Ứng dụng chíp SG8V1 vào đời sống
Tại lễ khai mạc vòng chung kết cuộc thi Ứng dụng Vi điều khiển Việt Nam lần thứ nhất ( VMAC) do Sở KH-CN TPHCM phối hợp với Ban chỉ đạo Chương trình phát triển Công nghiệp Vi mạch TPHCM và Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch ( ICDREC) tổ chức vừa diễn ra tại TPHCM, cho thấy có nhiều ý tưởng để ứng dụng chíp SG8V1 gắn liền với đời sống. Và quan trọng hơn, chíp SG8V1 đã mở ra cánh cửa rộng lớn cho sản phẩm công nghệ do người Việt hoàn toàn làm chủ.
Chuyển ý tưởng thành sản phẩm
Từ khi phát động cuộc thi (9-1-2013) đến chung kết, ban tổ chức (BTC) cuộc thi đã nhận được 58 đề tài dự thi của các đội đến từ các doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) khắp trên cả nước. Sau khi kết thúc vòng sơ loại, BTC đã chọn ra được 14 đội xuất sắc lọt vòng chung kết, các đội sẽ tiếp tục thể hiện ý tưởng, sự sáng tạo của mình thông qua các mô hình, sản phẩm mang tính ứng dụng và thực tế cao. Theo giáo sư Đặng Lương Mô, một nhà khoa học hàng đầu trong ngành vi mạch, cố vấn cấp cao của ĐH Quốc gia TPHCM, cuộc thi đã cho thấy tính sáng tạo trong giới trẻ, trong đó có những ý tưởng hết sức táo bạo và càng ý nghĩa hơn khi nó phục vụ tốt hơn cho đời sống xã hội.
Được biết với đối tượng tham gia cuộc thi khá mở, dành cho tất cả các cá nhân, tổ chức quan tâm và yêu thích công nghệ vi điều khiển nên qua vòng sơ khảo, các đối tượng tham gia dự thi đã đưa ra nhiều ý tưởng mới và có tính ứng dụng cao bằng ứng dụng vi điều khiển SG8V1 trên những sản phẩm. Có thể kể ra, như thiết kế chế tạo bộ điều khiển tự động dùng cho máy bay không người lái cỡ nhỏ, thiết bị kiểm soát phiếu giữ xe điện tử cầm tay, thiết bị hỗ trợ phát âm cho người bị câm sử dụng vi điều khiển SG8V1 hay chuột máy tính cho người bại liệt hay khuyết tật sử dụng SG8V1…
Hiện BTC đã hoàn tất tập huấn cho 14 đội viết thuyết minh miêu tả ý tưởng của mình cũng như hướng dẫn, tư vấn các kỹ thuật để các đội có thể thực hiện tốt nhất mô hình của mình để chuẩn bị cho vòng chung kết và dự kiến buổi lễ trao giải và bế mạc cuộc thi sẽ diễn ra vào tháng 7- 2014. Theo BTC, sau này ý tưởng tốt nhất sẽ được triển khai thành sản phẩm, đây cũng là giá trị cốt lõi của cuộc thi để phát huy tiềm lực nghiên cứu và ứng dụng trong nước sử dụng các vi điều khiển SG8V1.
Video đang HOT
Chíp SG8V1 (ảnh trên) đã được ứng dụng vào sản xuất thiết bị giám sát hành trình của SaigonTrack (ảnh dưới).
Đi vào cuộc sống
Song dầu cuộc thi đang tạo ra những ý tưởng tốt, thiết thực hay thể hiện mong mỏi phát huy tiềm lực nghiên cứu và ứng dụng trong nước sử dụng các vi điều khiển SG8V1 như mục đích của cuộc thi thì thực tế chíp này phải được áp dụng vào các sản phẩm cụ thể. Đây được xem như “mệnh lệnh” khi SG8V1 chạy thử trên các các thiết bị đã thành công hơn cả mong đợi, nhất là về hiệu năng và tính năng.
Cho nên mang SG8V1 vào ứng dụng cuộc sống là điều cấp thiết. Trước tiên có thể thấy ngay Công ty cổ phần Công nghệ định vị Sài Gòn Track (SaigonTrack) đã nhanh chóng ứng dụng con chíp này vào các sản phẩm cụ thể. Như X200 với tính năng giám sát hành trình ô tô theo thời gian thực như tọa độ, vận tốc, hướng di chuyển của xe, cảnh báo số lần và thời gian xe chạy quá tốc độ cho phép, đếm số lần, thời gian đóng mở cửa, đếm số lần, thời gian dừng đỗ…
Kế đó là hộp đen chống trộm xe gắn máy XM 100, không chỉ giúp người lắp đặt giám sát hành trình xe theo thời gian thực như tọa độ, vận tốc, hướng di chuyển của xe; nút nhấn khẩn cấp khi cần sự trợ giúp nhanh; cho phép người sử dụng tắt máy từ xa qua tin nhắn; cảnh báo khi xe chạy quá tốc độ cho phép… và đây còn là kênh để tạo dữ liệu giao thông, góp phần vào các giải pháp giao thông.
