Ung dung… thất nghiệp
Không phải cử nhân thất nghiệp nào cũng nỗ lực tìm kiếm việc làm. Không ít cử nhân ung dung từ chối cơ hội việc làm hoặc bỏ việc vì cho rằng công việc “không xứng” để rồi thất nghiệp.
Nằm dài kén việc
Lý do cử nhân thất nghiệp được mổ xẻ rất nhiều như kinh tế khó khăn, dự báo nguồn nhân lực chưa tốt dẫn đến chênh lệch cung cầu. Nhưng ngoài yếu tố khách quan thì không ít cử nhân chấp nhận thất nghiệp khi đánh giá mình quá cao nên nằm dài từ ngày này qua tháng khác, thậm chí từ năm này sang năm khác để chờ việc.
Không phải cử nhân nào cũng nỗ lực hết mình để tìm kiếm việc làm.
Tốt nghiệp một ngôi trường nổi tiếng danh giá, L.A.Đ. từ bỏ cơ hội làm việc tại một ngân hàng ở tỉnh để bám lại thành phố. Mới đầu, Đ. chỉ gửi hồ sơ vào những doanh nghiệp nhắc tên ai cũng biết, mãi một thời cậu mới được một công ty nước ngoài nhận vào thử việc. Chưa được một tháng, Đ. uể oải vì công ty “đeo mác” lớn mà mức lương khởi điểm chỉ trên 5 triệu đồng, tương lai cũng chưa thấy nên cậu bỏ.
Đến nhiều nơi khác, Đ. chê công ty không có tiếng hoặc mức lương ban đầu quá thấp. Đ. tuyên bố, cậu sẽ chỉ đi làm khi tìm được việc phù hợp và mức lương như mong muốn. Đ. đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho rằng công việc bây giờ khó tìm, đãi ngộ không đáng với công sức nên hơn một năm nay cậu thất nghiệp, sống bằng trợ cấp từ gia đình.
Con số 72.000 cử nhân trong 900.000 người trong cả nước đang thất nghiệp làm cả xã hội sốt sắng, lo lắng, mổ xẻ… Nhưng đâu phải cử nhân thất nghiệp nào phải lo bươn chải, nỗ lực kiếm việc làm. Không hề thiếu những cử nhân thất nghiệp vẫn ung dung la cà quán cà phê, chém gió với bạn bè, sống dựa vào bố mẹ. Họ rơi vào trạng thái không việc làm khi suốt ngày than việc chán quá, môi trường chán quá, lương chán quá và nuôi mình bởi suy nghĩ thời điểm này có kiếm cũng chẳng được công việc như ý.
Đánh giá bản thân quá cao, đòi hỏi ưu đãi về mức lương, công việc là điều mà nhiều doanh nghiệp ngán ngại khi tuyển dụng sinh viên (SV) tốt nghiệp. Dù rằng công việc không dễ kiếm nhưng nhìn đâu các cử nhân cũng… chê, kén cá chọn canh, cho rằng công việc, lương bổng chưa xứng. Họ dễ dàng từ chối cơ hội việc làm hoặc bỏ việc khi gặp phải khó khăn nhỏ thì thất nghiệp là chuyện dễ hiểu.
Thất nghiệp vì không lo đói?
Tiến sĩ Đỗ Hạnh Nga, Trưởng khoa Công tác Xã hội, ĐH KHXH&NV TPHCM cho rằng, nguyên nhân thất nghiệp tùy thuộc vào từng ngành nghề và do chúng ta phân luồng không tốt. Các trường trung cấp, trường nghề được đầu tư rất nhiều lại không có người học. Nhiều SV tốt nghiệp ĐH mà không đáp ứng được yêu cầu về tay nghề cùng các kỹ năng đi kèm.
Video đang HOT
Tuy vậy, bà Hạnh đặt thêm vấn đề, cử nhân kén việc, dễ dàng chấp nhận thất nghiệp vì họ vẫn có thể sống dựa, ỷ lại vào gia đình mà không quá lo lắng việc nuôi bản thân. “Tôi tin rằng nếu các bạn thật sự năng động và phải tự lo cho mình thì họ sẽ nỗ lực hơn để tìm việc chứ không ung dung được đâu”, bà Hạnh bày tỏ.
