Ứng dụng công nghệ dự ứng lực đem lại hiệu quả cao trong dự án công nghiệp
Ngày 6/9, tại TPHCM, Công ty TNHH VSL Việt Nam phối hợp với Công ty HD E&C tổ chức hội thảo về công nghệ dự ứng lực trong dự án công nghiệp.
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh T.D
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Đức Lân, Tổng Giám đốc Công ty TNHH VSL Việt Nam cho biết, với kinh nghiệm hơn 63 năm xây dựng phát triển các dự án trên toàn cầu, VSL đã nghiên cứu phát triển nhiều sản phẩm công nghệ đáp ứng nhu cầu hiện đại trong xây dựng công nghiệp.
Việc áp dụng công nghệ dự ứng lực vào trong xây dựng các sàn công nghiệp bê tông, cốt thép dự ứng lực nhịp lớn và sàn bê tông dự ứng lực (không sử dụng cốt thép) trên nền đất có thể tiết kiệm vật liệu, rút ngắn tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng và tuổi thọ công trình, chi phí xây dựng hợp lý, giảm thiểu rủi ro khí thải C02 đảm bảo môi trường.
Sàn công trình công nghiệp ứng dụng công nghệ dự ứng lực của VSL.
Video đang HOT
Sản phẩm dự ứng lực của VSL tuân thủ các tiêu chuẩn châu Âu về kỹ thuật, chất lượng, an toàn, sức khỏe môi trường. Với đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao được đào tạo bài bản, VSL đã và đang tham gia thiết kế, xây dựng thành công nhiều dự án tại Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới.
Chia sẻ về công nghệ dầm sàn dự ứng lực áp dụng cho kết cấu sàn công nghiệp khẩu độ lớn, ông Lân cho biết, công nghệ này mang lại hiệu quả trong công việc tiết kiệm vật liệu sàn và nền mong, rút ngắn tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng tuổi thọ công trình…
Bên cạnh đó, giải pháp sàn bê tông dự ứng lực trên nền đất áp dụng rất hiệu quả cho các sàn công nghiệp chịu tải trọng nặng, kho bãi chứa container, kho đông lạnh, bến cảng và đường băng, bãi đỗ, sân bay, trạm thu phí…
Việc ứng dụng dự ứng lực đem lại hiệu quả vượt trội cho công trình.
Với ưu điểm vượt trội về khả năng chịu tải trọng nặng, độ bền cao, ít khe nối, độ bằng phẳng cao, thời gian thi công nhanh (thiết bị nặng có thể chạy trực tiếp trên sàn ngay sau khi căng kéo dự ứng lực) và hạn chế nứt, công nghệ sàn dự ứng lực trên nền đất đã được VSL thiết kế, thi công rất phổ biến tại nhiều dự án công nghiệp ở các nước như Argentina, Australia, Indonesia, Trung Quốc…
Ngoài ra, theo ông Hoàng Anh Đạt, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc HD E&C, việc rút ngắn tiến độ là ưu tiên hàng đầu trong xây dựng nhà xưởng, nhất là việc ép cọc trên nền đất yếu vừa tốn kém, vừa ảnh hưởng đến tiến độ đưa vào khai thác của nhà đầu tư. Theo đó, ứng dụng công nghệ dự ứng lực trên nền đất sẽ đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư về tiến độ và chất lượng công trình.
Điển hình sàn dự ứng lực trên nền đất xây dựng cho khu bến cảng sanwon dock ở Melbourne Australia, sàn dự ứng lực trên nền đất xây dựng cho nhà xưởng, kho đông lạnh Oxford, Australia… và một số dự án nhà công nghiệp tại Việt Nam ứng dụng công nghệ dự ứng lực gồm: Sankyu Logistic Factory, Nitori Phase 1, Nippon Chemiphar, Ree Tech…
Theo Hải Quan
Asanzo tạm ngừng hoạt động kinh doanh do không còn đủ lực về tài chính
Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo vừa thông báo tạm dừng mọi hoạt động từ ngày 30/8. Doanh nghiệp này cho biết công ty đã kiệt quệ, không còn đủ khả năng tài chính để kéo dài hoạt động.
Asanzo đã mất hơn 80% doanh số so với bình thường trong hơn 2 tháng qua. Tuy nhiên, công ty vẫn chi ít nhất 1 tỷ đồng mỗi ngày để trả lương cho người lao động, trả chi phí kho bãi và các chi phí khác.
Ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch Asanzo
Từ 30/8, Asanzo dừng toàn bộ hoạt động kinh doanh ngoại trừ hoạt động bảo trì, bảo hành các sản phẩm đã bán ra.
"Nhiều nhân sự quan trọng không còn đủ sức khỏe làm việc vì ở trong tình trạng áp lực căng thẳng hơn 2 tháng qua từ thời điểm vướng lùm xùm gian lận xuất xứ", thông báo của Asanzo viết.
Trước đó, theo phản ánh của báo chí, Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam bị nghi nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường.
Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch Asanzo cho biết TV của Asanzo nhập khẩu từ Trung Quốc khung sườn, màn hình và bo mạch, chiếm 70% sản phẩm.
Với 30% còn lại, Asanzo chủ động thiết kế bảng mạch, hiệu chỉnh phần mềm Android TV phù hợp với thị trường Việt Nam, bộ nguồn phù hợp với điện 220 V cũng như điện từ ắc-quy để có thể hoạt động trên ghe thuyền của các vùng sông nước và các phần phụ trợ.
Về hình ảnh công nhân trong nhà máy Asanzo lột con tem "Made in China", ông Tam khẳng định đó là con tem trên một bộ phận linh kiện, chứ không phải dán lên chiếc TV thành phẩm.
Theo Tổ Quốc
Công ty Rạng Đông thiệt hại 150 tỷ đồng sau vụ cháy Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông đã có thông báo chính thức về thiệt hại sau vụ hỏa hoạn. Theo thông báo, vụ cháy tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông xảy ra vào hồi 18g ngày 28-8, tại bộ phận sản xuất bóng đèn, dây tóc, ống đèn CFL và một kho thành phẩm...