Ứng dụng robot – Đột phá trong phẫu thuật xương khớp
Áp dụng kỹ thuật hiện đại của y học, trong lĩnh vực phẫu thuật chỉnh hình xương khớp đã mang tới những ưu việt đối việc nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh.
Với kỹ thuật mới, có sự trợ giúp của hệ thống robot, mức độ chính xác cao hơn, đồng thời giảm biến chứng đáng kể sau phẫu thuật cho người bệnh.
PGS.TS Đào Xuân Thành (bên phải) thực hiện ca mổ với sự hỗ trợ của robot. Ảnh: BV cung cấp
Những ưu việt trong phẫu thuật
PGS.TS Đào Xuân Thành, Phó trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình và Cột sống của Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Đa phần các ca phẫu thuật đều thực hiện trên các bệnh nhân có bệnh lý nội khoa phức tạp. Trong quá trình phẫu thuật về xương, người bệnh còn phải điều trị các bệnh lý nội khoa, nên không hề đơn giản. Trên cùng một bệnh nhân cũng có thể mắc các bệnh lý như bệnh thận mạn tính, suy tim, tăng huyết áp, mỡ máu…
Thế nên, mỗi bệnh nhân khi phẫu thuật đều phải được đa hội chẩn ở các chuyên ngành, với các bệnh lý cụ thể. Trước khi phẫu thuật, các chỉ số sức khỏe của bệnh nhân phải bảo đảm đáp ứng cho ca mổ. Phẫu thuật robot được áp dụng tại Bệnh viện Bạch Mai trong việc chữa bệnh cho người bệnh từ năm 2017 và được coi như cánh tay thứ 3 của người thầy thuốc. “Trong phẫu thuật thay khớp gối, khớp háng bình thường bác sĩ sẽ khó hình dung về các mối quan hệ thực của những trục chi, vị trí khớp được đặt so với mối liên quan giải phẫu của chính người bệnh. Thông thường các phẫu thuật viên sẽ mổ và đặt theo những quy tắc hướng dẫn chung. Trên thực tế, các vị trí đó có lúc không chính xác hoàn toàn, do sự phán đoán trong phẫu thuật. Những sai lệch sẽ làm giảm tuổi thọ của khớp, hoặc làm cho bệnh nhân không có được sự thoải mái cần thiết do bị lệch trục. Việc phẫu thuật có sự trợ giúp của robot, sẽ khắc phục được những sự cố đó.
Trước khi mổ, người bệnh được chụp cắt lớp để định vị mối quan hệ của khớp sẽ đặt vào với các thành phần trên cơ thể. Khi đã chụp cắt lớp và tích hợp vào máy, robot sẽ giúp bác sĩ đặt khớp nhân tạo chính xác ở vị trí đã thiết lập và định vị ban đầu. Nhưng, nếu lập trình sai trên phần mềm vi tính, robot cũng sẽ thực hiện các thao tác sai theo như lập trình. Vì vậy, vai trò của phẫu thuật viên cũng rất quan trọng. Hơn nữa trong quá trình phẫu thuật với những kinh nghiệm thực tế, các bác sĩ sẽ phải điều chỉnh sao cho tốt nhất. Đó cũng chính là lý do đòi hỏi các phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm trong vấn đề xử lý các tình huống trong ca mổ”, PGS Đào Xuân Thành nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo PGS.TS Đào Xuân Thành, tỷ lệ thành công trong phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Sau ca mổ không xảy ra nhiễm trùng, các thành phần khác như cơ, dây chằng cân bằng tốt thì sẽ đạt được các kết quả mong muốn. Việc ứng dụng robot trong phẫu thuật xương khớp đã mang lại nhiều ưu việt: Cụ thể, cánh tay robot sẽ giúp bác sĩ đặt vị trí khớp nhân tạo vào vị trí chính xác nhất mà chúng ta mong muốn, để phần khớp này phù hợp với các thành phần còn lại của khớp đó cũng như các khớp lân cận. Điều này giúp cho người bệnh có vị trí khớp tương đối hoàn hảo. Thời gian mổ không nhanh hơn so với kỹ thuật mổ bình thường, thậm chí có những ca kéo dài hơn một chút, tuy nhiên, sự hồi phục của người bệnh sau phẫu thuật lại nhanh hơn. Bởi với kỹ thuật này, đường mổ nhỏ hơn, vị trí khớp hoàn hảo nên giúp người bệnh cử động dễ dàng hơn, hạn chế nhiều biến chứng tại chỗ do đặt sai vị trí khớp.
