Ứng dụng giao hàng 10 phút đe dọa nguồn thu thị trường tạp hóa Ấn Độ
Các kho hàng của ứng dụng giao hàng Swiggy đang mọc lên như nấm trên khắp Ấn Độ, với đủ mặt hàng được giao từ sữa, chuối đến bao cao su và hoa trong vòng vài phút.
Chỉ trong vòng vài phút sau khi đặt đơn trên ứng dụng, nhân viên sẽ kịp giao sản phẩm cho các khách hàng. Ảnh: PTI
Ở một khu dân cư lớp trung lưu vùng ngoại ô Mumbai, các nhân viên tại kho hàng tạp hóa Swiggy do SoftBank hậu thuẫn đang chạy đua với thời gian để giao kịp các đơn hàng trong vòng 10 phút kể từ khi hệ thống máy tiếp nhận. Tốc độ giao hàng của họ được theo dõi từng giây trên màn hình nhấp nháy cảnh báo màu đỏ báo hiệu mức độ chậm trễ.
Dưới cái nóng oi ả ngoài trời, các nhân viên của ứng dụng Swiggy mặc chiếc áo phông màu cam sáng đặc trưng đang vội vã thu thập các đơn đặt hàng đã đóng gói để kịp giao cho khách hàng gần đó.
Giám đốc kho hàng Prateek Salunke cho biết: “Thời gian lý tưởng nhất cho việc hoàn thành toàn bộ quá trình nhận là trong 1 phút 30 giây”.
Theo trang Yahoo Finance, các kho hàng của Swiggy đang mọc lên như nấm trên khắp Ấn Độ, với đủ mặt hàng được giao từ sữa, chuối đến bao cao su và hoa hồng trong vòng vài phút. Không chỉ đang định hình lại cách mua sắm của người Ấn Độ, mô hình kinh doanh mới này còn đang đe dọa nguồn sống của hàng triệu cửa hàng tạp hóa đã thống trị thị trường bán lẻ trong nhiều thập kỷ ở quốc gia tỷ dân này.
Trước khi có sự xuất hiện của các sàn thương mại điện tử như Flipkart của Amazon và Walmart, người Ấn Độ chỉ phụ thuộc vào các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ trong khu vực quanh mình sinh sống hoặc nhận hàng miễn phí giao tới qua đặt hàng điện thoại. Tuy nhiên giờ đây, với sự tốc biến của các ứng dụng như Swiggy, Zepto và Blinkit của Zomato, các cửa hàng bán lẻ và những sàn thương mại của các “ông lớn bán lẻ” Mỹ giao hàng ngày hôm sau đã không còn sức cạnh tranh.
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho biết vào tháng 4, thương mại qua giao hàng siêu tốc chiếm 5 tỷ USD, tương đương 45% thị trường tạp hóa trực tuyến trị giá 11 tỷ USD của Ấn Độ hiện nay. Sachs sự đoán khi khách hàng ưu tiên sự tiện lợi và tốc độ, giao dịch nhanh sẽ chiếm 70% thị trường tạp hóa trực tuyến và chạm mốc 60 tỷ USD vào năm 2030.
“Chúng tôi đang đào tạo nhân viên để tập trung vào một thị trường rộng hơn, ngoài thực phẩm. Nhóm khách hàng của chúng tôi là những người từ 21 đến 35, những khách hàng sinh sống tại đô thị cần tiết kiệm thời gian”, một tài liệu chiến lược Swiggy rò rỉ vào tháng 12/2023 đề cập.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành tại một trong những nhà đầu tư tài chính của Swiggy, bao gồm Prosus, Cơ quan đầu tư Qatar và GIC của Singapore, cho biết công ty đã tăng gấp đôi số lượng kho hàng lên 500 tại 25 thành phố vào năm ngoái và có kế hoạch tăng lên 750 trước tháng 4/2025.
Swiggy thậm chí sẽ nhận đơn đặt hàng một quả xoài, mặc dù chi phí có thể cao gấp đôi so với việc đi bộ đến cửa hàng gần đó. Nhiều người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền để tiết kiệm thời gian.
