Ấn Độ lập liên minh bảo tồn các loài mèo lớn
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa công bố thành lập tổ chức toàn cầu chuyên bảo tồn các loài mèo lớn như hổ, báo, sư tử.
Hôm 9.4, trong khuôn khổ sự kiện quốc tế kỷ niệm 50 năm Dự án Bảo tồn Hổ tại thành phố Mysuru, bang Karnataka (Ấn Độ), Thủ tướng Narendra Modi đã thành lập Liên minh Các loài Mèo lớn Quốc tế (IBCA), tổ chức chuyên môn toàn cầu tập trung vào bảo tồn các loài mèo lớn như hổ, sư tử, báo hoa mai, báo ghê-pa (báo săn), báo puma (báo sư tử), báo đốm, báo tuyết, theo thông báo của Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam.
Thủ tướng Narendra Modi (phải) và Bộ trưởng Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu Bhupender Yadav công bố đồng xu kỷ niệm 50 năm Dự án Bảo tồn hổ tại sự kiện ở Mysuru ngày 9.4
ANI
Tham dự sự kiện có đoàn đại biểu Việt Nam do PGS-TS Nguyễn Trung Minh, Tổng giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên VN dẫn đoàn, cùng các quan chức cấp cao của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thủ tướng Modi cho biết trọng tâm của IBCA sẽ là bảo tồn 7 loài mèo lớn trên thế giới bao gồm hổ, sư tử, báo hoa mai, báo tuyết, báo puma, báo đốm, và báo ghê-pa. Những quốc gia là môi trường sinh sống của các loài mèo lớn này sẽ là thành viên của liên minh.
Video đang HOT
Thủ tướng Modi nói thêm rằng các quốc gia thành viên có thể chia sẻ kinh nghiệm của họ, hỗ trợ các thành viên nhanh chóng hơn và nhấn mạnh vào nghiên cứu, đào tạo và nâng cao năng lực. Thủ tướng nhấn mạnh: “Cùng nhau, chúng ta sẽ cứu những loài mèo lớn này khỏi nguy cơ tuyệt chủng và mang lại cho chúng một hệ sinh thái an toàn và lành mạnh”.
Thủ tướng Modi cũng phát hành một đồng xu kỷ niệm 50 năm hoàn thành Dự án Bảo tồn Hổ bên cạnh ấn phẩm “Tầm nhìn Bảo tồn Hổ hướng tới 100 năm Độc lập”, một báo cáo tóm tắt chu kỳ đánh giá lần thứ 5 về hiệu quả quản lý các khu bảo tồn hổ.
Thủ tướng Modi ghi nhận những thành tựu của Ấn Độ trong việc bảo tồn động vật hoang dã, đồng thời tuyên bố “Ấn Độ là nơi mà bảo vệ thiên nhiên là một phần của văn hóa quốc gia”. Thủ tướng đề cập việc Ấn Độ chỉ chiếm 2,4% diện tích đất liền trên thế giới nhưng lại là nơi sinh sống của 75% quần thể hổ toàn cầu và đóng góp 8% vào đa dạng sinh học toàn cầu.
Thủ tướng Modi nhận xét “điều quan trọng là các hệ sinh thái phải phát triển mạnh mẽ để động vật hoang dã có thể phát triển” và nói thêm “bảo vệ động vật hoang dã không phải là vấn đề của một quốc gia mà là vấn đề toàn cầu”. Đồng thời, nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết của một liên minh quốc tế.
Thủ tướng Modi cho hay IBCA là bước tiếp nối lời kêu gọi trước đó của ông vào năm 2019 nhân Ngày Quốc tế Hổ, nhằm thành lập một liên minh chống săn bắt và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp ở châu Á.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tự hào về số lượng hổ hoang dã
Khảo sát 4 năm một lần cho thấy số lượng hổ ở Ấn Độ hiện là 3.167 con, chiếm 75% số lượng hổ hoang dã trên toàn cầu.
Thủ tướng Modi thăm khu bảo tồn hổ Bandipur và Mudumalai Tiger ở bang Karnataka vào ngày 9.4. Ảnh AFP
Hãng AFP ngày 9.4 đưa tin số lượng hổ hoang dã ở Ấn Độ đã tăng vượt mức 3.000, thúc đẩy nỗ lực bảo tồn loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Ấn Độ hiện có số lượng hổ hoang dã nhiều nhất thế giới. Loài thú lớn nhất họ mèo này từng phát triển mạnh ở Trung Á, Đông Á và Nam Á.
Tuy nhiên, trong 100 năm qua, số lượng hổ giảm hơn 93% và hiện chỉ còn phân bố thưa thớt tại 13 nước, theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
Khảo sát mới nhất của Ấn Độ được công bố ngày 9.4 cho thấy nước này hiện có 3.167 con hổ hoang dã trên cả nước, tăng so với con số 2.967 con trong khảo sát năm 2019.
Khảo sát được tiến hành 4 năm một lần sử dụng bẫy camera và các chương trình máy tính để nhận diện từng cá thể. Mức tăng đã chậm dần xuống dưới 7% trong 4 năm qua, so với hơn 30% trong giai đoạn 4 năm trước đó.
Tuy nhiên, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho rằng con số mới là "thời khắc tự hào".
"Gia đình chúng ta đang mở rộng. Đây là chuyện tự hào không chỉ đối với Ấn Độ mà còn với cả thế giới", ông phát biểu tại một buổi lễ ở thành phố Mysuru phía nam.
Một con hổ Bengal tại Công viên quốc gia Kaziranga ở Ấn Độ. Ảnh REUTERS
Nạn phá rừng, săn trộm và con người lấn chiếm môi trường sống khiến số lượng hổ khắp châu Á bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Thủ tướng Modi nói rằng Ấn Độ có thể gia tăng số lượng loài động vật này nhờ "sự tham gia của người dân" và "văn hóa bảo tồn".
Ấn Độ hiện chiếm 75% số lượng hổ toàn cầu và còn là quốc gia có "khu vực sống của hổ rộng nhất thế giới", ông Modi cho biết thêm.
Vào năm 1900, ước tính có 100.000 con hổ hoang dã trên toàn cầu. Tuy nhiên, con số này giải xuống chỉ còn 3.200 vào năm 2010. Trong năm đó, Ấn Độ và 12 nước khác có hổ hoang dã đã ký thỏa thuận cam kết tăng gấp đôi số lượng hổ vào năm 2022.
Ấn Độ được cho là có khoảng 40.000 cá thể hổ khi độc lập từ Anh vào năm 1947. Con số này giảm dần xuống còn khoảng 3.700 vào năm 2002 và thấp nhất là 1.411 vào 4 năm sau đó, nhưng đã tăng dần cho đến nay.
Ấn Độ bắt giữ quan chức vi phạm chính sách về rượu Ngày 26/2, Cục Điều tra liên bang Ấn Độ (CBI) đã bắt giữ ông Manish Sisodia, Phó Thủ hiến vùng thủ đô Delhi, với cáo buộc vi phạm chính sách về rượu. Đây là quan chức cấp cao nhất bị bắt liên quan đến vấn đề này thời gian qua. Ông Manish Sisodia. Ảnh: zeebiz.com Theo thông báo của CBI, Phó Thủ hiến...