Ứng dụng gọi xe thu thêm phụ phí, nhiều khách hàng không hề hay biết
Ngoài giá cước trên số km di chuyển, khách hàng dùng các ứng dụng gọi xe phải trả thêm phí sử dụng nền tảng. Tuy nhiên, không nhiều khách hàng biết đến khoản phí này.
Các ứng dụng gọi xe đang áp dụng mức phí nền tảng. Phí này được hiểu là số tiền phụ thu (ngoài giá cước) trên mỗi chuyến xe. Mức phí này được tính trực tiếp vào tổng số tiền khách hàng phải trả cho mỗi cuốc xe. Các ứng dụng gọi xe công nghệ thu phí sử dụng nền tảng cho đến nay không phải là chuyện mới. Tuy nhiên, đến nay vẫn có khá nhiều khách hàng khá ngạc nhiên khi không hề biết mình phải trả khoản phí này.
Phí nền tảng của một dịch vụ trên ứng dụng Grab
Grab là ứng dụng đầu tiên thu phí nền tảng từ 19/2/2020. Mức phí (ở thời điểm thông báo) đối với các dịch vụ hai bánh là 1.000 đồng và 4 bánh là 2.000 đồng trên mỗi cuốc xe. Riêng dịch vụ GrabFood là 2.000 đồng và giao hàng GrabExpress là 3.000 đồng.
Để thực hiện khấu trừ khoản phí nền tảng này, Grab sẽ điều chỉnh một số khoản phụ phí trên mỗi chuyến xe. Hệ thống tự động khấu trừ khoản phí nền tảng này trong ví của tài xế sau khi các chuyến xe được hoàn thành. Điều này có nghĩa là các khoản phí này không ảnh hướng đến thu nhập tài xế mà chỉ tính trên tổng số tiền khách hàng sử dụng.
Chẳng hạn: Khi khách hàng đặt dịch vụ gọi xe 2 bánh Grabbike với cước phí là 50.000 đồng, tuy nhiên sẽ phải trả thêm 1.000 đồng phí nền tảng nên sẽ thanh toán cho tài xế tổng cộng 51.000 đồng, số tiền này hiển thị khi đặt xe.Tài xế sau khi thu 51.000 đồng sẽ trả 10.000 đồng tiền chiết khấu 20% và 1.000 đồng tiền phí nền tảng cho Grab, còn lại vẫn giữ 40.000đ doanh thu như trước đây.
Theo lý giải từ Grab, phí nền tảng được sử dụng với mục đích mở rộng quyền lợi bảo hiểm tai nạn cá nhân: Đối tác Grab 2 bánh sẽ được bảo hiểm trong suốt thời gian sử dụng ứng dụng Grab Driver (khi ứng dụng của đối tác ở chế độ sẵn sàng nhận cuốc xe) thay vì chỉ áp dụng trong chuyến đi như hiện nay. Ngoài ra, khoản phí này được sử dụng để nghiên cứu và phát triển nhiều tính năng giúp đối tác và khách hàng an toàn hơn trong mỗi chuyến xe.
Video đang HOT
Ngay sau Grab, be cũng triển khai thu phí nền tảng từ đầu tháng 4 /2020 với tất cả các dịch vụ beBike, beCar, beDelivery, be đi chợ, thuê xe theo giờ… Mức phí này được tính là 6.377% trên tổng tiền khách phải trả cho mỗi cuốc xe.
Phí nền tảng be sẽ được thanh toán bởi khách hàng cùng với cước vận tải của từng chuyến xe và được tài xế thu hộ đối với chuyến xe thanh toán bằng tiền mặt hoặc be thu đối với các chuyến xe thanh toán bằng thẻ ngân hàng, ví điện tử hoặc phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác. Đối với cuốc xe khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, hệ thống thanh toán sẽ tự động khấu trừ khoản phí sử dụng ứng dụng này trong tài khoản tài xế ngay sau khi hoàn thành chuyến đi.
Mức phí nền tảng mà khách hàng phải trả cho một dịch vụ của be. Giao diện tài xế hiển thị rõ mức phí này
Với mức thu tính theo tỷ lệ % tổng số tiền mỗi cuốc xe, mức cước phí khách hàng be phải trả sẽ tương đối cao nếu di chuyển quãng đường dài. Phí sử dụng ứng dụng be được cho là sử dụng vào mục đích đầu tư phúc lợi và hỗ trợ những nhu cầu và lợi ích thiết yếu của tài xế về bảo hiểm, dịch vụ chăm sóc, dịch vụ giải đáp thắc mắc từ tài xế… Ngoài ra, khoản phí này hỗ trợ công tác nghiên cứu và cải tiến ứng dụng be, nhằm liên tục đổi mới công nghệ, kỹ thuật và mang đến trải nghiệm tốt hơn cho tài xế và khách hàng khi sử dụng ứng dụng.