Natasha Kavalakkat – một luật sư 27 tuổi ở Mumbai luôn có lịch trình bận rộn, sử dụng các ứng dụng giao hàng nhanh như Swiggy và Zepto để đặt mua táo và bánh mì. Cô cho biết việc nhận được các gói nước trái cây được giao trong vòng vài phút ngay trước bữa ăn là một yếu tố thay đổi cuộc chơi.
Nạn nhân của xu hướng tiêu dùng mới
Sự gia tăng của dịch vụ giao hàng siêu tốc đồng nghĩa với việc nhiều cửa hàng bán lẻ nhỏ đang chật vật trước áp lực.
Công việc kinh doanh của Prem Patel – một người bán tạp hóa ở ngoại ô Mumbai – phát đạt trong những năm trước. Thậm chí anh còn tân trang và lắp điều hòa phục vụ khách đến cửa hàng. Tuy nhiên, kể từ khi các ứng dụng giao hàng xuất hiện, doanh thu hàng ngày của Patel giảm một nửa xuống còn 300 USD.
Bốn hiệp hội bán lẻ ở 4 bang của Ấn Độ, đại diện cho 90.000 cửa hàng tạp hóa trên tổng số 13 triệu cửa hàng của đất nước, cho biết doanh số hàng tháng đã giảm từ 10% đến 60% do sự gia tăng của các ứng dụng thương mại nhanh.
Để thích nghi hơn với xu hướng mới, một số cửa hàng truyền thống phải ứng dụng công nghệ nhiều hơn. Hiren Gandhi, chủ tịch một hiệp hội bán lẻ ở bang Gujarat, đã yêu cầu các thành viên tạo nhóm WhatsApp để nhận đơn đặt hàng và giao hàng nhanh chóng trong bán kính 6,4 km.
“Khoảng 500 cửa hàng đã thực hiện các bước đổi mới và duy trì hoạt động kinh doanh của mình”, ông Hiren cho hay.
Doanh thu cao nhưng chưa có lợi nhuận
Mặc dù thông tin tài chính của Swiggy dành cho bộ phận thương mại nhanh Instamart không được công khai, nhưng tài liệu nội bộ cho thấy giá trị đơn hàng hàng năm của nó đã tăng gấp ba lần từ 340 triệu USD vào tháng 12/2021 lên 1 tỷ USD vào tháng 9/2023.
Đối thủ chính của Swiggy, Zomato, là doanh nghiệp giao đồ ăn lớn nhất Ấn Độ đã mua lại công ty giao hàng Blinkit vào năm 2022. Goldman Sachs cho biết kể từ khi mua lại Blinkit, dự báo đơn đặt hàng của doanh nghiệp này sẽ lên tới 2,7 tỷ USD trong năm nay, cao hơn gần 60% so với năm ngoái.
Trong một báo cáo hồi tháng 5, Zomato cho biết việc vận hành Blinkit chỉ đủ hòa vốn và dự kiến lợi nhuận hoạt động sẽ “dao động quanh mức 0 trong vài quý tới”.
Các nhà phân tích cảnh báo việc chỉ phụ thuộc vào các thành phố đô thị lớn để thu hút khách hàng và tùn ra các đợt giảm giá khuyến mại để thu hút chi tiêu nhiều, duy trì lợi nhuận có thể gây rủi ro cho các công ty giao hàng nhanh trong lĩnh vực kinh doanh tạp hóa có tỷ suất lợi nhuận thấp.
Để giải quyết được những lo ngại mà giới phân tích chỉ ra, Swiggy và Blinkit đã đa dạng thêm các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Trên ứng dụng của Swiggy, người mua hàng có thể đặt mua đồ thể thao và đồ điện tử như máy lọc không khí Xiaomi trị giá 132 USD, trong khi Blinkit cho biết họ đã bán được số lượng kỷ lục hoa hồng, bó hoa và gấu bông chỉ trong một ngày vào Ngày lễ tình nhân hồi tháng 2.
