Ứng dụng lừa đảo mới trên iPhone cho thấy một vấn đề đáng lo ngại của kho ứng dụng Apple App Store
App Store của Apple đã xuất hiện những lỗ hổng nghiêm trọng.
Kho ứng dụng App Store của Apple được mệnh danh là “vườn địa đàng với bức tường lớn bao quanh”. Bởi Apple rất khắt khe trong việc kiểm duyệt các ứng dụng trên App Store. Một đội ngũ chuyên nghiệp sẽ kiểm tra mọi ứng dụng và bản cập nhật mỗi khi được đưa lên App Store, hiện tại có khoảng 2 triệu ứng dụng cho iPhone và iPad.
Nhưng rõ ràng là có một số ứng dụng lừa đảo đã vượt qua bức tường lớn bảo vệ kho ứng dụng App Store của Apple. Các ứng dụng này lợi dụng Touch ID của người dùng để khiến họ trả tiền cho một tính năng lừa đảo mà không hề hay biết. Người dùng có thể bị mất 2 triệu đến 3 triệu đồng.
Một số ứng dụng lừa đảo đã xuất hiện trên App Store.
Có một ứng dụng xuất hiện trên App Store, với tính năng quét dấu vân tay của người dùng để đọc nhịp tim. Tất cả những gì người dùng phải làm chỉ là đặt ngón tay lên trên cảm biến Touch ID, thông thường đây cũng là dấu vân tay xác nhận việc thanh toán trong ứng dụng.
Rõ ràng iPhone không thể đọc được nhịp tim thông qua cảm biến vân tay Touch ID, vì vậy mà các ứng dụng kiểu này chỉ toàn là lừa đảo và cố gắng lấy tiền từ thẻ tín dụng của bạn.
Một ứng dụng khác có tên Fitness Balance bị phát hiện bởi một thành viên của diễn đàn Reddit. Ứng dụng này cũng lừa người dùng để lấy dấu vân tay Touch ID, nhằm thanh toán cho một khoản 100 USD tiền in-app purchase.
Apple không có bất kỳ phản hồi chính thức nào, thay vào đó âm thâm xóa bỏ các ứng dụng này khỏi App Store. Apple cũng không nhắc đến việc hoàn trả số tiền người dùng bị lừa. Thay vào đó tài khoản Apple Support chi cho biết rằng: “Cám ơn các bạn đã phản hồi vấn đề này. Chúng sẽ được chuyển tiếp đến đội ngũ giải quyết”.
App Store của Apple lộ ra một vấn đề đáng lo ngại
Khi mà kho ứng dụng App Store ngày càng trở nên lớn hơn và được coi là một trong những nguồn doanh thu chủ yếu của Apple, thì càng có nhiều các ứng dụng lừa đảo và gian lận xuất hiện.
Video đang HOT
Các nhà phát triển tỏ ra tự giận, vì các ứng dụng có chất lượng và được đánh giá cao của họ thường xuyên bị trì hoãn các bản cập nhật, hoặc thậm chí bị xóa bỏ vì vi phạm những điều khoản của App Store. Trong khi đó, các ứng dụng lừa đảo vẫn nhởn nhơ tồn tại.
David Barnard, một nhà phát triển có tiếng trong cộng đồng này cho biết: “Tôi đã cảnh báo Apple trong nhiều năm về việc những ứng dụng lừa đảo xuất hiện và tồn tại trên App Store. Apple đã thực hiện một vài thay đổi ở chỗ này chỗ kia, nhưng trên thực tế vẫn chưa thể xóa bỏ hoàn toàn các ứng dụng lừa đảo. Trong khi đó, những nỗ lực của các nhà phát triển tận tâm lại bị cản trở”.
CEO Tim Cook cần phải giải quyết được vấn đề rắc rối của App Store.
