Ùn tắc tại chốt kiểm soát: Hà Nội có thể mất thành quả 3 đợt giãn cách?
Theo chuyên gia, hạn chế người đi lại trong thời gian giãn cách là cần thiết nhưng việc đảm bảo di chuyển an toàn mới là tiêu chí quan trọng hàng đầu để kiểm soát sự lây lan dịch bệnh.
Ùn tắc tại chốt kiểm soát tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh
Như phản ánh của Dân trí, trong ngày đầu tiên của đợt giãn cách xã hội thứ 4 tại Hà Nội, lượng xe cộ đổ ra đường là tương đối đông đúc, nhiều tuyến đường trên địa bàn xảy ra tình trạng ùn tắc nhẹ, đặc biệt là các khu vực có chốt kiểm soát.
Cảnh ùn tắc được ghi nhận tại khu vực đường Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) ngày 6/9.
“Việc ùn tắc tại các chốt kiểm soát khiến người tham gia giao thông không thực hiện được giãn cách và làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh”, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, bày tỏ sự lo ngại về tình trạng ùn tắc tại các chốt kiểm soát dịch.
PGS Hùng nhấn mạnh rằng, hạn chế người đi lại trong thời gian giãn cách là cần thiết nhưng việc đảm bảo di chuyển an toàn mới là tiêu chí quan trọng hàng đầu để kiểm soát sự lây lan dịch bệnh.
Phương tiện bị ùn ứ, dồn sát vào nhau, nhiều người dân tỏ ra lo lắng khi không đảm bảo giãn cách.
Hiện, Công an Hà Nội chia các đối tượng được xét duyệt, cấp Giấy đi đường trong “vùng đỏ” thành 6 nhóm:
Nhóm một: Cá nhân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao.
Video đang HOT
Nhóm 2: Cá nhân thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ thiết yếu.
Nhóm 3: Cá nhân trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch.
Nhóm 4: Cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao.
Nhóm 5: Công dân thuộc một số trường hợp thiết yếu.
Nhóm 6: Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cần thiết khác để phục vụ các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu.
Theo chuyên gia này, việc thành phố đã quy định 6 nhóm đối tượng được ra đường tại “vùng đỏ” đã giúp hạn chế đáng kể lưu lượng giao thông trên đường phố.
Người dân di chuyển bằng phương tiện cá nhân với mật độ giao thông thấp, luôn mang khẩu trang đúng cách và đảm bảo giãn cách sẽ không có nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp xử lý, vẫn để xảy ra ùn tắc tại các chốt kiểm soát thì đó mới là nguy cơ lây lan mầm bệnh rất lớn.
“Tại các chốt kiểm soát, bên cạnh việc không đảm bảo giãn cách nếu xảy ra hiện tượng ùn tắc, còn có nguy cơ lây nhiễm từ chính lực lượng trực chốt. Cụ thể, khi lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường của người dân hay hỏi các thông tin có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác”, PGS Hùng phân tích, “Nếu không sớm có biện pháp khắc phục, những đám đông hàng chục người điều khiển phương tiện đứng chen chúc nhau để chờ qua chốt như đã thấy trong ngày 6/9 có thể phá vỡ thành quả nhiều tháng giãn cách xã hội của Hà Nội”.
Quan trọng là kiểm soát điểm đi và điểm đến
Theo chuyên gia này, kiểm soát người dân đi lại là biện pháp đúng đắn để giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, thay vì quá tập trung vào kiểm soát người di chuyển trên đường thì cần tập trung kiểm soát ở điểm đi và điểm đến.
Để làm được điều này, theo PGS Hùng vai trò của chính quyền địa phương là rất quan trọng. Trước hết, tổ dân phố, ban quản lý tòa nhà hay người đứng đầu các thôn, xóm phải nắm được những người có nhiệm vụ và nằm trong diện được phép ra đường theo quy định của thành phố để kiểm soát việc ra đường của những trường hợp này.
Theo chuyên gia, điều quan trọng là phải kiểm soát tại điểm đi và điểm đến của người dân (Ảnh minh họa).
Tại nơi đến: các cơ quan, xí nghiệp, siêu thị, cửa hàng bán đồ thiết yếu,… cần phát huy vai trò trong việc kiểm soát mọi thành viên tuân thủ 5K và có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng.
“Người dân và các cơ sở thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, giãn cách là yếu tố quan trọng nhất để chặn đứng sự lây lan của dịch bệnh. Kiểm soát quá chặt việc di chuyển trên đường nhưng tại các cửa hàng, công sở lại buông lỏng sẽ không hiệu quả. Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra việc tuân thủ các quy định phòng chống dịch tại cơ sở”, PGS Hùng nhấn mạnh.
Hà Nội có phương án giấy đi đường trong ngày 5-9 và giãn cách đến 21-9
Hà Nội chuẩn bị triển khai nhiều biện pháp kiểm soát dịch hơn trong đợt giãn cách thứ 4 kéo dài từ 6 đến 21-9.
Tối 3-9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ban hành chỉ thị số 20 về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn. Chỉ thị cho biết sau 3 đợt giãn cách (từ 24-7 đến nay) bước đầu TP kiểm soát được dịch.