Đánh giá đúng bản thân và thị trường trường lao động sẽ giúp cử nhân có thêm nhiều cơ hội việc làm.
Ông Nguyễn Trọng Đức, chủ một doanh nghiệp về sản xuất bao bì ở Q. Tân Phú, TPHCM cho hay, có nhiều SV mới ra tường đến xin việc đã đưa ra mức lương ban đầu 10 – 20 triệu đồng – mức của cấp quản lý. Có bạn mới vào đã đòi hỏi ngay vị trí cao và tỏ ra bất mãn khi phải xử lý nhiều công việc mà họ cho là không phải nhiệm vụ của mình.
Nhiều cử nhân không nhìn nhận thực tế sự cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng cao, doanh nghiệp sẽ đưa ra những tiêu chí, đòi hỏi khắt khe để tuyển được ứng viên phù hợp, xử lý được nhiều việc. Hơn nữa, đặc điểm của thị trường Việt Nam là lương khởi điểm thấp, có mức chênh lệch lớn giữa lương nhân viên là cấp quản lý.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cử nhân thất nghiệp và nhiều lý do không thể khắc phục trong ngày một, ngày hai. Nếu chỉ đỗ lỗi hết cho hoàn cảnh, thiếu cái nhìn thực tế về bản thân cũng như về thị trường lao động để nỗ lực hết mình thì cử nhân sẽ còn thất nghiệp dài dài.
Lời khuyên của nhiều chuyên gia nhân sự, để tránh thất nghiệp, SV ra trường cần trau dồi chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng để tăng sức cạnh tranh của bản thân. Điều quan trọng không kém là các bạn đừng ngại bắt đầu từ những vị trí thấp, lương khởi điểm chưa cao để có một lộ trình công việc vững chắc.
Nói về nghịch lý có bằng cấp lại dễ thất nghiệp, nhà giáo dục Giản Tư Trung cho rằng, những người học trường nghề hoặc không có bằng cấp họ rất thực tế, họ hiểu về bản thân mình. Còn nhiều người có bằng cấp nhưng không có năng lực để xin việc phù hợp và cũng không chịu làm những công việc phổ thông, tay chân hay bắt đầu từ những vị trí thấp hơn. Họ đang tự “trói” mình trong trong bi kịch, khốn khổ lớn nhất của đời người là không lao động.
Theo Dantri
"Xách tay" tuồn gián đất Trung Quốc về Việt Nam
"Hiện nay, toàn bộ nguồn giống để ấp nở ra gián đất có nguồn Trung Quốc tại Việt Nam đều được nhập về qua con đường tiểu ngạch "xách tay", không cần có tờ khai qua Hải quan và không phải qua sự kiểm tra của các đơn vị thú y, các bạn cần bao nhiêu chúng tôi cũng đáp ứng đủ số lượng dù lớn cỡ nào", một người Trung Quốc cho biết.
Gần 3 tạ trứng gián đất Trung Quốc "tuồn" về Việt Nam
Theo Sở NN&PTNT Bắc Ninh, trên địa bàn tỉnh này hiện có 2 mô hình nuôi gián đất của hộ gia đình anh Nguyễn Xuân Đại và chị Nguyễn Thị Lương, (xã Xuân Lai, huyện Gia Bình) và gia đình ông Nguyễn Đình Nguyên (xã Quảng Phú, huyện Lương Tài).
Số trứng gián đất được "tuồn" từ Trung Quốc về Việt Nam qua đường "xách tay" của gia đình ông Nguyễn Đình Nguyên (Lương Tài, Bắc Ninh). Ảnh: Thành An
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: * Việt Nam thiệt hại 8.000 tỷ từ các cuộc tấn công qua mạng* Doanh nghiệp "lười" đăng ký sản xuất, kinh doanh vàng trang sức* Máy bay Malaysia có thể bị tấn công khủng bố kiểu 11/9* TPP có "nhấn chìm" Ngành chăn nuôi trong nước?