App Store được đề cao tính bảo mật, vì sử dụng một đội ngũ kiểm duyệt là con người. So với Google và Amazon xây dựng các thuật toán để kiểm soát các ứng dụng của mình. Theo CEO Tim Cook, đánh giá của con người giúp kiểm soát tốt hơn và có thể tránh được các ứng dụng cố gắng thu thập dữ liệu người dùng.
Nhưng con người cũng có thể gặp phải những sai sót, kết quả là đã có nhiều người dùng bị mất tiền vì những ứng dụng lừa đảo đã lọt qua hàng rào kiểm soát của App Store. Đây không chỉ là sai lầm của người dùng, mà phía Apple cũng cần có trách nhiệm khi để lọt lưới các ứng dụng như vậy.
Nên nhớ rằng, chính Apple cũng được chia một phần không nhỏ từ số tiền mà các ứng dụng lừa đảo này lấy từ người dùng. Bởi đó là hình thức in-app purchase, và Apple được chia theo tỷ lệ 30%.
Tỷ lệ ăn chia doanh thu của App Store cũng đang bị các nhà phát triển lên án vì quá cao. Hiện nay tỷ lệ ăn chia doanh thu ứng dụng giữa Apple với các nhà phát triển ứng dụng là 70-30 và tỷ lệ này đã tồn tại suốt từ khi App Store ra đời vào năm 2008.
Apple đang cố gắng chuyển nguồn doanh thu từ bán iPhone và thiết bị phần cứng, sang dịch vụ và phần mềm. Do đó App Store sẽ là mũi nhọn chính của chiến lược kinh doanh mới này. Nhưng để đảm bảo doanh thu từ App Store tăng trưởng tốt, Apple cũng cần làm hài lòng các nhà phát triển của mình.
Nếu không có các ứng dụng tốt, hữu ích và hấp dẫn. Thay vào đó lại để các ứng dụng lừa đảo tung hoành, Apple sẽ phải nhận quả đắng khi người dùng quay lưng và các nhà phát triển tận tâm tẩy chay.
Theo GenK
Quyết định không công bố doanh số bán iPhone của Apple có ý nghĩa như thế nào?
Apple trốn tránh sự đánh giá của các nhà đầu tư, hay vì một mục đích nào khác?
Apple quyết định thực hiện một trong những thay đổi lớn nhất trong lịch sử công ty, đó là sẽ không công bố doanh số bán hàng của iPhone, iPad, máy tính Mac và các thiết bị phần cứng khác. Quyết định này được đưa ra sau khi báo cáo tài chính của Apple công bố doanh số bán iPhone của Q3/2018 không đạt kỳ vọng.
Đối với một nhà sản xuất phần cứng, doanh số bán hàng là yếu tố quan trọng giúp đánh giá xem nhà sản xuất đó thành công hay thất bại. Doanh số bán hàng tăng cao, cho thấy sản phẩm của nhà sản xuất được thị trường đón nhận, việc kinh doanh đang tiến triển tốt. Doanh số thấp cho thấy nhà sản xuất cần cải tiến sản phẩm, thay đổi chiến lược kinh doanh.
Mặc dù lợi nhuận cũng là một yếu tố quan trọng, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia thì việc bán được nhiều sản phẩm, chiếm được thị phần lớn, tăng độ phủ sóng mới là yếu tố quan trọng hơn trên chặng đường phát triển lâu dài.
Đối với Apple, doanh số bán iPhone thậm chí còn là một yếu tố tối quan trọng hơn tất cả. Bởi iPhone là dòng sản phẩm chủ lực của Apple. Chỉ cần con số này sụt giảm nhẹ, chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ công việc kinh doanh của Apple.
Nhưng mọi thứ đang bắt đầu thay đổi.
Apple trốn tránh sự đánh giá của các nhà đầu tư?
Trong buổi họp công bố báo cáo tài chính Q3/2018, giám đốc tài chính Luca Maestri của Apple đã phát biểu: "Doanh số từng thiết bị giờ đây không còn đại diện cho sức mạnh nền tảng chung của doanh nghiệp chúng tôi. Con số này giờ đây không còn mang ý nghĩa như nó từng có trước đây nữa".
