Ứng dụng công nghệ làm thay đổi ngành y tế TP HCM năm 2018
Sở Y tế TP HCM đánh giá ứng dụng công cụ hội chẩn trên điện thoại thông minh giúp bác sĩ tuyến trên kịp hỗ trợ tuyến dưới.
Tổng kết 10 hoạt động nổi bật năm 2018, Sở Y tế TP HCM đánh giá cao “apps hội chẩn” trên điện thoại thông minh. Ứng dụng này giúp bác sĩ tại trạm y tế dễ dàng trao đổi, xin ý kiến chuyên môn với các bác sĩ đầu ngành tại bệnh viện thành phố khi khám bệnh cho người dân.
Trạm Y tế phường 13, quận Bình Thạnh được Sở Y tế chọn là nơi đầu tiên trong 24 trạm điểm khởi động lộ trình đổi mới hoạt động trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình. 20 ngày đầu thực hiện đổi mới từ 29/11, Trạm Y tế này đã có 691 lượt người dân đến khám chữa bệnh trong khi trước đó gần như không có.
Bác sĩ Trạm y tế phường 13, quận Bình Thạnh được bác sĩ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định trao đổi trực tuyến, hỏi bệnh, tư vấn trực tuyến cho người bệnh qua “apps hội chẩn”. Ảnh: medinet.
Sở Y tế còn xây dựng ứng dụng dịch vụ công trực tuyến cài đặt trên điện thoại thông minh giúp người dân dễ theo dõi quá trình và tiến độ xử lý hồ sơ. Năm 2018, Sở Y tế tiếp nhận và xử lý 9.442 hồ sơ dịch công trực tuyến cấp độ 3 và 4 trong tổng số 16.650 hồ sơ, chiếm 56,7%.
Video đang HOT
Các hoạt động cấp cứu ngoại viện cũng có nhiều thay đổi trong năm 2018. Mạng lưới cấp cứu vệ tinh được mở rộng với 27 trạm phủ khắp các quận huyện. Xe cấp cứu hai bánh được thí điểm tại trạm vệ tinh Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn từ ngày 7/11 với mong muốn rút ngắn thời gian tiếp cận người dân khi có nhu cầu cần cấp cứu.
Tùy nội dung của cuộc gọi cấp cứu, bệnh viện điều xe cấp cứu hai bánh, bác sĩ đến nhà người dân sơ cứu, khám bệnh, kê đơn và tư vấn không cần hỗ trợ của xe cứu thương. Trường hợp tai nạn giao thông, bệnh lý cần nhập viện, xe cứu thương lẫn xe máy hai bánh cùng được điều động. Bác sĩ đi xe cấp cứu hai bánh đến trước để kịp thời sơ cứu trong khi chờ xe cứu thương đến chuyển bệnh nhân về viện điều trị.
Sau khi trải nghiệm, người dân đều rất hài lòng vì bác sĩ đến rất nhanh so với trước đây, chỉ mất thời gian trung bình là 3-5 phút. Nhiều trạm vệ tinh các bệnh viện khác đang đề xuất thử nghiệm loại hình này.
Bác sĩ, điều dưỡng của Trạm Cấp cứu vệ tinh 115 tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn đi cấp cứu người bệnh bằng xe hai bánh. Ảnh: medinet.
Mô hình “chuỗi phòng khám đa khoa” đã mang các bệnh viện quận, huyện đến gần dân hơn, góp phần giảm tải đáng kể. Hoạt động dược lâm sàng và phòng chống kháng thuốc được đẩy mạnh tại tất cả bệnh viện.
Giai đoạn 2017-2018, lần đầu trong vòng 2 năm, ngành y tế thành phố đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp và đưa vào sử dụng 16 bệnh viện và 10 trung tâm y tế quận, huyện. Trong đó có 8 bệnh viện gồm Nhi đồng Thành phố, Ung Bướu, Nhi đồng 2, Tai Mũi Họng, Truyền máu Huyết học, Nhân dân 115, Nhân Ái, Viện Tim TP HCM.
Lê Phương
Theo VNE
Thay thế thận trên xe cấp cứu trước khi đưa về bệnh viện
Sở Y tế TP HCM vừa mở thêm Trạm cấp cứu vệ tinh 115 thứ 28 trên địa bàn TP, đặt tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, mở cơ hội cứu người nhanh nhất.
Chiều 27-12, Sở Y tế TP HCM đã triển khai thêm Trạm cấp cứu vệ tinh 115 thứ 28 trên địa bàn TP. Trạm cấp cứu này đặt tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn (quận Phú Nhuận), sẽ thực hiện chức năng cấp cứu cho người dân trên địa bàn các phường 2,3,4,5,7,8 (quận Phú Nhuận), các phường 3, 5, 6, 11, 14 (quận Bình Thạnh) cũng như các địa bàn lân cận.
Ký kết triển khai đặt trạm cấp cứu vệ tinh 115 tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Theo BS Nguyễn Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, hiện nay khoa cấp cứu bệnh viện mỗi ngày tiếp nhận từ 130-150 trường hợp. Với những quy trình khẩn cấp được bệnh viện ứng dụng triển khai như Code STROKE, Code STEMI, Code Blue... sẽ đảm bảo cứu chữa kịp thời cho bệnh nhân nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh khoa diễn tiến nặng cũng như đáp ứng thảm họa, dịch bệnh.
Với hệ thống xe cứu thương chuyên dụng được trang bị đầy đủ thiết bị máy thở, máy lọc máu cấp cứu, thông khí nhân tạo cấp cứu, kỹ thuật thay thế thận cấp cứu và đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp ..., trạm cấp cứu hoạt động 24/7, xử lý mọi tình huống cấp cứu ngoại viện hiệu quả nhất, đặc biệt các trường hợp đột quỵ, ngưng tim, ngưng thở và tai nạn giao thông. Quy trình xuất xe chỉ trong 3-5 phút, người bệnh sẽ được đến bệnh viện trong thời gian nhanh nhất, giảm thiểu di chứng, tăng cơ hội sống.
Lãnh đạo ngành y tế TP khuyến khích triển khai mô hình cấp cứu xe 2 bánh phù hợp địa hình giao thông TP
Tại buổi triển khai, PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế, khuyến khích Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đầu tư triển khai thêm mô hình cấp cứu bằng xe 2 bánh. "Ngành y tế đang liên kết các khoa cấp cứu ở tất cả các các bệnh viện chứ không riêng gì những bệnh viện lớn. Điều hành bằng hệ thống thông minh mục tiêu là tiếp cận hiện trường trong thời gian nhanh nhất, đem lợi cho người bệnh", ông Thượng nhấn mạnh.
Nguyễn Thạnh
Theo nld.com.vn
Mất 9 ngày, các bác sĩ đã cứu sống bệnh nhân từ 'cõi chết' Ca mổ khẩn xuyên đêm, kéo dài từ 21 giờ 20 ngày 2.12 đến 2 giờ 45 phút sáng 3.12. Sau đó bệnh nhân tiếp tục hôn mê 3 ngày, bệnh viện cho "ngủ đông" thêm 6 ngày. Nỗ lực xuyên đêm của ê kíp y bác sĩ đã giữ được tính mạng bệnh nhân - CTV Ngày 17.12, tức sau 15 ngày...