Sau khi PV liên lạc với hộ gia đình nhà ông Đại, bà Lương thì được biết, vài năm trước, bà Lương có đi Đài Loan (Trung Quốc) để làm việc nên biết về mô hình nuôi gián đất rất hiệu quả. Do đó, bà giới thiệu cho ông Nguyễn Đình Nguyên ở xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, sau đó bắt mối mua về cho ông Nguyên nuôi. Gia đình bà thấy có vẻ khả quan nên cũng quyết định đầu tư, nhờ những người bạn Trung Quốc "xách tay" hơn 1,5 tạ gián đất về Việt Nam nuôi.
Sau khi PV hỏi về cơ sở của gia đình, bà Lương với lý do không ở nhà đã giới thiệu cho PV Báo Lao động qua huyện Lương Tài tìm gặp hộ nhà ông bà Nguyên - Thời - hộ gia đình nuôi gián đất đầu tiên trên địa bàn tỉnh.
Có mặt tại khu nuôi gián đất của gia đình ông bà Nguyên - Thời, ông Nguyễn Đình Nguyên - Giám đốc Công ty Cơ khí Thương mại Hoàng Hiệp đang chăm sóc hàng vạn con gián đất Trung Quốc cho biết: "Sau khi được bà Lương giới thiệu, tôi đã lặn lội sang Trung Quốc để tìm hiểu giống gián đất, nghiên cứu kinh nghiệm và tìm kiếm đầu ra của loại côn trùng này. Thấy người ta giới thiệu nuôi gián dễ, cho thu nhập cao thì tôi nhờ người Trung Quốc lấy hơn 1 tạ về nuôi thử - với 1kg trứng gián cho nở 16.000 gián đất con".
Ông Nguyên cho biết thêm, qua quá trình thị sát và tìm hiểu, hiện nay loài gián đất này duy nhất chỉ có ở Trung Quốc và đang phát triển cực kì mạnh, đem lại lợi nhuận cao. Vừa nói, ông Nguyên vừa mở tủ đưa cho chúng tôi chiếc đĩa VCD, bảo: "Đây là đĩa do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc thực hiện, phản ánh về loài gián đất rất kỹ, từ khâu đầu tư đến thu hoạch nên chúng tôi rất tin tưởng và quyết định đầu tư cơ sở vật chất và giống đem về Bắc Ninh nuôi, nếu thành công sẽ nhân rộng giống".
"Nuôi gián đất là nghề đã nở rộ ở Trung Quốc, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong mấy năm trở lại đây. Hiện nay, toàn bộ nguồn giống để ấp nở ra gián đất tại Việt Nam đều được nhập về từ Trung Quốc qua con đường "xách tay". Đây cũng chính là con đường duy nhất để đưa về Việt Nam mà không cần qua Hải quan, không cần kiểm tra của đơn vị Thú y, các bạn cần bao nhiêu chúng tôi cũng đáp ứng đủ số lượng và chất lượng từ Trung Quốc về Việt Nam", ông Giang Triệu Vinh, 55 tuổi - người Trung Quốc gốc Việt - người duy nhất trong ba người Trung Quốc sang Việt Nam phối hợp gây giống và phát triển gián đất tại Bắc Ninh chưa về nước cho biết.
Ông Giang Triệu Vinh, 55 tuổi - người Trung Quốc gốc Việt - người duy nhất trong ba người Trung Quốc sang Việt Nam phối hợp gây giống và phát triển gián đất tại Bắc Ninh đang chăm sóc gián trong nhà nuôi của ông Nguyên (Lương Tài, Bắc Ninh). Ảnh: Thành An
Mặc dù chưa lường biết được hậu quả, nguy hiểm sẽ ra sao khi nuôi gián đất, chỉ nghe qua những người Trung Quốc, nhưng gia đình vẫn nuôi. Nói về việc có thể cơ quan chức năng "tuýt còi" hay không, ông Nguyên khẳng định: "Từ ngày nuôi đến giờ, cơ sở của tôi đã có 3 đoàn từ cấp Trung ương đến tỉnh, huyện, xã về kiểm tra nhưng họ chỉ lấy mẫu trứng mang đi, hiện tại chưa có thông báo gì nên có lẽ việc nuôi không có vấn đề gì. Đã gần 3 tháng nay, gia đình tôi vẫn nuôi và cho nở được gần 1 tạ gián đất con".
