Ùn ùn tiếp tế trong mùa dịch Covid- 19: Hãy tập cho con tính thích nghi
Từ việc tiếp tế người thân ở khu cách ly tránh dịch Covid- 19, nhiều người cho rằng đừng chiều chuộng con quá mức hãy để cho con có tính thích nghi với cuộc sống.
Nhiều phụ huynh chen lấn tiếp tế tại khu A Ký túc xá ĐH Quốc Gia TP.HCM vào ngày 21.3 – Ảnh: Tấn Đạt
Sáng ngày 21.3, tại khu A Ký túc xá ĐH Quốc Gia TP.HCM, nhiều phụ huynh đã chen nhau, ùn ùn tiếp tế đồ ăn, thức uống cho con của mình. Có nhiều bậc cha, mẹ liên tục đem đồ cho con đủ bữa sáng, trưa, chiều, kể cả đem tủ lạnh, ti vi để có mà sử dụng dẫu cách ly có 14 ngày để tránh dịch Covid- 19.
Ông già U80 đội nắng chờ tiếp tế cho con cách ly ở Ký túc xá ĐHQG
Việc tiếp tế đồ dung cho con cái của mình vô tình làm áp lực lên đôi vai của bác sĩ, tình nguyện viên – Ảnh: Tấn Đạt
“Việc “tiếp tế” thể hiện tình yêu thương của gia đình nhưng lại gây hệ luỵ không tốt cho công tác chăm sóc và bảo vệ. Nhưng tập trung nơi đông người dẫn đến tình trạng lây nhiễm Covid- 19, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như an ninh khu vực, gây phiền nhiễu đến nhiệm vụ của các bộ phận có thẩm quyền. Hơn nữa, việc tiếp tế tụ tập đông người vô tình dễ làm lây nhiễm chéo dịch bệnh. Do đó, chúng ta nên động viên các gia đình có niềm tin vào Nhà nước, cán bộ y tế và đặc biệt động viên họ tin vào khả năng thích nghi mọi hoàn cảnh của con em mình. Trước ranh giới sự sống và cái chết, con người sẽ mạnh mẽ phi thường. Hãy cho phép người thân của mình gia tăng khả năng đối mặt với nghịch cảnh để họ nâng cao sức đề kháng, đủ khỏe mạnh để chống chọi với virus”, Chuyên gia giáo dục Nguyễn Khánh Chi, công tác tại Công ty phát triển giá trị sống TP.HCM cho biết.
Còn anh Phạm Thanh Tuấn, chuyên gia tâm lý tại Công ty giáo dục Tomorrow Land TP.HCM, cho biết các bậc làm cha, mẹ luôn yêu thương con cái của mình, nhưng không phải yêu thương bằng sự bảo bọc che chở mãi. Yêu thương con cái có thể bằng việc làm giúp con cái thể hiện được sự thích nghi với nhiều môi trường hoàn cảnh khác nhau. Qua đó, con cái ý thức được việc mình làm, biết điều chỉnh và thích nghi một cách hợp lý nhất mà không ỷ lại, dựa dẫm vào người thân hay gia đình để con tự lớn lên, tự tiếp xúc, va chạm với thực tế và trưởng thành lên từng ngày…
“Việc cách ly phòng chống dịch Covid- 19 trong các khu cách ly tập trung vẫn được diễn ra theo đúng quy trình và các chế độ ăn uống của cơ quan y tế; Các bạn có thể nghĩ rằng đây là dịp để mình có thể nghĩ ngơi, dịp để có cơ hội trao đổi, kết bạn và có những ngày cách ly thật ý nghĩa: Biết tự giặt đồ, biết dọn dẹp phòng… Và 14 ngày đó thật ý nghĩa khi mình biết tự làm các công việc cá nhân thay vì ở nhà ba mẹ hoặc gia đình làm thay… Ba mẹ hãy là người đồng hành thay vì tiếp tế lương thực, nhu yếu phẩm liên tục cho con. Hãy thay bằng cách làm khác, hay hơn, ý nghĩa hơn bằng việc gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe, tình hình và động viên con cái. Đó thực sự là điều cần thiết nhất để con cái có thể tự lập và thích nghi.
Nhiều phụ huynh đội nắng để tiếp tế cho con mình – Ảnh: Tấn Đạt
Trong khi đó, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM, cho biết các bạn trẻ hãy hiểu rằng các bạn từ các vùng dịch Covid- 19 trở về thì nhà nước đã khoanh vùng kiểm soát và có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý nên gia đình hãy yên tâm. 14 ngày tại khu cách ly cũng là thời gian suy ngẫm lại chính mình, hay đọc sách để trao dòi kiến thức đồng thời làm theo những yêu cầu của các bác sĩ để đảm bảo được sức khỏe một cách tốt nhất.
Người và hàng tiếp tế 'vây' khu cách ly tại KTX Đại học Quốc gia TP.HCM
Hàng trăm người mang hàng hóa, thức ăn, đồ uống lỉnh kỉnh đổ về KTX Đại học Quốc gia TP.HCM để tiếp tế cho những người thân đang được cách ly tại đây.
Hàng hóa, nhu yếu phẩm được nhiều người đóng thùng chuyển đến người thân đang cách ly tại Ký túc xá khu A ĐHQG TP.HCM - Ảnh: Ngọc Dương
Chiều 23.3, vẫn có hàng trăm người tập trung trước cổng khu A KTX Đại học Quốc gia TP.HCM để gửi đồ dùng cá nhân, nhu yếu phẩm vào cho người thân đang cách ly tại đây.
