Ứng dụng công nghệ cao để lai tạo, sản xuất giống cây trồng
Là trung tâm khoa học và công nghệ của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế trong việc nghiên cứu, lai tạo, sản xuất giống cây trồng theo hướng ứng dụng công nghệ cao để cung cấp cho thị trường khu vực phía nam nói riêng và cả nước nói chung.
Phòng nuôi cấy mô hoa lan, Khu Nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện, thành phố có đủ cơ sở và điều kiện để xây dựng thành trung tâm giống cây trồng công nghệ cao. Đây là tiền đề quan trọng khắc phục những hạn chế trong công tác sản xuất, lai tạo giống trong nước khi nước ta phải nhập đến 90% các giống rau, giống hoa với giá trị hàng chục triệu USD mỗi năm…
Lai tạo nhiều giống mới
Với hơn 8.000m2 trồng dưa lưới giống TL3 ứng dụng công nghệ cao tại huyện Củ Chi, hằng năm, Công ty du lịch nhà vườn sinh thái Quốc Bảo thu lãi ròng hàng tỷ đồng. Đây là giống dưa lưới đang được ưa chuộng tại Việt Nam do Công ty TNHH nông nghiệp Chánh Phong (Công ty Chánh Phong) nghiên cứu, lai tạo, sản xuất và cung ứng giống. Dưa lưới TL3 có giá bán cao hơn khoảng 2.000 đồng/kg so với các dưa lưới khác do độ giòn, ngọt, mùi thơm, chất dinh dưỡng cao hơn, thời gian bảo quản lâu hơn, độ kháng sâu bệnh cũng vượt trội hơn các giống dưa lưới khác.
Ông Nguyễn Duy Nhứt, Quản lý kỹ thuật Công ty du lịch nhà vườn sinh thái Quốc Bảo chia sẻ, giống dưa lưới TL3 được Công ty Chánh Phong chuyển giao cho công ty trồng thương mại cách đây khoảng hai năm. Năng suất của dưa lưới TL3 tương đương với các giống dưa lưới khác, hơn 35 tấn/ha. Mỗi trái dưa lưới có trọng lượng khoảng 1,5 kg mang về lợi nhuận từ 10 đến 12 nghìn đồng một trái…
Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã kêu gọi được 14 dự án đầu tư phù hợp với tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng. Chỉ tính riêng lĩnh vực lai tạo, sản xuất cây giống, con giống, đến nay, các doanh nghiệp hoạt động trong Khu nông nghiệp công nghệ cao và các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao thành phố đã sản xuất và cung cấp hơn 370 tấn hạt giống F1 các loại; gần 6,2 triệu hạt giống dưa lưới F1; 100 nghìn túi meo giống nấm và gần 3 triệu bịch phôi giống nấm các loại; cung cấp từ 10 triệu đến 20 triệu cây lan giống,… Các giống cây đều cho năng suất, chất lượng cao, khả năng kháng bệnh tốt… đạt tiêu chuẩn cung cấp phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Video đang HOT
Khu nông nghiệp công nghệ cao thành phố cũng đã thành lập được ngân hàng nguồn gen bảo tồn và lưu trữ các giống cây, giống con quý hiếm phục vụ nghiên cứu khoa học, lai tạo và sản xuất, tạo ra các nguồn giống mới có đặc tính vượt trội và giá trị kinh tế cao. Duy trì hoạt động thu thập và du nhập hơn 500 giống nguồn gen bản địa; chọn lọc và lai tạo các giống hoa lan, giống rau ăn lá, rau ăn quả, giống nấm… thích hợp sinh trưởng và phát triển trong điều kiện các vùng thổ nhưỡng trong cả nước.