Thực tế, việc cho ấp nở trứng gián ở đây đã diễn ra từ tháng 8-2013, khi bà Lương cùng một số người Trung Quốc và gia đình ông Nguyên ở xã Quảng Phú nhờ người Trung Quốc mua gần 3 tạ trứng gián loại tròn (địa miết trùng) với giá 130 nhân dân tệ/kg (gần 450.000 đồng). Ông Nguyên cũng cho biết: "Chúng tôi được chuyên gia người Trung Quốc sang tận nơi để giúp xây dựng chuồng trại và hướng dẫn kỹ thuật nuôi".
Chính quyền xã sẽ xử lý nghiêm
Ngay sau khi phát hiện có các "ổ" gián ở hai khu vực này thông qua phản ánh của người dân và báo cáo của lãnh đạo địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Bắc Ninh đã làm văn bản xin ý kiến chỉ đạo của Bộ NNPTNT về mô hình nuôi gián đất ở hai huyện Gia Bình và Lương thì mới biết, gián là loài không được phép sản xuất, kinh doanh.
Trước đó, ngày 31.12.2013, chính quyền địa phương hai huyện này đã có cuộc kiểm tra tại các cơ sở, phát hiện ra toàn bộ gián đất được nhập giống từ Trung Quốc. "Khi đoàn kiểm tra hỏi giấy tờ, ông Nguyễn Xuân Đại và bà Nguyễn Thị Lương (thôn Phú Thọ, Xuân Lai) đã không đưa ra được giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và giấy tờ có liên quan về giống gián đất đang nuôi. Ông Đại cho biết toàn bộ giống - dạng trứng đều được nhập qua đường tiểu ngạch hay nói đúng hơn là do vợ chồng ông Đại cùng những người Trung Quốc "xách tay" về", ông Nguyễn Văn Bảo, Công an xã - phụ trách thôn Phú Thọ cho biết.
Cũng theo ông Bảo cho biết, tại thời điểm kiểm tra tại cơ sở nhà ông Đại, chính quyền xã và người dân đã phát hiện ra cơ sở này đang cho ấp hơn 150 kg trứng gián trong nhà xưởng khoảng 200-300m2; còn ở huyện Lương Tài, gia đình ông Đại ấp khoảng hơn 100 kg trứng gián đất.
Những con gián con nở từ trứng được "tuồn" từ Trung Quốc về ở Bắc Ninh. Ảnh: Thành An
"Hiện tại, xã đã nhận được thông báo về việc cấm nuôi gián đất ở địa phương nhưng chưa nhận được văn bản của Bộ NNPTNT, do đó chỉ tạm thời nhắc nhở các hộ gia đình không nên nhân giống và phát tán ra bên ngoài, đồng thời nếu có vấn đề gì về việc nuôi thì phải ngay lập tức báo cáo cho chính quyền. Còn nếu như cấp trên có văn bản nói nuôi gián là vi phạm, chúng tôi sẵn sàng phối hợp để xử lý nghiêm theo yêu cầu của cấp trên" - ông Trần Văn Hoa, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh cho hay.
Được biết mới đây, ngày 7.3, Bộ NNPTNT đã ra văn bản nói rõ, gián đất là loại động vật ngoại lai còn xa lạ với người dân Việt Nam, hiện chưa có tài liệu chính thức khẳng định tính có lợi của gián và hiệu quả của việc nuôi gián. Việc tự ý nhập khẩu và gây nuôi gián đất là việc làm bị nghiêm cấm do gián đất chưa có trong danh mục giống vật nuôi được phép kinh doanh.
Theo Thành An
Lao Động
Giáo viên "mất tích" khi kiểm tra đột xuất Khi kiểm tra định kỳ tại các trường mầm non, nhóm lớp ngoài công lập thì có giáo viên. Nhưng đoàn kiếm tra đột xuất thì không đủ giáo viên mà thay vào đó là bảo mẫu. Không chỉ nhóm trẻ không phép mà nhiều cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập (được cấp phép) tại quận Gò Vấp, TPHCM cũng...