Hồi phục nhanh, giảm thiểu biến chứng
Tại Việt Nam và ở một số nước trên thế giới như Singapore, Hàn Quốc đã áp dụng robot cho việc thay khớp gối bán phần, còn việc thay khớp gối toàn phần cũng đã được thực hiện ở Mỹ, công nghệ phần mềm này phức tạp hơn. Sử dụng công nghệ robot giúp bác sĩ bảo tồn phần khớp chưa hỏng cho người bệnh, đường mổ nhỏ hơn, phục hồi nhanh hơn. Với bệnh nhân hỏng toàn bộ khớp, hiện tại Việt Nam vẫn thực hiện theo phương pháp mổ truyền thống.
Bác sĩ Đào Xuân Thành cho biết: Một trong những bệnh nhân được phẫu thuật với ứng dụng robot để thay khớp gối khá thành công là bệnh nhân 63 tuổi quê Hải Phòng. Bà bị hỏng ngăn ngoài của khớp gối (chân vẹo hình chữ X). Trong phẫu thuật thay khớp gối, kiểu chân chữ X ít gặp hơn, việc cân bằng phần mềm hai bên cũng khó hơn nhiều. Đối bệnh nhân này, chúng tôi đã thay khớp bán phần cho ngăn ngoài. Sau khi phẫu thuật xong, trục chi lại thẳng ra bình thường, bệnh nhân hết đau hoàn toàn. Chỉ một thời gian ngắn, bệnh nhân đã đi bộ 1 – 2 km bình thường, không có cảm giác đau đớn.
Một bệnh nhân khác được phẫu thuật vào năm 2018 cũng khá đặc biệt đó là anh Nguyễn Văn Hưng (37 tuổi) ở Hải Phòng. Bệnh nhân này phải mổ cả hai chân, các khớp đều hỏng nặng do thoái hóa sớm. Ca mổ cũng được thực hiện bằng ứng dụng robot. Anh Hưng tâm sự: “Trước khi phẫu thuật, tôi gần như phải nằm tại chỗ. Tâm trạng tôi rất bi quan. Tôi thấy mình như bị bỏ rơi không có giá trị gì với những người thân xung quanh. Sau khi được thực hiện phẫu thuật thay khớp ở cả hai bên chân tôi thấy mình thật may mắn. Ca mổ rất thành công, không có bất cứ một biến chứng nào. Thậm chí sau mổ hai ngày, do không bị mất máu nhiều nên tôi có thể đi lại được. 15 ngày sau tôi được ra viện, sức khỏe phục hồi nhanh chóng. Bây giờ mọi sinh hoạt của tôi thoải mái như trước khi chưa bị đau. Thậm chí, tôi còn có thể bơi lội, tập tạ và thêm nhiều môn thể thao khác. Việc phẫu thuật thay khớp đã giúp tôi cải thiện chất lượng cuộc sống”.
Bác sĩ Đào Xuân Thành chia sẻ, với bệnh nhân điều trị nội khoa bằng thuốc, dai dẳng mà không có kết quả, thì cần kiểm tra khám ngoại khoa, chụp phim để thực hiện giải pháp phẫu thuật. Hoặc, điều trị có kết quả nhưng trong thời gian ngắn, khoảng 3, 4 tháng tái phát, thì cũng nên cân nhắc khám và chuyển qua phẫu thuật. Không chỉ có bệnh nhân cao tuổi mà ngay những bệnh nhân trẻ tuổi, nhưng khớp đã thoái hóa và hỏng nặng, nếu cố gắng bảo tồn sẽ giảm khả năng vận động, giảm chất lượng cuộc sống và bệnh nhân càng trẻ nhu cầu vận động càng lớn. Vì vậy, không có lý do gì bệnh nhân phải chịu đau đớn thêm một vài năm trong khi tuổi thọ của khớp nhân tạo có thể lên tới hai ba chục năm. Nếu phẫu thuật chậm một vài năm, vùng tổn thương sẽ rộng hơn và sự hồi phục của người bệnh cũng hạn chế hơn.
Theo GDTĐ
Mùa hè, hãy coi chừng bệnh tiêu chảy: Đây là những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị bệnh này
Tiêu chảy là một trong những vấn đề về đường ruột, tiêu hóa rất hay gặp trong mùa hè. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống bất kì ai.
Hiển nhiên, tiêu chảy có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, nếu hiện tượng này kéo dài nhiều ngày hoặc xuất hiện kèm với tình trạng đi ngoài ra máu, bạn hãy đến bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt. Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy không phải vấn đề lớn và thậm chí chỉ là một phần của cuộc sống con người.