Ông Lê Hoài Sơn, Giám đốc Kinh doanh SaigonTrack cho biết, nếu sử dụng chíp ngoại giá thành sẽ cao hơn và chưa chắc bảo mật được thông tin nhưng sử dụng chíp SG8V1 thì giá thành thấp hơn nhiều lần, không chỉ bảo mật thông tin tốt hơn mà các cập nhật, cải tiến cũng được phát triển liên tục, chính vì thế SaigonTrack đã đưa chíp SG8V1 vào các sản phẩm nói trên thay thế chíp ngoại.
Thị trường cho SG8V1 không chỉ vậy. Với các thiết bị dân dụng như điện kế điện tử, máy đo huyết áp, máy điều hòa… chỉ cần chíp SG8V1 đã dư sức xử lý. Chính vì thế, Ban chỉ đạo Chương trình Phát triển Công nghiệp Vi mạch TPHCM đang xây dựng các lộ trình cần thiết để ứng dụng SG8V1 vào một số sản phẩm phổ dụng, trong đó có điện kế điện tử với sự phối hợp của các công ty công nghiệp thuộc thành phố là bước đi đầu tiên… đã thêm khẳng định SG8V1 phải đi vào đời sống.
Theo SGGP
Cuộc thi ứng dụng vi điều khiển Việt Nam lần thứ nhất
Ngày 26-2, tại Nhà điều hành, ĐHQG TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế Vi mạch (ICDREC) tổ chức khai mạc vòng chung kết Cuộc thi ứng dụng vi điều khiển Việt Nam lần thứ nhất (VMAC).
Các đội thi dự vòng chung kết tại cuộc thi.
Đây là cuộc thi được triển khai trên cơ sở sau khi ICDREC đã thiết kế và chạy thử thành công con chip SG8V1, sản phẩm đánh dấu sự thành công trong lĩnh vực công nghệ, khi SG8V1 hoàn toàn là "Made in Việt Nam". Nếu như trước đây, với các thiết bị như giám sát hành trình, điện kế điện tử, máy đo huyết áp, máy điều hòa... các con chip xử lý cho các thiết bị đều phải nhập khẩu, thì đến nay, với SG8V1 những vấn đề này đã giải quyết thành công.
Theo các kết quả kiểm định, SG8V1 cho phép tăng tốc xử lý lên gấp nhiều lần. Ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC cho biết, mua một triệu con chip ngoại với giá 75.000 đồng/con, thì đã mất 75 tỷ đồng, trong khi đó, giá thành SG8V1 chỉ là 40.000 đồng/con, chỉ tốn 40 tỷ đồng, giảm được 35 tỷ đồng.
Với sự thành công của SG8V1, ICDREC đã tổ chức cuộc thi này với mong muốn phát huy tiềm lực nghiên cứu và ứng dụng trong nước, sử dụng các vi điều khiển do Việt Nam thiết kế để tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao phục vụ xã hội; ghi nhận các ý kiến phản biện về vi điều khiển và trình biên dịch Việt Nam từ các chuyên gia, lực lượng nghiên cứu trong nước tiến đến hoàn thiện dần và phát triển các phiên bản tiếp theo; quảng bá MCU SG8V1 và trình biên dịch SG8V1-ASM/C ra thị trường trong nước bằng các sản phẩm ứng dụng cụ thể.
Qua hơn một năm phát động, Ban tổ chức đã nhận được 58 đề tài dự thi của các đội đến từ các DN, trường ĐH, CĐ trên khắp cả nước. Qua các khâu tuyển chọn, 14 đội đã lọt vào vòng chung kết. Cũng theo ông Hoàng, các đề tài vào vòng chung kết đều đưa ra những ý tưởng mới lạ, có tính ứng dụng cao trên sản phẩm, tương đương ứng dụng vi điều khiển SG8V1. Điển hình như: Thiết kế chế tạo bộ điều khiển tự động dùng cho máy bay không người lái cỡ nhỏ, Thiết bị kiểm soát phiếu giữ xe điện tử cầm tay, Thiết bị hỗ trợ phát âm cho người bị câm...
Theo NDĐT
TPHCM: Khai giảng khóa đào tạo đầu tiên về vi mạch Sáng 27/12, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) - ĐHQG TPHCM tổ chức lễ khai giảng khóa đào tạo đầu tiên về thiết kế vi mạch tương tự (Analog 1). Ảnh VGP/Mạnh Hùng Đây là khóa đào tạo thiết kế vi mạch tương tự (Analog 1) đầu tiên nằm trong Dự án đào tạo thuôc Chương trình...