UNESCO: Cần các quy định quản lý nghiêm việc sử dụng AI trong trường học
Ngày 7/9, Liên hợp quốc kêu gọi áp dụng các quy định nghiêm ngặt để quản lý việc sử dụng các công cụ Trí tuệ nhân tạo (AI), như ChatGPT, trong các lớp học, trong đó có việc hạn chế trẻ lớn sử dụng những công cụ này.
Biểu tượng OpenAI và ChatGPT. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong hướng dẫn mới gửi tới các chính phủ, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ ( UNESCO) đã cảnh báo rằng giới chức quản lý ở các nước vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng để giải quết các vấn đề đạo đức liên quan việc triển khai các chương trình AI tạo sinh trong các trường học. Theo cơ quan này, việc dựa vào những chương trình này thay cho các giáo viên có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cảm xúc của trẻ em, đẩy các em vào nguy cơ dễ bị thao túng.
Theo Audrey Azoulay, quan chức UNESCO, AI tạo sinh có thể là cơ hội lớn với sự phát triển của loài người nhưng cũng có thể gây tổn hại và định kiến. Công nghệ này không nên được đưa vào lĩnh vực giáo dục khi chưa có sự tham gia góp ý của công chúng, các biện pháp đảm bảo an toàn cần thiết và các quy định quản lý từ các chính phủ.
Các chương trình AI tạo sinh, có khả năng sáng tạo văn bản và hình ảnh chân thật dựa trên những dữ liệu đầu vào đơn giản, đã trở thành tâm điểm chú ý từ cuối năm 2022 khi ChatGPT tạo “cơn sốt” nhờ khả năng viết bài, sáng tác thơ và trả lời hội thoại từ những gợi ý ngắn gọn. Những năng lực này của ChatGPT cũng làm dấy lên lo ngại về vấn đề đạo văn, gian lận trong trường học. Dù vậy, các nhà đầu tư đã rót rất nhiều vốn cho lĩnh vực này trong khi những người muốn thúc đẩy công nghệ AI coi giáo dục là một thị trường tiềm năng.
Video đang HOT
Hướng dẫn từ UNESCO nêu rõ các công cụ AI có tiềm năng giúp đỡ những trẻ em cần hỗ trợ đặc biệt, có thể coi như một phần của phương pháp Socratic (phương pháp liên tục đặt câu hỏi để dần giúp những người khác đi đến cùng quan điểm từ góc nhìn của bạn thay vì tranh cãi) hoặc như một trợ lý nghiên cứu. Tuy nhiên, những công cụ này chỉ an toàn và hiệu quả nếu các giáo viên, học sinh và nhà nghiên cứu cùng tham gia đóng góp cho quá trình thiết kế công cụ và các chính phủ quản lý việc sử dụng các công cụ.
Hướng dẫn của UNESCO không nêu độ tuổi tối thiểu để học sinh có thể sử dụng các công cụ này nhưng chỉ ra ít nhất là phải đến khi 13 tuổi, trẻ mới có thể sử dụng ChatGPT. Hướng dẫn nêu rõ nhiều ý kiến cho rằng ngưỡng tuổi 13 vẫn chưa phù hợp và muốn các quy định sẽ đặt ngưỡng giới hạn là từ 16 tuổi.
Nhật Bản: Chính quyền Yokosuka sử dụng ChatGPT để giảm tải cho công chức
Một thành phố tại Nhật Bản đã tiên phong sử dụng ChatGPT trong các văn phòng chính quyền địa phương.
Một công chức tại Yokosuka sử dụng ChatGPT tại tòa thị chính. Ảnh: Kyodo
Tờ Japan Times đưa tin khoảng 4.000 nhân viên tại văn phòng chính quyền thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa đã bắt đầu thử nghiệm sử dụng ChatGPT trong một tháng nhằm nỗ lực cải thiện hoạt động của cơ quan công quyền địa phương.
ChatGPT là công cụ trò chuyện (chatbot) trí tuệ nhân tạo (AI) do công ty Mỹ có tên OpenAI phát triển và ra mắt vào cuối năm 2022. Người dùng có thể tận dụng chatbot này để sáng tạo thơ, bài báo, truyện ngắn hay các các dạng văn bản khác.