Từ tháng 5/2020, GoViet (nay là Gojek Việt Nam) cũng chính thức phụ thu phí nền tảng từ cho mỗi đơn hàng GoBike. Theo đó, mức phí này là 1.000 đồng cho toàn bộ các đơn hàng và 2.000 đồng vào giờ cao điểm. Cũng như hai ứng dụng be, Grab, mức phí này sẽ được sử dụng để triển khai các sáng kiến nhằm mang lại cho khách hàng những chuyến đi đáng tin cậy, đồng thời xây dựng các chương trình hỗ trợ, đào tạo đối tác tài xế và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Như vậy, cả 3 ứng dụng gọi xe phổ biến nhất hiện nay là Grab, be, và Gojek Việt Nam đều thu phí dùng ứng dụng đối với khách hàng. Tuy mức phí này được các ứng dụng thông báo rộng rãi trên các website chính thức, nhưng hầu như các khách hàng lại ít biết đến khoản phí phải trả này.
Chị N.H.T (Hà Nội), một khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ di chuyển Grab và be cho biết dù rất hay gọi xe trên các ứng dụng nhưng chị không hề biết mức phí nền tảng mà mình phải trả cho mỗi cuốc xe.
Hóa đơn khách hàng không hiển thị chi tiết về mức phí nền tảng
Thực tế, trên giao diện ứng dụng của người dùng không hiển thị thông tin riêng về mức phí sử dụng nền tảng. Mức phí này được tính chung vào hóa đơn các chuyến xe. “Do mức phí không đáng kể nên người dùng cũng không để ý”, chị N.H.T nói.
Thậm chí, chính nhiều tài xế công nghệ cũng không hiểu rõ về khoản phí này. Trong cuộc đình công của tài xế be vừa qua, nhiều tài xế cho biết bị khấu trừ khoản phí “vô lý” và bày tỏ bức xúc. Tuy nhiên, trên thực tế, đây chính là mức phí sử dụng nền tảng mà be khấu trừ do tài xế đã thu hộ ứng dụng gọi xe khi khách hàng thanh toán. Về cơ bản, số tiền tài xế được nhận không thay đổi.
Ứng dụng gọi xe GoViet sẽ đổi tên theo thương hiệu Indonesia
Ứng dụng GoViet sắp đổi tên thương hiệu của mình thành Gojek. Đây cũng là tên công ty mẹ của ứng dụng gọi xe này tại Indonesia.
Ông Phùng Tuấn Đức - Giám đốc Vận hành GoViet vừa được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của Gojek Việt Nam.
Ngay sau đó, GoViet đã tuyên bố sẽ hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek để trở thành Gojek Việt Nam. Theo GoViet, việc hợp nhất này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến lược dài hạn của công ty.
Ít người biết rằng, GoViet chính là công ty con của Gojek một start-up theo mô hình siêu ứng dụng (Super App) tới từ Indonesia. Hiện Gojek có tổng cộng 2 triệu đối tác tài xế và 500.000 nhà hàng tham gia vào hệ thống tại hơn 200 thành phố ở khu vực Đông Nam Á.
Trang phục mới của các tài xế GoViet sẽ có màu xanh của Gojek thay vì màu đỏ như trước kia.
Theo GoViet, sau khi hợp nhất với Gojek, ứng dụng này sẽ có các tính năng và sản phẩm mới nhânh hơn, mượt mà hơn. Ứng dụng mới sẽ giúp người dùng Việt Nam có những trải nghiệm tốt hơn, với giao diện đơn giản, gọn gàng hơn và nhiều tính năng được nâng cấp. Người dùng cũng sẽ có thể sử dụng các dịch vụ của Gojek ở Indonesia, Singapore và Thái Lan.
Sau khi hợp nhất, người dùng ứng dụng GoViet vẫn có thể tiếp cận ba loại hình dịch vụ là gọi xe, giao hàng và đặt đồ ăn trên ứng dụng Gojek mới.
Theo ông Andrew Lee, Giám đốc các thị trường Quốc tế của Gojek: "Với việc Việt Nam là thị trường nước ngoài đầu tiên ngoài Indonesia, GoViet đã mở đường cho việc mở rộng hoạt động trong khu vực của Gojek. Ông Phùng Tuấn Đức là người sẽ lãnh đạo việc thực hiện chiến lược mang tính địa phương hóa cao của Gojek tại thị trường Việt Nam.".
Ra mắt thị trường Việt Nam vào năm 2018, GoViet hiện hoạt động trên ba lĩnh vực là gọi xe (GoBike), giao hàng (GoSend), và đặt đồ ăn (GoFood). Hiện ứng dụng này đang tạo thu nhập cho 150.000 đối tác tài xế và 80.000 nhà hàng, phần lớn trong số đó là các cửa hàng siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Trong năm đầu tiên hoạt động, GoViet đã đạt mốc 100 triệu đơn hàng, con số này nhanh chóng tăng gấp đôi thành 200 triệu chỉ sau đó sáu tháng. Tỷ lệ hài lòng của người dùng liên tục ở mức cao (98%).
Trước đó ít ngày, thị trường ứng dụng gọi xe cũng xuất hiện thêm GV Taxi - một cái tên mới mang thương hiệu Việt Nam.
Nhà mạng tặng 5 GB data khi cài ứng dụng Bluezone Với mục tiêu khuyến khích cộng đồng, chung tay đẩy lùi Covid-19, các nhà mạng lớn tại Việt Nam đã thông báo tặng 5 GB data cho khách hàng cài đặt Bluezone. Kể từ ngày 11/8, nhiều nhà mạng lớn tại Việt Nam bao gồm VinaPhone, MobiFone, Viettel và Vietnamobile đã tặng 5 GB data truy cập Internet cho các khách hàng cài...