Ứng dụng chống dịch ‘không thể mạnh ai nấy làm’
Một số đại biểu Quốc hội cho rằng ứng dụng phòng chống dịch cần triển khai đồng bộ trên diện rộng, tránh gây khó khăn, bức xúc cho người dân.
Trong phiên thảo luận tại Quốc hội ngày 9/11, ông Lê Văn Dũng, đại biểu tỉnh Quảng Nam, cho rằng cần áp dụng đồng bộ việc ứng dụng công nghệ trong khai báo y tế, phòng chống dịch để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, đi lại của người dân.
Ông nêu thực trạng ứng dụng công nghệ phòng chống dịch đang được triển khai theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Mỗi ngành, mỗi địa phương có một app khai báo, không ai chấp nhận của ai, gây bức xúc cho người dân. “Tôi đề nghị tập trung quyết liệt công tác phòng chống dịch, nhất là các giải pháp thích ứng trong tình hình mới. Các giải pháp phải kịp thời, đồng bộ và hiệu quả, tránh mỗi địa phương làm một kiểu, dẫn tới lúng túng, bị động”, ông nói.
Nhiều ứng dụng hỗ trợ phòng chống dịch được xây dựng tại Việt Nam thời gian qua.
Ông Nguyễn Lân Hiếu, đại biểu tỉnh Bình Định, cũng nhận xét “hiệu quả của các giải pháp công nghệ còn khiêm tốn so với tiềm năng của công nghệ thông tin”. Theo ông, rào cản của các ứng dụng hiện tại là chưa có sự thống nhất và tường minh trong các quy định, quy trình.
Video đang HOT
Đại biểu này đề xuất triển khai ứng dụng tin học trong việc phát hiện, theo dõi và điều trị Covid-19 trên phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, cần có hội đồng nghiệm thu phần mềm trước khi áp dụng.
“Hội đồng nghiệm thu phần mềm, ứng dụng cần có các chuyên gia kinh nghiệm và tâm huyết của ngành y tế, công an, quân đội và những người đang trực tiếp tham gia chống dịch. Sau khi thử nghiệm hoàn chỉnh, cần triển khai đồng bộ trên diện rộng, tránh hiện tượng đầu voi đuôi chuột”, ông Hiếu nói.
Ông đề nghị lấy tiêu chí đơn giản và rộng mở trong ứng dụng công nghệ. “Đơn giản là để bất cứ người dân nào có thể sử dụng được, thời gian nạp dữ liệu ngắn nhất. Rộng mở là có thể tích hợp với các phần mềm đã, đang và sẽ triển khai trong tương lai”, ông nói.
Thực tế tại Việt Nam trong gần hai năm qua, có hơn 10 ứng dụng phòng chống dịch được đưa lên các kho ứng dụng như Bluezone, VHD, Ncovi, VNeID, chưa tính đến các ứng dụng địa phương như Hue-S, Y tế HCM… Theo một lãnh đạo trong ngành thông tin và truyền thông, con số này lớn nhưng không đồng nghĩa người dùng phải cài tất cả. Trong số đó cũng có một số ứng dụng được các ban ngành, địa phương đưa ra để phục vụ những nghiệp vụ riêng. Người dùng được khuyến nghị cài 2-3 ứng dụng liên quan đến khai báo y tế và tiêm chủng.
Đến cuối tháng 9, ứng dụng PC-Covid ra đời, tích hợp tính năng của hầu hết các ứng dụng trước đó. Trong tháng 10, PC-Covid cũng đã được triển khai tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.
Trong cuộc họp ngày 16/10, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế và Bộ Công an thống nhất PC-Covid là ứng dụng duy nhất phục vụ phòng chống dịch. Ứng dụng VNeID và Sổ sức khỏe điện tử vẫn được dùng về lâu dài, trong đó VNeID phục vụ định danh, xác thực người dân và do Bộ Công an quản lý, còn Sổ Sức khỏe điện tử – ứng dụng quản lý thông tin sức khỏe của người dân, trong đó có dữ liệu về tiêm chủng – do Bộ Y tế quản lý.
Hoàn thành liên thông mã QR trên 2 ứng dụng PC-Covid và VNeID vào ngày 1/11
Dự kiến kể từ ngày 1/11 tới, sau khi hoàn thành liên thông mã QR giữa 2 ứng dụng PC-Covid và VneID, người dùng PC-Covid có thể quét mã QR do ứng dụng VneID tạo ra và ngược lại để phục vụ công tác phòng chống dịch.
