Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và liên kết chuỗi tiêu thụ
Đồng Nai xác định tiếp tục tập trung phát triển bền vững ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và liên kết chuỗi tiêu thụ một cách chặt chẽ.
(Ảnh minh họa: Công Phong/TTXVN)
Đồng Nai được đánh giá là thủ phủ của ngành chăn nuôi cả nước. Trong các sản phẩm chăn nuôi, mặt hàng lợn và gà nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.
Để tiếp tục phát huy vị thế của ngành chăn nuôi này, tỉnh Đồng Nai xác định tiếp tục tập trung phát triển bền vững ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và liên kết chuỗi tiêu thụ một cách chặt chẽ.
Chọn lọc công nghệ cao
Tháng 11/2020, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 4000/QĐ-UBND phê duyệt Đề án nghiên cứu khả thi về phát triển bền vững nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Israel trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, chia sẻ việc ứng dụng công nghệ cao của Israel vào sản xuất, nhất là tập trung vào những nông sản và sản phẩm chăn nuôi thế mạnh của Đồng Nai nhằm xây dựng nền nông nghiệp hiện đại theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, năng suất, chất lượng quốc tế; xây dựng chuỗi giá trị khép kín, tạo thương hiệu sản phẩm; xây dựng tốt thị trường xuất khẩu , ổn định bền vững thị trường trong nước.
Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong ngành chăn nuôi đã xây dựng được liên kết chuỗi với người chăn nuôi theo hình thức gia công.
Trong chuỗi này, doanh nghiệp cung ứng con giống , thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật, thuốc thú y và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
Hiện không ít các hợp tác xã chăn nuôi cũng đã có chuyển biến rõ nét trong tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp với chuỗi liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ.
Bà Mai Thị Hải, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ giáo dục 3A, Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết hiện công ty có nhiều đề án phối hợp với tỉnh Đồng Nai thực hiện ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; trong đó có đề án ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi lợn và gà.
Video đang HOT
Mục tiêu của các đề án là ứng dụng một cách chọn lọc các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao của Israel vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, nâng cao giá trị, năng suất, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của tỉnh, đáp ứng các yêu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước, xuất khẩu và nguyên liệu cho ngành chế biến.
Khi các đề án thành công và đủ điều kiện nhân rộng, ngành nông nghiệp Đồng Nai hướng đến xây dựng, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi chuyên canh, áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa theo quy trình, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trên cơ sở khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, góp phần nâng cao thu nhập và vươn lên làm giàu của người dân khu vực nông thôn.
Hiện đề án được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai tạo điều kiện thuận lợi đến tối đa để nhanh chóng đưa nền nông nghiệp, chăn nuôi Đồng Nai đi đầu cả nước trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Đẩy mạnh xây dựng chuỗi
Tiến tới mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao là cả quá trình học hỏi và tìm hiểu nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
Do đó, khi đã có mục tiêu, ngành chăn nuôi tỉnh Đồng Nai nhanh chóng xây dựng chuỗi liên kết các đơn vị gồm nhà nước, nhà khoa học, trường, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, nông dân, truyền thông để đẩy mạnh ngành chăn nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
Tỉnh đã huy động sự tham gia của các lực lượng nghiên cứu, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế, các tổ chức khoa học, công nghệ trong tỉnh, hướng đến phát triển ngành chăn nuôi bền vững, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm.
Ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Nai, cho biết Đồng Nai sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho doanh nghiệp, người chăn nuôi tái đàn, tăng đàn trong chăn nuôi lợn. Các doanh nghiệp và hợp tác xã chăn nuôi, hộ chăn nuôi lợn tái đàn trên cơ sở phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn sinh học.
Tỉnh Đồng Nai cũng đang làm việc với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện an toàn về phòng chống dịch bệnh để tăng cường phát triển đàn giống, có nguồn cung cấp cho các hộ chăn nuôi.
Đồng Nai đã có chính sách khuyến khích các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ để cung cấp con giống, chuyển giao kỹ thuật nuôi đảm bảo an toàn cho nông dân.
Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho doanh nghiệp, người chăn nuôi tái đàn, tăng đàn trong chăn nuôi lợn trên cơ sở phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn sinh học.
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 132 chuỗi liên kết đã được hình thành, với sự tham gia của 67 doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, chế biến, 52 hợp tác xã và 18 tổ hợp tác; trong đó, có 84 chuỗi trồng trọt, 29 chuỗi chăn nuôi, 4 chuỗi thủy sản và 15 chuỗi chợ an toàn thực phẩm.