Ông già U80 đội nắng chờ tiếp tế cho con cách ly ở Ký túc xá ĐHQG
Do lượng người quá đông và lượng hàng hóa lớn, lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ tại đây phải huy động hàng chục dân quân tự vệ đến tiếp nhận và chuyển đến tận tay cho những người đang cách ly.
Hàng chục dân quân tự vệ được huy động tiếp nhận và chuyển đến tay những người đang cách ly - Ảnh: Ngọc Dương
Trước tình cảnh này cơ quan chức năng đã phải quy định khung giờ nhận nhu yếu phẩm là từ 8 - 10 giờ và 14 - 16 giờ trong ngày.
Đủ thứ đồ dùng, nhu yếu phẩm được người thân chuẩn bị mang đến trước cổng KTX ĐHQG TP.HCM chuyển cho những người cách ly tại đây - Ảnh: Ngọc Dương
Hàng chục người chen chúc chuyển đồ dùng cho người thân ở KTX - Ảnh: Ngọc Dương
Những thùng hàng to gồm đủ thứ đồ dùng bên trong từ áo quần, chăn mền, trái cây...được chuyển đến trước KTX ĐHQG TP.HCM khu A để chuyển vào cho những người đang cách ly - Ảnh: Ngọc Dương
Lực lượng dân quân tự vệ phải làm việc rất vất vả để chuyển một lượng hàng lớn vào cho những người đang được cách ly tại đây - Ảnh: Ngọc Dương
Đủ thứ hàng hóa như chăn, mền, nệm, quạt điện, trái cây... được nhiều người đóng thành thùng carton được chở đến cổng KTX.
Lực lượng chức năng phải huy động xe ôtô tải và rất vất vả mới vận chuyển hết lượng hàng vào tận tay cho những người đang được cách ly bên trong KTX.
Lượng người đổ về quá đông và chen chúc choán hết lối đi vào KTX lực lượng chức năng phải rất vất vả trong việc tiếp nhận đồ dùng. Để hạn chế dòng người chen chúc dân quân tự vệ phải khóa cánh cổng lại và chỉ tiếp nhận thứ tự theo từng dãy nhà trong khu KTX - Ảnh: Ngọc Dương
Đồ dùng cá nhân, nhu yếu phẩm, đồ ăn, nước uống được chuyển đến KTX - Ảnh: Ngọc Dương
Lượng hàng xếp hàng dài chờ chuyển vào tiếp tế cho những người cách ly - Ảnh: Ngọc Dương
Dòng người ùn ứ chen lấn nhau để chuyển nhu yếu phẩm vào cho người thân đang cách ly tại KTX ĐHQG TP.HCM - Ảnh: Ngọc Dương
Không chỉ mang đồ dùng cá nhân, một số người dân còn mang theo đồ ăn, nước uống và trái cây đóng thùng chở đến để chuyển vào cho người thân của mình.
Tuy nhiên, theo quy định thức ăn và đồ uống, trái cây sẽ không được lực lượng chức nặng tiếp nhận.
Đủ thứ hàng hóa chất đống được tập kết để chuyển vào bên trong cho những người đang cách ly - Ảnh: Ngọc Dương
Cũng theo quy định, những người cách ly tại KTX ĐHQG TP.HCM được hỗ trợ ba bữa ăn mỗi ngày.
Tại các khu cách ly hiện này việc đem thức ăn, nước uống từ bên ngoài vào là không được nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho những người ở khu cách ly.
Bà N.T.T (41 tuổi) cho biết con bà học ở New Zealand, về nước là vào thẳng khu cách ly, nhiều đồ dùng cá nhân không có, nên gia đình bà tới để gửi vào cho con.
"Sợ con ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, nghĩ thấy thương con ở nơi xa xôi về đến đây rồi mà chẳng về nhà nên gia đình có chuẩn bị vài hộp sữa với ít trái cây cho con nhưng quy định ở đây không cho mang đồ ăn vào nên đành chịu", bà T. nói.
Một dân quân tự vệ ngồi nghỉ sau khi chuyển một lượng hàng lớn cho những người cách ly trong chiều 23.3 tại khu A KTX ĐHQG TP.HCM - Ảnh: Ngọc Dương
Những người đang cách ly tại KTX khu A Đại học Quốc gia TP.HCM - Ảnh: Ngọc Dương
Hàng hóa, đồ dùng cá nhân chất đống trước cổng KTX chờ lực lượng chức năng chuyển vào bên trong cho những người đang cách ly - Ảnh: Ngọc Dương
KTX khu A Đại học Quốc gia TP.HCM nơi tiếp nhận cách ly cho người Việt về từ các nước. Trước đó theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM triển khai khu cách ly tại KTX ĐHQG TP.HCM với 20.000 giường - Ảnh: Ngọc Dương
Ngụy trang bia lon trong thùng carton gửi vào khu cách ly Quạt máy, nệm, nước uống, mì gói... là những đồ dùng phổ biến được tiếp tế cho người cách ly. Nhưng cũng có người đem gửi cả tủ lạnh, bia lon nên bị từ chối. Dân quân phát loa khản cổ ở nơi nhận tiếp tế Cả trăm người tập trung gửi đồ cho người cách ly khiến cổng ký túc xá ĐH...