Thông tin về thời điểm hoàn thành liên thông QR Code của 2 ứng dụng PC-Covid và VNeID vừa được ông Đỗ Công Anh, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) chia sẻ tại hội thảo trực tuyến tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" và Quyết định 4800 của Bộ Y tế về ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128.
Hội thảo tuyên truyền Nghị quyết 128 do Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn và Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đồng chủ trì.
Nếu việc hoàn thành liên thông mã QR giữa 2 ứng dụng PC-Covid và VNeID được thực hiện theo đúng thời hạn được đại diện Cục Tin học hóa đưa ra - ngày 1/11, chỉ vài ngày tới, 3 ứng dụng phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 gồm PC-Covid, VNeID và Sổ Sức khỏe điện tử sẽ dùng chung mã QR quốc gia được Bộ TT&TT hướng dẫn từ ngày 11/9.
Việc này tạo thuận lợi cho người dân tham gia công tác phòng chống dịch, thông qua sử dụng các nền tảng công nghệ hỗ trợ quản lý, kiểm soát dịch đã và đang được triển khai, tiêu biểu như nền tảng khai báo y tế và kiểm soát người vào ra các địa điểm bằng mã QR.
PC-Covid, VNeID và Sổ Sức khỏe điện tử là 3 ứng dụng được thống nhất sử dụng trong phòng chống dịch.
Trong kết luận hội nghị trực tuyến ngày 16/10 quán triệt một số nội dung về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và giải pháp xác thực, liên thông dữ liệu tiêm chủng với dữ liệu quốc gia về dân cư, Lãnh đạo 3 Bộ: Y tế, Công an, TT&TT đã thống nhất quan điểm, chủ trương xuyên suốt là toàn thể các cấp, các ngành cùng phối hợp chặt chẽ để triển khai thực hiện kế hoạch kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêm chủng vắc xin phòng Covid với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tất cả vì mục tiêu chung, tránh "quyền anh, quyền tôi", tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.
Lãnh đạo 3 Bộ cũng thống nhất chỉ sử dụng 3 ứng dụng phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 gồm: PC-Covid do Ban chỉ đạo quốc gia chỉ đạo xây dựng phục vụ phòng chống dịch Covid-19; VNeID - ứng dụng phục vụ định danh người dân, xác thực người dân do Bộ Công an quản lý và là ứng dụng tồn tại lâu dài để phục vụ xã hội; Sổ Sức khỏe điện tử - ứng dụng quản lý thông tin sức khỏe của người dân, trong đó có dữ liệu về tiêm chủng do Bộ Y tế quản lý.
Ba nền tảng trên liên thông dữ liệu với nhau, xác thực thông tin cho nhau. "Địa phương không phát triển thêm phần mềm ứng dụng khác, tránh gây rắc rối cho người dân", thông báo kết luận hội nghị nêu rõ.
Cũng tại kết luận hội nghị ngày 16/10, lãnh đạo 3 Bộ Y tế, Công an, TT&TT thống nhất việc yêu cầu các địa phương triển khai dùng chung 1 mã QR. Cụ thể, người dân sẽ sử dụng mã QR trên thẻ Căn cước công dân (đối với trường hợp chưa cấp thẻ Căn cước công dân thì sử dụng mã số công dân); khi sử dụng trên ứng dụng di động thì dùng chung mã QR do Bộ TT&TT hướng dẫn tại Quyết định 1405 ngày 11/9/2021 về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng chống dịch Covid-19.
Theo hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 (phiên bản 1.1) được ban hành ngày 11/9, mỗi cá nhân sử dụng các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 được cấp 1 mã QR cá nhân. Mã QR cá nhân có thể được sử dụng để cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đọc và truy vấn dữ liệu liên quan phục vụ công tác phòng, chống dịch, bệnh Covid-19. Việc Bộ TT&TT có hướng dẫn để hiển thị và sử dụng 1 mã QR cá nhân thống nhất trong tất cả các nền tảng, ứng dụng sẽ tạo thuận lợi tối đa cho mỗi người dân và các cơ quan, tổ chức khi thực hiện các nghiệp vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Mỗi người dân sẽ có một mã QR cho mọi ứng dụng chống dịch Người dân có thể cài bất cứ ứng dụng chống dịch nào và nhận được một mã QR giống nhau nên không cần cài nhiều app cùng lúc. Ngày 11/9, Bộ Thông tin và Truyền thông ra hướng dẫn kỹ thuật về mã QR cá nhân thống nhất toàn quốc. Cách thức cấp và sử dụng mã QR cá nhân đã được gửi...