguồn cung cấp điều dưỡng của một số cơ sở dưỡng lão chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, bao gồm các chứng chỉ điều dưỡng chuyên nghiệp.
Chăm lo đời sống tinh thần của người cao tuổi bằng ứng dụng AI
Như vậy, dù là chăm sóc gia đình hay chăm sóc cơ sở thì đời sống tinh thần của người già sẽ bị bỏ qua ở một mức độ nhất định, vì vậy công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể được phát huy hết tác dụng để cải thiện tình hình.
Ví dụ đầu tiên có thể kể đến là các trò chơi cờ vua, đây là một trong những phương thức giải trí khá phổ biến. Tuy nhiên, hoạt động này phải có tối thiểu hai người cùng hoàn thành và AI có thể khắc phục được. Hiện tại, có không ít tựa game cờ vua được các lập trình viên Việt Nam phát triển, có thể chơi được online và offline, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tinh thần của người cao tuổi.
Ngoài ra, đọc sách cũng là một lựa chọn để giải trí phù hợp với người già. Song hạn chế về thị lực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, hiệu quả đọc của người cao tuổi. Các ứng dụng eBook được tích hợp trí tuệ nhân tạo chưa phổ biến nhưng nó có thể giải quyết vấn đề đọc. Bằng cách nhập hoặc tải xuống những tài liệu có sẵn, robot AI sẽ xử lý ngôn ngữ và cung cấp tùy chọn đọc một cách khá chính xác. Đã có không ít đầu báo điện tử đang tích hợp AI đọc, giúp độc giả bao gồm người cao tuổi có thêm nhiều trải nghiệm.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ trí tuệ nhân tạo không ngừng được cải tiến và tối ưu hóa, các chức năng nhận dạng ngôn ngữ, nhận dạng hình ảnh, chức năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên có thể áp dụng cho người cao tuổi. Cụ thể, ứng dụng AI có thể thực hiện giao tiếp với người cao tuổi, giảm bớt sự cô đơn hoặc thực hiện chức năng hỗ trợ đời sống khác.
Do hạn chế về thể chất, một số người cao tuổi sẽ tiếp tục suy giảm khả năng tự chăm sóc và sinh hoạt. Trong trường hợp này, AI có thể hữu ích bằng cách đặt lịch nhắc nhở giờ giấc, hoặc thiết lập thông số hỗ trợ như nấu ăn, nhận dạng hình ảnh để lấy đồ vật, tìm và hướng dẫn đường về nhà…
Tất nhiên, điều này đòi hỏi hệ thống AI phải được phát triển một cách phù hợp và tối ưu hơn. Thực tế, công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng nhận được sự quan tâm kịp thời trong Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (ến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 26/1 vừa qua.
Hỗ trợ hoàn thành việc mua sắm và lên kế hoạch
Khi tuổi càng cao, khả năng tính toán của người già sẽ không ngừng suy giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả mua sắm, thậm chí còn xảy ra sai sót nên hệ thống AI có thể phát huy hết tác dụng. Tuy nhiên, muốn cho việc đi lại của người cao tuổi được thuận lợi, cần thiết kế hệ thống thông minh nhỏ nhẹ, đồng thời cài đặt chức năng định vị để lên kế hoạch hợp lý.
Chẳng hạn, trước khi đi chơi, người cao tuổi có thể nhập điểm đến qua giọng nói, hệ thống sẽ tự động hoạch định lộ trình, hướng dẫn phương hướng. Trong quá trình mua sắm, người cao tuổi có thể sử dụng thiết bị thông minh để nhận biết tên, thông số kỹ thuật, hướng dẫn, giá cả và thông tin khác của nhiều mặt hàng để tránh sai sót.
Trí tuệ nhân tạo cần được sử dụng rộng rãi trong việc chăm sóc người cao tuổi để thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát huy hết giá trị và ý nghĩa của khoa học công nghệ trong tương lai gần.
PTE Academic - Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc khảo thí tiếng Anh
Năm 2009, Pearson chính thức giới thiệu bài thi PTE Academic. Trải qua hành trình 10 năm, bài thi ngày càng phổ biến và được công nhận tại nhiều quốc gia, các tổ chức giáo dục, học viện hàn lâm, trường học và cơ quan chính phủ.
