Ứng dụng có hàng triệu lượt cài đặt âm thầm phá hỏng điện thoại người dùng
Được quảng cáo với những tính năng hoa mỹ, tuy nhiên những ứng dụng này lại là nguồn gây ra những trục trặc hiệu suất điện thoại, quảng cáo gian lận và ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
Trong một báo cáo mới đây, hãng bảo mật Dr. Web đã lên tiếng cảnh báo về các ứng dụng lừa đảo đã được cài đặt trên hàng triệu thiết bị.
Những ứng dụng lừa đảo này ngụy trang là các tiện ích và trình tối ưu hóa hệ thống nhưng trên thực tế lại là nguồn gây ra những trục trặc về hiệu suất trên điện thoại và gian lận quảng cáo, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người sử dụng.
Một ứng dụng được Dr. Web đề cập là TubeBox, khi có đến một triệu lượt tải xuống trên chợ ứng dụng Google Play.
TubeBox hứa hẹn sẽ trao phần thưởng bằng tiền khi người dùng xem video và quảng cáo trên ứng dụng. Tuy nhiên, đó chỉ là lời nói dối để đánh lừa những người nhẹ dạ cả tin (Nguồn: Dr. Web)
Ứng dụng này không bao giờ thực hiện đúng lời hứa mà thay vào đó sẽ tìm cách thoái thác khi người dùng cố gắng đổi phần thưởng đã thu thập được.
Ngay cả những người dùng hoàn thành bước cuối cùng là rút tiền, số tiền được hứa hẹn cũng sẽ không bao giờ đến tay người nhận. Theo các nhà nghiên cứu, tất cả chỉ là một mánh khóe mà nhà phát triển ứng dụng tạo ra để cố gắng giữ chân người trên ứng dụng càng lâu càng tốt, xem quảng cáo và tạo doanh thu cho họ.
Bên cạnh TubeBox các ứng dụng gian lận quảng cáo khác xuất hiện trên Google Play vào tháng 10/2022 nhưng hiện đã bị gỡ đi gồm:
Video đang HOT
Một số ứng dụng gian lận quảng cáo khác được Dr. Web cảnh báo đến người dùng Android
- Bluetooth device auto connect (1 triệu lượt tải xuống)
- Bluetooth & Wi-Fi & USB driver (100.000 lượt tải xuống)
- Volume, Music Equalizer (50.000 lượt tải xuống)
- Fast Cleaner & Cooling Master (500 lượt tải xuống).
Sau khi được cài đặt lên máy nạn nhân, chúng sẽ tải về các trang web được chỉ định, tạo ra các hiển thị quảng cáo gian lận trên thiết bị của người dùng.
Với trường hợp của Fast Cleaner & Cooling Master, kẻ tấn công còn có thể định cấu hình thiết bị bị nhiễm để hoạt động như một máy chủ proxy. Máy chủ proxy này sẽ cho phép các tác nhân đe dọa chuyển lưu lượng truy cập của chính chúng qua thiết bị bị nhiễm.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, trước khi tải về một ứng dụng, người dùng hãy luôn kiểm tra các đánh giá của những người dùng khác; xem xét kỹ lưỡng chính sách quyền riêng tư và truy cập trang web của nhà phát triển để đánh giá tính xác thực của ứng dụng đó.
Người dùng cần cố gắng giữ số lượng ứng dụng đã cài đặt trên thiết bị ở mức tối thiểu, đồng thời kiểm tra định kỳ và đảm bảo tính năng Play Protect của Google đang hoạt động.
Xóa 7 ứng dụng này khỏi điện thoại: Máy chạy nhanh hơn còn tăng độ bảo mật
Để dọn dẹp điện thoại và tăng khả năng bảo mật của nó bạn hãy gỡ cài đặt hoặc tắt các loại ứng dụng này.
Ứng dụng Bloatware được cài đặt sẵn
Bloatware là các ứng dụng chạy dưới nền được cài đặt sẵn trên điện thoại. Trừ những ứng dụng cài đặt sẵn mà bạn cảm thấy hữu ích, còn lại bạn nên gỡ cài đặt những ứng dụng không dùng đến.
Trên điện thoại Android, có một số ứng dụng được cài đặt sẵn mà bạn không thể gỡ vì chúng là một phần không thể thiếu của giao diện đó, Nhưng bạn vẫn có thể tắt các ứng dụng bạn không cần tới để ngăn chúng chạy trong nền.
