Ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch, Bến Tre sớm trở về trạng thái bình thường mới
Sau gần 2 tháng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, từ 0h00 ngày 10/9/2021, 7/9 huyện, thành phố của tỉnh Bến Tre đã bắt đầu trạng thái “bình thường mới” theo Chỉ thị 15 với “Giấy thông hành” đi lại cho người dân là QR code xét nghiệm âm tính mẫu gộp và mẫu đại diện các nhóm cư dân, hộ gia đình.
Được biết, đến 10/9/2021, trên toàn bộ tỉnh Bến Tre đã thực hiện xét nghiệm đồng loạt qua nhiều vòng, cách nhau mỗi 72h cho 273.636 mẫu đại diện cho 1.094.544 nhân khẩu trên toàn tỉnh với ghi nhận 7 “ vùng xanh an toàn”.
Từ 0h00 ngày 10/9/2021, 7/9 huyện, thành phố của tỉnh Bến Tre đã bắt đầu trạng thái “bình thường mới” theo Chỉ thị 15
Hàng triệu người dân bắt đầu giai đoạn bình thường mới với ứng dụng giải pháp công nghệ không tốn kém, trong khi chưa có đủ vắc xin.
Hơn 142 phường, xã tại tỉnh Bến Tre dã trở thành những Pháo đài Xanh an toàn. Chiến dịch Pháo Đài Xanh hiện đang hỗ trợ các doanh nghiệp trở lại sản xuất an toàn tại 2 khu công nghiệp lớn Giao Long, An Hiệp và gần 2.000 hộ sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Châu Thành.
Video đang HOT
Người dân được cấp QR code xét nghiệm âm tính mẫu gộp và mẫu đại diện các nhóm cư dân, hộ gia đình.
Trước đó, chương trình Pháo đài xanh đã thực hiện tại TP. Bến Tre và các chợ đầu mối, chợ dân sinh, các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, giao thông vận tải… trên TP. Bến Tre đã hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới.
Đi xe máy từ TP.HCM về miền Tây đến Long An phải quay đầu, về TP.HCM lại cũng không được
Những ngày gần đây, rất nhiều người dân các tỉnh miền Tây đi xe máy từ TP.HCM về thì bị các chốt kiểm tra buộc quay đầu.
Có nhiều trường hợp rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi quay lại TP.HCM cũng không được.
Long An đã thực hiện việc kiểm soát kỹ việc ra vào cửa ngõ từ những ngày đầu thực hiện chỉ thị 16 - Ảnh: AN LONG
Trong ngày 24-7, rất nhiều người dân quê Bến Tre trên đường từ TP.HCM về quê bị chặn lại tại các chốt kiểm tra trên quốc lộ 1, đoạn giáp ranh TP.HCM - Long An và buộc phải quay đầu.
Trên một fanpage Facebook tập hợp nhiều người dân Bến Tre, người dùng Facebook có tên Th.M.B. viết: "Chào mọi người! Sáng nay mình đi về Bến Tre. Mình đã chuẩn bị giấy tờ đầy đủ nhưng đến đoạn Long An thì tất cả mọi người đều không được qua. Và khi quay lại TP.HCM thì lại có một chốt tại huyện Bình Chánh không cho mình vào".
Dưới phần bình luận, rất nhiều người rơi vào tình trạng giống như Th.M.B. chia sẻ. Tuy nhiên những trường hợp này sau khi giải thích thì được quay lại TP.HCM.
Qua điện thoại, anh Nguyễn Thanh Bình - một người dân Bến Tre - cho biết sáng cùng ngày anh và hai người bạn chạy xe máy về quê vì anh bị mất việc hơn 1 tháng qua, tiền dự trữ cũng đã cạn kiệt.
Tuy nhiên khi đến địa phận Long An thì buộc phải quay đầu cùng hàng trăm người dân khác. "Trước đó, khi có thông tin tỉnh Bến Tre sẽ đưa người dân về quê tôi rất mừng và đã liên hệ với hội đồng hương để về nhưng đăng ký không được. Bây giờ chúng tôi cũng không biết phải làm sao để được về quê", anh Bình nói.
Trao đổi qua điện thoại, ông Lê Tấn Bửu - trưởng Ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại TP.HCM -cho biết sau khi tỉnh có chủ trương đưa người dân về quê và giao trưởng Ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại TP.HCM làm đầu mối, ban đã tiếp nhận khoảng 1.800 trường hợp đăng ký về quê.
"Do số lượng đăng ký quá đông trong khi năng lực vận chuyển người về quê không đủ nên chúng tôi đang tạm dừng tiếp nhận đợt một. Hiện danh sách đã gửi về các cơ quan chức năng của tỉnh Bến Tre.
Việc vận chuyển cũng rất khó khăn vì hiện mỗi xe chỉ chở được một nửa số ghế nhằm đảm bảo đúng quy định về phòng chống dịch, nên rất khó khăn về phương tiện", ông Bửu cho biết.
Ông Đặng Hoàng Tuấn - giám đốc Sở GTVT Long An - cho biết hiện sở đã ban hành văn bản về việc tổ chức thực hiện hoạt động vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Long An, quy định chỉ các phương tiện được phép hoạt động vận tải của các địa phương khác vào địa phận tỉnh Long An và phải có các quy định kèm theo như giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, giấy vận tải... hoặc các trường hợp lý do công vụ, các hoạt động theo kế hoạch phối hợp hoặc thông báo của UBND các tỉnh, thành phố.
Do đó, các phương tiện giao thông cá nhân như đi xe máy hiện không được vào địa bàn tỉnh Long An.
Trao đổi thêm về việc đối với các địa phương miền Tây có chủ trương tạo điều kiện cho người về quê phải qua địa bàn tỉnh Long An, ông Tuấn cho biết Sở Giao thông vận tải Long An đã có ý kiến trao đổi, thống nhất với một số địa phương như Bến Tre.
Theo đó, người muốn từ TP.HCM về quê phải đăng ký với các xã, phường, thị trấn nơi lưu trú, hoặc thông qua các đoàn thể như hội đồng hương tỉnh đó tại TP.HCM chẳng hạn để địa phương có kế hoạch tổ chức đưa về tập trung.
"Việc tổ chức như vậy sẽ giúp địa phương giám sát được y tế, đảm bảo khi về quê họ được cách ly để không lây lan dịch bệnh cho địa phương, chứ không thể để tình trạng tự di chuyển trong khi các địa phương đều đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16", ông Tuấn nói.
Bộ Tư lệnh TPHCM sẽ làm rõ vụ chuyển 46 thi thể về Bến Tre hỏa táng Bộ Tư lệnh TPHCM sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ và xử lý hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch trong vụ việc xe chuyển 46 thi thể từ TPHCM về Bến Tre hỏa táng. Sáng 17/8, Bộ Tư lệnh TPHCM cho biết, dịch Covid-19 tại TPHCM đang diễn biến phức tạp, có thể...