Thạc sĩ Lê Văn Cửa, Phó Trưởng ban Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong quá trình lai tạo, Khu nông nghiệp công nghệ cao đã chọn ra các giống phù hợp với điều kiện sinh thái ở Việt Nam để phát triển với hệ số nhân giống bằng công nghệ sinh học hiệu quả rất cao so với quy trình nhân giống trước đây, đáp ứng được nhu cầu giống cây trồng, vật nuôi của người dân, doanh nghiệp. Các giống hoa, giống các loại rau ăn lá, ăn quả, các hạt giống dưa lưới… lai tạo mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, chuyển giao cho nông dân, doanh nghiệp.
Để sớm trở thành trung tâm giống
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 25 đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Từ năm 2016 đến 2021, lượng hạt giống các loại sản xuất được 173.514 tấn, nhập khẩu 18.085 tấn, xuất khẩu hơn 2.157 tấn. Trong số này, có 20 đơn vị triển khai nuôi cấy mô thực vật, cung cấp khoảng 16 triệu cây giống cấy mô một năm, chủ yếu là các giống lan cung cấp cho thị trường phía nam. Những năm gần đây, trong nghiên cứu chọn tạo giống lan mới, đã tạo 20 dòng lan lai (Dendrobium) thể hiện ưu thế lai cao về một số tính trạng vượt trội so với bố mẹ và giống đối chứng. Trong đó, có 12 dòng lan lai mới được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp bằng bảo hộ giống mới…
Tiến sĩ Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố đang tập trung hướng đến hình thành trung tâm giống cây, giống con chất lượng cao và khi thành phố sản xuất giống thì giá trị tạo ra rất lớn.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung số lượng lớn các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, nhất là đã xây dựng cơ sở vật chất, cũng như nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu lai tạo giống cây trồng. Ngoài Khu nông nghiệp công nghệ cao, thành phố còn có Trung tâm Công nghệ sinh học… Các đơn vị này đã nghiên cứu chọn tạo giống bằng các phương pháp hiện đại về công nghệ sinh học giúp cho khả năng chọn tạo giống mới nhanh và hiệu quả. Nhiều bộ sưu tập giống hoa lan, cây kiểng, rau các loại, cây dược liệu là nguồn gen phong phú cùng với phòng thí nghiệm, hệ thống nhà màng, nhà lưới hiện đại phục vụ công tác chọn tạo giống hiệu quả.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa ở thành phố đang diễn ra nhanh, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống cây trồng khó tiếp cận được diện tích đất lớn để triển khai công tác nghiên cứu, chọn tạo, nhân giống và sản xuất giống. Nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ứng dụng các công nghệ mới trong nghiên cứu chọn tạo giống. Doanh nghiệp có thực lực nghiên cứu chọn tạo giống ở thành phố khá ít…
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Hoa Xô, nguyên Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng, thành phố cần tiếp tục đầu tư tập trung kinh phí một cách thỏa đáng, đồng bộ hằng năm cho công tác sưu tập, bảo tồn nguồn gen cũng như trao đổi nguồn gen trong và ngoài nước làm vật liệu cho công tác lai tạo và nhân giống, sản xuất giống mới. Tiếp tục các chính sách ưu đãi khuyến khích cho các doanh nghiệp đầu tư vào công tác nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất giống mới, nhất là chính sách về thuế, về vốn vay cho sản xuất cũng như một số ưu đãi khác. Cần ưu tiên triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực khoa học, cán bộ trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất giống không chỉ cho cơ quan nghiên cứu khoa học mà cho cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Thành phố cần đầu tư một khu sản xuất giống cây trồng công nghệ cao khoảng 100 đến 200ha với chức năng sản xuất giống cây để phục vụ công tác sản xuất giống đầu dòng, giống bố mẹ, giống lai F1 các giống rau, hoa có giá trị. Khu sản xuất này là nơi tiếp nhận các kết quả nghiên cứu về giống của các đơn vị như Trung tâm công nghệ sinh học, Khu nông nghiệp công nghệ cao hay các đơn vị khác để triển khai sản xuất giống thương phẩm, duy trì giống bố mẹ, sản xuất giống lai F1… cũng như bảo quản hạt giống.