Ứng dụng năng suất lỗi thời
Trên điện thoại có thể có một số ứng dụng năng suất đã lỗi thời như lịch, trang tính, email,...
Với điện thoại Android, Google tạo ra các ứng dụng năng suất tốt đến mức bạn thực sự không cần phải tìm ở đâu khác. Hầu hết các ứng dụng này đã được cài đặt sẵn trên tất cả các điện thoại Android, vì vậy, không có lý do gì để bạn phải giữ những ứng dụng cũ đó từ các nhà phát triển bên thứ ba khác.
Ảnh minh họa.
Ứng dụng tăng cường hiệu suất
Những ứng dụng này không hề tốt cho điện thoại. Trình dọn dẹp RAM, trình tiết kiệm pin và trình tối ưu hóa trò chơi chỉ khiến cho điện thoại của bạn hoạt động kém hiệu quả hơn và gây hại nhiều hơn là có lợi.
Các ứng dụng dọn dẹp RAM là không cần thiết vì rất nhiều quy trình mà chúng dừng sẽ tự động bắt đầu lại ngay sau đó vì chúng rất cần thiết để điện thoại của bạn thực hiện các chức năng bình thường của nó. Thêm vào đó, lần sau, khi bạn mở một ứng dụng bị đóng triệt để, sẽ mất nhiều thời gian để tải hơn so với khi bạn không làm gì và để nó tự nhiên.
Các ứng dụng tiết kiệm pin là vô dụng vì hầu hết các điện thoại thông minh ngày nay đều đã có chế độ tiết kiệm pin tích hợp, hoạt động tốt hơn nhiều so với bất kỳ giải pháp của bên thứ ba nào.
Các ứng dụng trùng lặp có cùng chức năng
Không lạ khi điện thoại của nhiều người có các ứng dụng cùng một chức năng như trình duyệt, ghi chú, sao lưu, nhắn tin,...
Nếu một trong những ứng dụng đó tốt hơn ứng dụng còn lại, bạn nên loại bỏ ứng dụng kém hữu ích hơn. Chẳng hạn nếu bạn sử dụng thiết bị Galaxy, bạn chỉ nên chọn một trong hai trình duyệt Samsung Internet và Google Chrome làm trình duyệt di động của mình. Gỡ cài đặt một trong những ứng dụng bạn cảm thấy nó không hữu ích.
Các ứng dụng truyền thông xã hội
Mạng xã hội đang làm tiêu tốn thời gian của nhiều người. Tại Hoa Kỳ, trung bình, mọi người dành hơn hai giờ trên mạng xã hội mỗi ngày và để chuyển đổi giữa các ứng dụng khác nhau. Con số đó vẫn đang tăng lên hàng năm.
Trừ khi công việc của bạn yêu cầu bạn phải làm như vậy, việc dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội sẽ không tốt cho bạn và thậm chí có thể dẫn đến chứng nghiện mạng xã hội. Nếu có thể, hãy gỡ cài đặt các ứng dụng đang chiếm phần lớn thời gian của bạn. Nếu bạn không thể xóa chúng, hãy thử đặt lịch hẹn giờ ứng dụng để giảm thời gian sử dụng các mạng xã hội này trên thiết bị của bạn.
Trò chơi cũ bạn không còn chơi nữa
Với những trò chơi đình đám một thời mà bạn từng tải nhưng không còn dùng nữa hãy xóa chúng khỏi điện thoại. Sẽ chẳng ích gì khi giữ chúng trên thiết bị của bạn và lãng phí bộ nhớ của điện thoại.
Ứng dụng bạn không còn sử dụng nữa
Không chỉ game, nhiều ứng dụng khác trên điện thoại bạn có thể tải về từ rất lâu nhưng hiện tại, bạn đã không còn sử dụng đến chúng nữa. Hãy xóa chúng để giảm bớt gánh nặng cho bộ nhớ điện thoại.
2 ứng dụng World Cup của Qatar bị gắn nhãn 'phần mềm gián điệp' Một số cơ quan quản lý quyền riêng tư châu Âu nói rằng có hai ứng dụng World Cup 2022 gây ra rủi ro về quyền riêng tư và bảo mật thông tin. Ảnh: Politico Những người đứng đầu một số cơ quan bảo vệ dữ liệu của châu Âu đã cảnh báo về những rủi ro do hai ứng dụng World Cup...