Năm 2019, giá trị sản lượng sản phẩm tiêu thụ thông qua hình thức liên kết đạt 40,85%, vượt chỉ tiêu tái cơ cấu đề ra 20%, ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, cho biết.
Tỉnh Đồng Nai cũng đã đặt mục tiêu xác định tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 70% giá trị toàn ngành nông nghiệp.
100% lao động trong các trang trại, hợp tác xã được tập huấn, bồi dưỡng ứng dụng công nghệ cao, xây dựng được đội ngũ nhân sự, chuyên gia nông nghiệp, lực lượng được đào tạo bài bản, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Tỷ trọng giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết là 90% đối với chăn nuôi, 60% đối với trồng trọt, và 50% đối với thủy sản./.
Cty Năng lượng Trường Thành vốn "khủng", lãi đậm... sao nợ thuế 4 tỷ?
Mặc dù có vốn "khủng", lãi đậm trong kinh doanh, song ít ai ngờ rằng Năng lượng Trường Thành lại là một trong những doanh nghiệp vẫn chây ì nợ thuế hơn 4 tỷ đồng.
Vốn "khủng", lãi đậm...
Công ty cổ phần Năng lượng Trường Thành được thành lập tháng 12/2016, đóng trụ sở tại số 14-16, phố Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội.
Người đại diện theo pháp luật là ông Lê Đình Ngọc (SN 1976). Ngoài ra, ông Ngọc còn là thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Trường Thành Việt Nam. Doanh nghiệp này kinh doanh đa ngành, hướng chủ yếu tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Năng lượng tái tạo, bất động sản và công nghệ cao.
Ông Lê Đình Ngọc là người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Năng lượng Trường Thành.
Trở lại với Công ty cổ phần Năng lượng Trường Thành, ban đầu doanh nghiệp này có vốn điều lệ là 15,3 tỷ đồng. Đến năm 2017, vốn điều lệ tăng lên 184,87 tỷ đồng, năm 2018 là 188,47 tỷ đồng và năm 2019 lên 450 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, trong 2017 và 2018, Năng lượng Trường Thành không ghi nhận doanh thu thuần. Tuy nhiên đến năm 2019, Công ty bắt đầu đạt doanh thu thuần 24,4 tỷ đồng và hơn 33 triệu đồng doanh thu tài chính.
Đặc biệt, chi phí quản lý doanh nghiệp của Năng lượng Trường Thành trong năm tăng mạnh từ 19,5 triệu đồng (2018) lên hơn 407 triệu đồng (2019). Chi phí bán hàng không phát sinh trong kỳ. Giá vốn bán hàng chỉ ở mức 1,19 tỷ đồng. Chi phí tài chính mà chủ yếu là lãi vay ở mức hơn 4,5 tỷ đồng.
Năm 2019, Năng lượng Trường Thành lãi trước thuế hơn 18,3 tỷ đồng . Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp (3,8 tỷ đồng), Công ty vẫn lãi ròng hơn 14 tỷ đồng.
Tại thời điểm ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Năng lượng Trường Thành có hơn 471 tỷ đồng.
Đến hết năm 2019, nợ phải trả của doanh nghiệp này chỉ ở mức 7,38 tỷ đồng.
... vẫn nợ thuế 4 tỷ đồng
Mặc dù Năng lượng Trường Thành có vốn "khủng", lãi đậm cho thấy tiềm lực tương đối mạnh của doanh nghiệp, song ít ai ngờ rằng doanh nghiệp này vẫn là một trong những đơn vị chây ì nộp thuế.
Cụ thể, Cục Thuế TP.Hà Nội cho biết, tính đến ngày 30/9, Năng lượng Trường Thành nợ thuế 4,14 tỷ đồng, chủ yếu là thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền chậm nộp.
Năng lượng Trường Thành nợ thuế 4,14 tỷ đồng. (Ảnh minh họa).
Thế nhưng, thời điểm cuối tháng 11/2020 khi Cục Thuế TP.Hà Nội công khai danh sách nợ thuế, Năng lượng Trường Thành mới chỉ nộp vào ngân sách số tiền là 150 triệu đồng.
Sữa Mộc Châu được đăng ký chứng khoán, room ngoại 49% Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán với mã MCM, tương ứng 66,8 triệu cổ phiếu từ ngày 19/11 cho CTCP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk). MCM đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội. Đồng thời, VSD thông báo tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà...