Ứng dụng IoT ở Việt Nam: Bài học từ Nhật Bản
Trong khuôn khổ của Diễn đàn Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản 2019, phiên thảo luận về ứng dụng IoT với sự tham gia của 5 diễn giả đến từ các trường Đại học và các tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản và Việt Nam.
Các diễn giả đến từ các trường Đại học và các tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản và Việt Nam tham gia phiên thảo luận gồm: GS.TS. Phạm Tuấn Anh, ĐH Aizu (Nhật Bản); GS. Trợ lý Nguyễn Kiên, ĐH Chiba (Nhật Bản); TS. Nguyễn Bình Minh, nghiên cứu viên, ĐH Tokyo (Nhật Bản); TS. Nguyễn Cẩm Ly, nghiên cứu viên, Tập đoàn Toshiba (Nhật Bản); GS. Trợ lý Nguyễn Văn Toàn, ĐH Tohoku (Nhật Bản); Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc trung tâm Cloud, FPT Software (Việt Nam).
Các diễn giả trao đổi tại Phiên thảo luận.
Điều phối phiên thảo luận là TS. Tạ Đức Tùng, Nghiên cứu viên ĐH Tokyo và TS. Nguyễn Thành Vinh, nghiên cứu viên Viện Khoa học Công nghệ Công nghiệp tiên tiến Quốc gia Nhật Bản (AIST). Đặc biệt phiên thảo luận đã vinh dự đón nhận sự tham gia và đối thoại của ông Phan Tâm, Thứ trưởng bộ Thông tin -Truyền thông.
Internet vạn vật (IoT) cùng với Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn và Robotic là 4 lĩnh vực đang được đặc biệt chú trọng nghiên cứu và phát triển tại Nhật Bản để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng xã hội siêu thông minh 5.0 của Quốc gia này.
Tại Việt Nam, IoT cũng đang được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi để góp phần giải quyết các vấn đề nhức nhối của xã hội như môi trường, giao thông, y tế cũng như để nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Để xây dựng và triển khai các hệ thống IoT cần tích hợp nhiều công nghệ bao gồm công nghệ bán dẫn (chế tạo cảm biến, vi mạch); công nghệ truyền thông tin; công nghệ xử lý số liệu, điện toán đám mây…
Video đang HOT
Toàn cảnh phiên thảo luận với chủ đề: “Ứng dụng IoT ở Việt Nam: Bài học từ Nhật Bản”.
Tại phiên thảo luận, các diễn giả đã giới thiệu các công nghệ mới nhất trong các lĩnh vực cấu phần nên hệ thống IoT và những bài học, sáng kiến giúp Nhật Bản và các quốc gia trên thế giới dẫn đầu trong các lĩnh vực nghiên cứu này. Các diễn giả đến từ các công ty Nhật Bản và Việt Nam đã giới thiệu những mô hình sản phẩm IoT trong các lĩnh vực phòng chống thiên tại, giao thông và quản lý tiêu thụ năng lượng điện; cũng như cách các công ty Nhật Bản triển khai các dự án lớn liên quan đến IoT. Tại phiên thảo luận, diễn giả và người tham gia đã cùng bàn luận về lợi thế của Việt Nam bao gồm nhân lực, nguồn dữ liệu và thị trường; và những lĩnh vực mà Việt Nam nên tập trung hướng như Nhà thông minh (Smart Home), Nông nghiệp thông minh ( Smart Agriculture).
Đặc biệt, tại phiên thảo luận Thứ trưởng Phan Tâm đã có những đối thoại trực tiếp và chia sẻ với các diễn giả, người tham gia về nội dung cụ thể của các công nghệ, giải pháp và việc triển khai những công nghệ này tại Việt Nam, những đề xuất để các chuyên gia người Việt ở nước ngoài có thể đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự phát triển của Việt Nam lĩnh vực IoT nói riêng và công nghệ nói chung.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Thành công của phiên thảo luận không chỉ dừng lại ở những nội dung chuyên sâu mà còn ở những kết nỗi đã được tạo ra. Phiên thảo luận về chủ đề IoT tại diễn đàn lần này đã kết nối được các các chuyên gia người Việt ở các vùng miền khác nhau tại Nhật Bản, kết nối được các chuyên gia của các lĩnh vực cấu phần khác nhau trong hệ thông IoT và kết nối được các chuyên gia trong giới nghiên cứu với doanh nghiệp và với cơ quan bộ ngành. Những kết nối như vậy sẽ không thể thiếu khi triển khai và phát triển các bài toàn vĩ mô như IoT.
Theo VietQ
Hội thảo về Bảo mật Ngân hàng Việt Nam 2019
Trong buổi thuyết trình Bảo mật Ngân hàng Việt Nam 2019 (Banking Security Vietnam 2019) đồng tổ chức bởi Cục CNTT.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Công ty CP Quốc tế World Star (WSI) ngày 18/10 vừa qua, các diễn giả đến từ hai công ty bảo mật châu Âu là CyberTrap và CoSoSys đã giúp khách mời có được cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề bảo mật cho ngành Ngân hàng.
Diễn đàn có sự tham gia của hơn 50 đại diện bao gồm lãnh đạo và quản lý bộ phận CNTT của các Ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước, đem đến cơ hội gặp gỡ và chia sẻ về các mối nguy cũng như giải pháp bảo vệ hệ thống mạng và người dùng đầu cuối của các tổ chức.
Tại diễn đàn, ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục CNTT - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, ngành tài chính, ngân hàng luôn là ngành dẫn đầu về cải cách, ứng dụng công nghệ, nhằm đẩy mạnh quá trình số hóa, phù hợp với nhu cầu của thị trường và hành vi của người dùng. Công nghệ đang trở thành công cụ chính để tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Tuy nhiên, nền tảng số cũng kèm theo những rủi ro rất lớn về tấn công mạng. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng không chỉ phải lo lắng về tài sản số của mình, của người dùng mà còn phải tuân thủ các quy định của Quốc tế về đảm bảo an toàn thông tin...Do vậy vấn đề bảo mật mạng trong ngành Ngân hàng càng trở nên quan trọng.
Diễn giả thứ nhất của buổi thuyết trình, chuyên gia về bảo mật Holger Sontag MSc, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của công ty bảo mật CyberTrap chia sẻ: Không có hệ thống nào là an toàn tuyệt đối, các cuộc tấn công mạng thường chỉ được phát hiện rất lâu sau khi chúng xảy ra và thiệt hại cho doanh nghiệp, tổ chức là rất lớn. Do vậy nhiệm vụ của bộ phận bảo mật trong thời buổi hiện nay là phát hiện nhanh chóng các cuộc tấn công và phản ứng thật nhanh trước khi chúng gây hại cho hệ thống, hay nói cách khác là phòng thủ một cách chủ động thay vì chỉ phòng chống đơn thuần. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải hiểu về kẻ tấn công, về mục đích mà chúng nhắm đến cũng như phương thức chúng xâm nhập, đồng thời những điều này cần được thực hiện nhanh nhưng vẫn phải đảm bảo tối ưu hóa về nguồn lực, không quá tốn kém chi phí cũng như nhân lực. Giải pháp của CyberTrap ứng dụng Deception Technology, một khái niệm còn khá mới ở Việt Nam, để đánh lừa kẻ tấn công và giải quyết được các vấn đề trên, hỗ trợ đội ngũ ứng cứu sự cố của các tổ chức ngân hàng, tín dụng.
Ở phần thứ hai của buổi thuyết trình, Giám đốc phát triển kinh doanh khu vực Châu Á Thái Bình Dương của công ty Cososys, chuyên gia Daniel Yeo đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, những tình huống dẫn đến việc rò rỉ dữ liệu quan trọng và nhạy cảm từ các cơ quan tổ chức lớn trên thế giới, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng các giải pháp giải pháp bảo vệ dữ liệu hiệu quả, đặc biệt là các dữ liệu tài chính. Cùng với việc hội nhập quốc tế, các ngân hàng và tổ chức tín dụng phải tuân thủ các quy định bảo vệ dữ liệu như GDPR của Châu Âu, APPI của Nhật Bản, yêu cầu về chuẩn ISO 27001 về an toàn thông tin... Qua phần trình bày của ông Daniel, các lãnh đạo, chuyên viên IT của các ngân hàng đã có cái nhìn toàn diện hơn đối với các mối nguy về vấn đề thất thoát dữ liệu, không chỉ đến từ bên ngoài mà còn từ chính nội bộ doanh nghiệp, tổ chức.
Qua buổi thuyết trình, ông Kim Gyoun Soo, giám đốc Công ty CP Quốc tế World Star (WSI) cho biết, công ty World Star sẽ phối hợp cùng CyberTrap và CoSoSys để đưa những giải pháp tối ưu nhất đến với hệ thống các Ngân hàng tại Việt Nam.
Theo ICTNews
Tung đống tiền mua bằng sáng chế Mỹ, Huawei vẫn tụt hậu so với đối thủ Mỹ? Tốc độ mua bằng sáng chế của Huawei từ các công ty Mỹ đã lên cao đến mức độ chính phủ Mỹ phải sợ hãi. Ảnh: Bloomberg Công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies, biểu tượng của sự cạnh tranh trong ngành công nghệ cao giữa Mỹ và Trung Quốc, có nhiều bằng sáng chế hơn bất kỳ công ty...