Đại diện quan hệ công chúng của Cơ quan quản lý điện tử của Yokosuka - ông Takayuki Samukawa nhận định: "Dân số ngày càng giảm, số lượng nhân viên có hạn và còn nhiều thách thức về quản lý. Do đó, chúng tôi hướng đến sử dụng công cụ công nghệ thông tin và truyền thông như ChatGPT để có thể giải phóng nguồn nhân lực tập trung vào những công việc chỉ có thể thực hiện theo hình thức giữa người với người".
Ông Samukawa cho biết một nhóm đã được tập hợp để nghiên cứu phương thức ChatGPT có thể mang lại lợi ích cho thành phố. Trong thời gian thử nghiệm, thành phố Yokosuka hy vọng sẽ sử dụng công cụ này để hỗ trợ các nhiệm vụ như tóm tắt, tạo các ý tưởng, soạn thảo văn bản hành chính cơ bản và kiểm tra lỗi chính tả.
Tuy nhiên, cũng có lo ngại về vấn đề an ninh liên quan đến sử dụng chatbot. Về điều này, ông Samukawa đảm bảo rằng Yokosuka dự định sử dụng ChatGPT tuân thủ theo chính sách an ninh điển hình của OpenAI.
Động thái này diễn ra sau khi CEO của OpenAI Sam Altman đến thăm Nhật Bản. Ông Altman còn gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào đầu tháng này. Ông Altman tuyên bố OpenAI sẽ hướng đến mở một văn phòng tại Nhật Bản trong tương lai gần.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết sau khi xử lý các lo ngại về an ninh, chính phủ sẽ tìm cách "sử dụng AI để giảm khối lượng công việc của các công chức quốc gia". Trước đó vài ngày, Bộ trưởng Kỹ thuật số Nhật Bản Taro Kono cũng đề cập đến tiềm năng sử dụng AI cho các công việc hành chính của chính phủ.
Biểu tượng OpenAI và ChatGPT. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Samukawa nhấn mạnh thành phố không có ý định làm gương cho các chính quyền địa phương khác trên khắp Nhật Bản về việc sử dụng ChatGPT. Ông nói: "Nó tùy thuộc vào từng thành phố để cân nhắc cách họ có thể sử dụng những công cụ này như thế nào".
Dân số già hóa của Nhật Bản đã giảm trong nhiều năm. Lãnh đạo nước này gần đây cảnh báo rằng Nhật Bản "đang trên bờ vực không thể duy trì các chức năng xã hội". Thành phố Yokosuka cũng không phải ngoại lệ. Theo trang web của chính phủ, dân số 376.171 người của Yokosuka dự kiến sẽ tiếp tục giảm.
Tính đến ngày 1/10/2022, dân số Nhật Bản là 124.947.000 người, giảm 556.000 người so với một năm trước đó và năm 2022 là năm thứ 12 liên tiếp dân số nước này giảm. Báo cáo công bố ngày 12/4 của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cũng cho thấy số công dân Nhật Bản giảm 750.000 xuống 122.031.000 người - mức giảm lớn nhất kể từ khi số liệu này được thống kê vào năm 1950.
Thông cáo báo chí của Yokosuka cho biết các lãnh đạo thành phố đặt nhiều kỳ vọng vào việc triển khai ChatGPT.
Ở cuối thông cáo này, có một đoạn mang nội dung: "Bản phát hành này do ChatGPT soạn thảo và được các nhân viên của chúng tôi hiệu đính".
Nỗi lo về AI ngày một lớn Đài NBC News ngày 29.8 đưa tin Công ty OpenAI đã khởi động chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT Enterprise phục vụ hoạt động kinh doanh. Được phát triển trong 1 năm, dưới sự trợ giúp của hơn 20 công ty, ChatGPT Enterprise có quyền truy cập không giới hạn vào chương trình GPT-4 với hiệu suất tăng gấp đôi so với...