Tạo giống cây mới tại Trung tâm Công nghệ sinh học (quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh). (Ảnh: CAO THĂNG)
Ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên giảm áp lực sổ sách, giáo án
Công nghệ thông tin giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức có thêm thời gian nghiên cứu bài giảng.
Giáo viên Trường Tiểu học Tam Thanh thiết kế bài giảng điện tử. Ảnh: NTCC
Tận dụng được nhiều nguồn học liệu
Theo chia sẻ của nhiều giáo viên, khi ứng dụng công nghệ thông tin vào làm sổ sách, hồ sơ đã giảm được nhiều áp lực, thời gian, công sức. Đồng thời, giáo viên có thể tận dụng các phần mềm để soạn bài giảng hấp dẫn, phong phú hơn.
Đồng quan điểm đó, cô Đào Thị Thơm - Trường Tiểu học Tam Thanh (tỉnh Lạng Sơn) chia sẻ: "Ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giáo án điện tử rất thuận lợi để thiết kế nội dung các tiết học, tận dụng được nhiều nguồn học liệu làm ví dụ minh họa cho học sinh dễ hiểu và tiếp cận bài học tốt hơn.
Bên cạnh đó, với nhiều phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng, chúng tôi có thể lựa chọn nhằm thiết kế theo ý đồ của mình".
Cô Thơm cũng cho biết thêm, trước đây học bạ của học sinh được được viết tay để theo dõi điểm, quá trình học tập, rèn luyện của các em. Tuy nhiên, khi sử dụng học bạ điện tử thì bất kỳ địa điểm nào giáo viên cũng cập nhật thông tin, điểm của học sinh. Danh sách học sinh chỉ cần cập nhật 1 lần lên hệ thống, các năm sau giáo viên chỉ cần đối chiếu lại, không cần phải ghi lại danh sách.
Đồng thời, hệ thống quản lý thông minh, có truy vết lịch sử cập nhật do đó không thể tùy tiện sửa kết quả của học sinh. Sau mỗi năm học, hệ thống sẽ khóa lại, không thể truy cập.
"Một điểm thông minh nữa là hệ thống quản lý sổ học bạ điện tử tích hợp nữa là Ban giám hiệu, những người được cấp quyền truy có thể theo dõi được thông tin, kết quả của học sinh", cô Thơm nói thêm.
Tăng cường ứng dụng vào trường học
Theo cô Phạm Tố Quyên - Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Thanh (TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn): "Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng như làm sổ sách hỗ trợ cũng như giúp giảm áp lực rất lớn cho giáo viên.
Đơn cử như việc làm giáo án điện tử, thầy cô trong quá trình giảng dạy nếu phát hiện những nội dung không phù hợp, cần thay đổi thì ghi chú lại sau đó bổ sung để bài giảng tốt nhất".
Ứng dụng công nghệ thông tin và trường học giúp cho giáo viên nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sáng tạo, thiết kế bài giảng sinh động hơn thu hút học sinh hơn. Môn Lịch, Địa lí, Khoa học thì được các thầy cô ứng dụng công nghệ thông tin để soạn bài giảng rất nhiều, sử dụng các hình ảnh minh họa, video để lồng ghép vào bài giảng.
"Trong quá trình sử dụng phần mềm, nếu thầy cô gặp khó khăn sẽ được đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ, tư vấn", cô Quyên nói thêm.
Cận cảnh 'kỳ quan thế giới' trong dự án nuôi cá rô phi ở Nghệ An Dự án nuôi cá rô phi Israel công nghệ cao ở Nghệ An, xây thêm nhiều hạng mục như sân tập golf, mô hình các kỳ quan thế giới ...khi chưa được cấp phép. Những ngày qua, dư luận ở Nghệ An xôn xao dự án nuôi cá rô phi Israel ở xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An được xây...