Ăn gì khi bị tiêu chảy?
Rabia De Latour, chuyên gia y khoa, bác sĩ tiêu hóa kiêm phó giáo sư tại Tổ chức NYU Langone Health cho biết, chế độ ăn BRAT có thể giúp ích cho những người bị tiêu chảy quá mức. BRAT là viết tắt của các loại thực phẩm bao gồm chuối, gạo, táo và bánh mì nướng. Chế độ dinh dưỡng này thường được nhiều chuyên gia khuyến nghị dành cho những trẻ sở hữu hệ tiêu hóa kém.
Dạ dày con người rất dễ tiêu hóa nhóm thực phẩm BRAT, đặc biệt là chuối. Loại quả này rất có lợi do chúng sở hữu nhiều kali, hợp chất bạn cần bổ sung rất nhiều khi bị tiêu chảy nghiêm trọng. Kali là chất điện giải có nhiệm vụ kiểm soát và điều chỉnh quá trình làm việc của các tế bào nhằm duy trì cơ thể hoạt động bình thường.
Nếu không thích các loại thực phẩm như chuối, gạo, táo và bánh mì nướng, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng loại thức ăn khác cũng chứa không ít kali bao gồm khoai tây, súp lơ xanh và rau chân vịt đã nấu chín.
Nếu không thích các loại thực phẩm như chuối, gạo, táo và bánh mì nướng, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng loại thức ăn khác cũng chứa không ít kali bao gồm khoai tây, súp lơ xanh và rau chân vịt đã nấu chín.
Hơn nữa, những người mắc tiêu chảy cũng nên lưu ý bổ sung nhiều chất lỏng. Theo chuyên gia De Latour, giữ nước khi bị tiêu chảy quá mức là vấn đề quan trọng do tình trạng này dễ khiến cơ thể bạn mất nước nhanh chóng. Không bổ sung đủ nước sẽ dẫn tới mệt mỏi, mất sức và làm trầm trọng thêm triệu chứng tiêu chảy.
Nhìn chung. những loại thực phẩm giàu tinh bột dễ tiêu hóa hơn so với các loại khác. Chuyên gia De Latour cho biết, chúng cũng góp phần hỗ trợ chấm dứt tình trạng tiêu chảy một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, mọi người nên tránh sử dụng gạo nâu vì loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ. Hàm lượng chất xơ cao sẽ gây áp lực không nhỏ tới hệ từ tiêu hóa, từ đó khiến bộ phận này phải hoạt động quá nhiều dù đang bị "ốm".
Không nên ăn gì khi bị tiêu chảy?
Đầu tiên, người bệnh cần tránh tiêu thụ tất cả loại thực phẩm có thể khiến dạ dày khó tiêu hóa. Theo Gerard Mullin, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Viện Johns Hopkins Medicine, những thức ăn gây áp lực tới đường ruột sẽ thúc đẩy triệu chứng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nếu trước đây bạn bị đau bụng sau khi uống sữa, hãy tránh sử dụng các sản phẩm có chứa đường sữa trong thời gian mắc tiêu chảy.
Điều này đồng nghĩa với việc nếu trước đây bạn bị đau bụng sau khi uống sữa, hãy tránh sử dụng các sản phẩm có chứa đường sữa trong thời gian mắc tiêu chảy.
Khẩu phần ăn lớn cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tiêu hóa. Bạn nên dùng bữa đúng thời gian, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, ăn chậm nhai kỹ và tránh ăn quá nhiều.
Mọi người cần lưu ý những gì nên tránh và những gì nên ăn nhằm ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy xảy ra thường xuyên. Thật không may, theo Cedrek McFadden, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ phẫu thuật dạ dày-ruột tại Đại học y Nam Carolina Greenville cho biết, bạn sẽ mất ít nhất một khoảng thời gian từ 2-3 ngày để cơ thể hoàn toàn hồi phục bình thường.
(Nguồn: Health)
Theo afamily
"Nhiều người Việt thấy viên hình giống thuốc thì gọi ngay đó là thuốc" Không phân định được thực phẩm chức năng hay là thuốc, nhiều người cứ thấy viên hình thuốc họ coi đó là thuốc và không ngần ngại chi tiền mua thực phẩm chức năng. Ảnh minh họa. Mang bệnh vì bỏ thuốc, uống thực phẩm chức năng Thực phẩm chức năng là sản phẩm xuất hiện đầu tiên tại Nhật Bản vào những...