Apple đang muốn nói rằng chiến lược kinh doanh của công ty đã thay đổi. Giá bán trung bình của iPhone đã tăng 28%, nhờ đó mà Apple không cần bán được nhiều iPhone hơn nhưng đạt được doanh thu và lợi nhuận kỷ lục.
Vì vậy mà các ông chuyên gia phân tích và các ông đầu tư đừng nhìn vào doanh số iPhone để đánh giá Apple nữa. Con số này không còn nhiều ý nghĩa, cho dù nó không thay đổi hay thậm chí sụt giảm so với năm ngoái.
Nhưng không, giới phân tích và đầu tư vẫn sẽ dựa vào doanh số iPhone như một tiêu chí hàng đầu để đánh giá. Bằng chứng là sau khi báo cáo tài chính Q3/2018 được công bố, với doanh số iPhone không đạt như kỳ vọng của Phố Wall. Ngay lập tức giá cổ phiếu Apple sụt giảm 7% trong phiên giao dịch ngoài giờ, khiến Apple đối mặt với nguy cơ đánh mất cột mốc giá trị 1.000 tỷ USD.
Vì vậy, cách tốt nhất là không công bố con số này nữa, để các ông chuyên gia phân tích và các ông đầu tư khỏi phải nhìn vào để đánh giá. Chỉ cần nhìn thấy lợi nhuận và doanh thu tăng trưởng vùn vụt là đủ vui rồi.
Tuy nhiên đó không phải là tất cả.
Apple đang chuyển mình từ một nhà sản xuất phần cứng thành một nhà cung cấp dịch vụ
Giám đốc điều hành của quỹ đầu tư Future Wealth, ông Jay Srivatsa nhận định rằng: "Apple đã chuyển mình từ một nhà sản xuất phần cứng thành một nhà cung cấp dịch vụ. Đây chính là thời điểm được xác định trong lịch sử Apple".
Cũng trong báo cáo tài chính Q3/2018, mảng kinh doanh tăng trưởng mạnh nhất không phải là iPhone hay bất kỳ thiết bị phần cứng nào, mà chính là mảng dịch vụ. Các dịch vụ Apple Music, App Store, iCloud và Apple Care đem về doanh thu kỷ lục 9,55 tỷ USD, mức tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Apple cũng đầu tư rất mạnh vào các mảng dịch vụ này, để khai thác nguồn lợi nhuận từ những khách hàng đang sở hữu thiết bị của Apple. Các dịch vụ thuê bao của Apple đã có khoảng 50 triệu người dùng hàng tháng, theo báo cáo hồi tháng 5.
Mảng kinh doanh dịch vụ của Apple được đánh giá là có tỷ suất lợi nhuận cao nhất, hơn cả iPhone. Mặc dù Apple không tiết lộ các chi tiết, nhưng giới phân tích nhận định rằng mức tỷ suất lợi nhuận của mảng dịch vụ có thể đạt tới 60%.
Tất nhiên Apple sẽ không thể chuyển toàn bộ mảng kinh doanh cốt lõi thành dịch vụ, bởi các dịch vụ của Apple vẫn phải dựa trên nền tảng phần cứng là iPhone, iPad hay máy tính Mac. Hai mảng kinh doanh này sẽ song hành, tuy nhiên doanh số bán iPhone sẽ không còn là một con số quyết định tất cả nữa.
Theo GenK
Hệ sinh thái phần mềm tiếp tục 'hái ra tiền' cho Apple Không phải iPad hoặc MacBook, các dịch vụ nằm trong hệ sinh thái phần mềm của Apple mới là nơi mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty chỉ sau iPhone. Hệ sinh thái phần mềm của Apple có lợi nhuận chỉ sau iPhone Theo PhoneArena, Apple không chỉ là công ty công nghệ sinh lợi nhuận nhiều nhất mà còn đứng...