Bài thi tiếng Anh được công nhận quốc tế
Với hơn 1000 tổ chức giáo dục, trường học tại Mỹ bao gồm Đại học Yale, Princeton, Stanford, trường kinh doanh Harvard, 100% các trường đại học Úc & New Zealand, 98% các trường đại học Anh Quốc, 90% các trường đại học Canada, 100% các trường đại học Thuỵ Điển, Phần Lan, Ireland và nhiều quốc gia khác tại Châu Âu và Châu Á.
Được sự chấp thuận của Bộ Nội Vụ Vương Quốc Anh, từ tháng 5/2020, Pearson chính thức mở lịch thi và tổ chức thi PTE Academic UKVI, PTE Home, trong danh mục Secure English Language Tests (SELT) được cục Di Trú và thị thực Anh Quốc công nhận, dành cho mục đích xin thị thực du học và di trú. Tần suất tổ chức thi lên đến 6 ngày một tuần, tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, thông tin cụ thể như sau:
Tổng Lãnh sự Anh tại TP. HCM, Ian Gibbons chia sẻ: "Việc PTE Academic UKVI trở thành bài kiểm tra tiếng Anh trong danh mục Secure English Language Test (SELTs), sẽ mang đến nhiều sự lựa chọn có sẵn cho những người xin visa làm việc và học tập tại Anh Quốc. Chúng tôi rất vui mừng vì sự bổ sung này sẽ giúp nhiều người Việt Nam có được cơ hội làm việc và tiếp cận với nền giáo dục đẳng cấp thế giới."
Công bằng và chính xác
PTE Academic là bài thi tiếng Anh trên máy tính, sử dụng phương pháp chấm điểm thi hiện đại bằng trí tuệ nhân tạo. Thí sinh sẽ được kiểm tra toàn bộ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong một buổi thi kéo dài 3 giờ. Kết quả thi sẽ không phải là sự đánh giá của một giám khảo mà dựa trên một thuật toán thông minh, điểm số được phân tích dựa trên rất nhiều câu trả lời khác nhau. Nhằm đảm bảo tính khách quan và nhất quán.
PTE Academic không chỉ đơn thuần là câu hỏi trắc nghiệm mà có đến 20 dạng câu hỏi khác nhau, tích hợp các kỹ năng trong từng câu hỏi như nghe và lặp lại, quan sát và mô tả hình ảnh, biểu đồ, bản đồ, tóm tắt nội dung một bài giảng hoặc bài phát biểu, nghe - đọc một đoạn văn và chọn từ không chính xác, tóm tắt đoạn văn bằng một câu, viết bài luận... Câu trả lời sẽ được các chuyên gia Pearson đánh giá theo các tiêu chí về sử dụng ngôn ngữ, nội dung, phát âm, từ vựng, ngữ pháp, sự trôi chảy... tạo thành khung điểm chuẩn và được đưa vào hệ thống chấm điểm tự động.
Do đó, bài thi không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thí sinh là ai? thí sính đến từ đâu? hay những trở ngại về tâm lý, sự lo lắng khi phải thi nói 1:1 với giám khảo chấm thi. PTE Academic sẽ tập trung kiểm tra trình độ và khả năng sử dụng tiếng Anh của thí sinh.
Nhanh chóng và linh hoạt
Trong suốt 10 năm, Bài thi PTE Academic hoàn toàn không sử dụng chứng chỉ giấy mà dùng chứng chỉ điện tử nhằm tạo sự thuận tiện và nhanh chóng. Thí sinh thường nhận kết quả trong vòng 48 giờ và có thể đặt lich thi nhanh trong vòng 24 giờ.
Thí sinh hoàn toàn chủ động trong việc đặt lịch thi thông qua trang web Pearson PTE Academic, truy cập tìm hiểu thông tin về bài thi, đặt lịch thi, theo dõi và tra cứu điểm thi, truy cập nguồn tài liệu ôn luyện thi và chia sẻ kinh nghiệm học tập.
Đặc biệt, trên chứng chỉ của mỗi thí sinh sẽ có mã số riêng, nhằm tạo sự thuận tiện cho nhà trường, tổ chức giáo dục, cơ quan chính phủ đối chiếu kết quả trên trang điểm trực tuyến của Pearson, nhằm đảm bảo tính chính xác và minh bạch.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo chấm thi tiếng Anh Sự công bằng, chính xác và linh hoạt là những thuận lợi khi áp dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) để chấm điểm trong bài thi PTE Academic. Kết quả bài thi sẽ không phải là sự đánh giá của một giám khảo mà dựa trên một thuật toán thông minh Pearson Test of English Academic (PTE Academic) là bài thi...