Những rào cản của Ấn Độ trên đường vượt qua nền kinh tế Mỹ
Theo ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, Ấn Độ đang trên đà vượt mặt Mỹ trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, quốc gia Nam Á này sẽ cần phải vượt qua một số rào cản mang tính quyết định.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (bên phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Nhà Trắng. Ảnh:
Reuters
Trong báo cáo gần đây của Goldman Sachs, nền kinh tế của Ấn Độ được dự đoán sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2075, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Các nhà kinh tế ước tính rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ dẫn đầu toàn cầu tại thời điểm đó.
Tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ được thúc đẩy bởi một số yếu tố chính, bao gồm lực lượng lao động dồi dào, tiến bộ công nghệ và đầu tư vốn đang phát triển. Các chuyên gia thị trường đã ca ngợi quốc gia châu Á này là "cơ hội đầu tư lớn nhất tiếp theo" cũng như bày tỏ sự lạc quan về triển vọng của Ấn Độ.
Ông Santanu Sengupta, nhà kinh tế trưởng của Goldman Sachs tại Ấn Độ, cho biết động lực quan trọng cho tăng trưởng là sự đổi mới và công nghệ.
"Ấn Độ đã đạt được nhiều tiến bộ trong đổi mới và công nghệ hơn mức mọi người có thể nhận ra. Đổi mới và tăng năng suất của người lao động sẽ đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế lớn thứ năm thế giới. Về mặt kỹ thuật, điều đó có nghĩa là sản lượng cao hơn cho mỗi đơn vị lao động và vốn trong nền kinh tế Ấn Độ", chuyên gia Sengupta giải thích.
Tuy nhiên, hành trình tiến lên của Ấn Độ không hoàn toàn không có trở ngại. Nhóm chuyên gia Goldman Sachs lưu ý rằng rủi ro lớn nhất mà đất nước này phải đối mặt là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động không đảo ngược xu hướng giảm 15 năm hiện nay.
Các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có tỷ phú Elon Musk, đang phải chật vật để thâm nhập thị trường Ấn Độ do nạn quan liêu, thuế quan cao cùng với nỗ lực thúc đẩy quốc gia tự lực. Apple là một công ty đã phải vật lộn để thâm nhập thị trường Ấn Độ với hy vọng sẽ giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc với tư cách là nhà sản xuất chip chính của mình.
Những yếu tố này đã đóng vai trò là rào cản có khả năng làm chậm dòng vốn và tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế Ấn Độ.
Ấn Độ cũng có cơ hội để tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Cả hai bên có thể tận dụng lợi thế "nearshoring" - một thông lệ trong đó các quốc gia mang chuỗi cung ứng hàng hóa quan trọng đến các quốc gia gần gũi về thể chất và chính trị - giống như Mỹ đã làm với Mexico. Các cường quốc châu Á này có thể tận dụng sự gần gũi, giảm chi phí vận chuyển xuyên Thái Bình Dương và tạo ra một mạng lưới thương mại khu vực hiệu quả hơn.
Việc hình thành một liên minh như vậy sẽ đi kèm với những thách thức nghiêm trọng: hai nước này có lịch sử xung đột tại biên giới chung. Ấn Độ trên thực tế đang cảnh giác trước sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc. Mặc dù vẫn tồn tại những thách thức chính trị nghiêm trọng, nhưng việc hợp tác mạnh mẽ hơn có thể thúc đẩy tăng trưởng và ảnh hưởng đến tương lai của nền kinh tế khu vực trong thế giới gặp nhiều hậu đại dịch COVID-19.
Nhiều nơi tại châu Á 'vật lộn' với cái nóng kỷ lục của tháng 4 Một đợt nắng nóng kỷ lục của tháng 4 đang "thiêu đốt" Nam và Đông Nam Á. Một phụ nữ che ô tránh nắng tại Bangkok, Thái Lan ngày 22/4. Ảnh: AP Tờ Strait Times (Singapore) đưa tin các nhà khí tượng học đã ghi nhận mức nhiệt lên tới 45 độ C ở Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar và 42 đến 43...