Tuy nhiên, tại một số địa phương khu vực có mật độ dân cư cao, nhiều ngõ, ngách nhỏ, nhiều nhà chung cư cũ, các chợ dân sinh, các khu vực phong tỏa có nơi còn biểu hiện chủ quan, lơ là trong công tác tổ chức chưa thực sự quyết tâm, chặt chẽ trong việc thực hiện giãn cách xã hội, có nơi còn hiện tượng "chặt ngoài, lỏng trong".
6 chùm ổ dịch phức tạp
Nhiều ca bệnh mới vẫn phát sinh trong cộng đồng, khu phong tỏa, tại các khu chợ dân sinh, siêu thị không rõ nguồn lây nhiễm bệnh. Một số cá nhân lợi dụng việc xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu được cấp luồng xanh, xe cứu thương đã vận chuyển những người dân từ vùng có dịch bệnh về TP...
Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay (từ ngày 27-4 đến nay) Hà Nội ghi nhận 3.664 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.559 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 1.850 ca, 213 ca trong bệnh viện và 42 ca nhập cảnh.
Hiện TP có 6 chùm ca bệnh phức tạp gồm: ổ dịch Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) có 412 ca mắc; phường Văn Miếu có 113 ca mắc, Văn Chương (Đống Đa) có 89 ca mắc; phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai) có 46 ca mắc; xã Tân Lập (huyện Đan Phượng) có 17 ca mắc; chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình) có 16 ca mắc.
Hà Nội lập 30 chốt cứng tại các cầu bắc qua sông ngăn giữa vùng 1 với vùng 2, vùng 3.
Trước diễn biến dịch như vậy, chỉ thị 20 của Chủ tịch Hà Nội quyết định giãn cách đợt thứ 4 kéo dài 15 ngày từ ngày 6 đến 21-9. Theo đó, Hà Nội sẽ được chia làm 3 vùng theo mức độ nguy cơ dịch và áp dụng cấp độ phòng chống dịch khác nhau.
Cụ thể vùng 1 gồm toàn bộ địa giới của 10 quận, huyện trung tâm và 5 quận huyện khác áp dụng chỉ thị 16 của Thủ tướng. Vùng 2 (phía Bắc, Đông sông Hồng) và vùng 3 (phía Tây, phía Nam TP) áp dụng theo chỉ thị 15.
Ngày 5-9 hoàn tất phương án kiểm soát người ra đường
Để kiểm soát dịch tại 3 vùng trên, chỉ thị 20 giao Sở Xây dựng Hà Nội chủ trì dựng 30 chốt cứng bằng hàng rào thép để ngăn phương tiện lưu thông từ vùng 2, 3 vào vùng 1. Đêm ngày 3-9, Sở Xây dựng cho biết đã lắp đặt các chốt cúng tại 16 điểm là các cầu bắc qua sông ngăn giữa vùng 2 và 3 đến vùng 1.
Các chốt cứng này đặt tại các cầu: Liên Mạc 2; Cầu Phố Viên; Cầu Noi; Cầu Khu CN Bộ Công an; Đông La; Bích Hòa 2; Trạm bơm Khe tang; Cầu Mỹ Hưng; Cầu Đen; Cầu Dương Hiền; Hoàng Xá 2; Cầu Khánh Vân; Cầu làng Phúc Am; Duyên Thái; 2 vị trí trên Đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Hà Nội lập 30 chốt cứng tại các cầu bắc qua sông ngăn giữa vùng 1 với vùng 2, vùng 3
Trong ngày hôm nay 4-9, Sở Xây dựng sẽ cùng chính quyền địa phương lập thêm chốt cứng 14 cầu còn lại, tại các điểm sau: Đại học Vân Canh; Cầu cạnh cầu sông Đáy; Cầu cạnh hồ câu sông Đáy; Cầu Lại Dụ; Mai Lĩnh cũ; Cầu Đồng Hoàng; Cầu xóm sông Cầu (cầu sắt); Hoàng Xá 1, Đỗ Hà; Cầu Văn Xá; Cầu cạnh cocacola; Lối lên cao tốc từ đường kênh Hồng Vân; Cầu kẹ qua kênh Hồng Vân; Đê Hồng Vân.
Đặc biệt nhằm kiểm soát chặt chẽ lượng người ra đường trong đợt giãn cách thứ tư, UBND TP Hà Nội giao Công an TP hoàn tất phương án sử dụng công nghệ thông tin cấp giấy đi đường trong ngày 5-9.
Trước đó, vào chiều ngày 3-9, Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Hải Trung thông tin Hà Nội dự kiếm cấp giấy đi đường cho 6 nhóm đối tượng. Quy trình cấp giấy phải thông qua công an TP hoặc công an xã phường (tùy theo từng nhóm đối tượng) xét duyệt. Hiện Công an TP đang hoàn tất nội dung này để trình UBND TP quyết định.
Liên quan đến các biện pháp này, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết "Do đây là việc chưa từng có tiền lệ nên Thành phố xác định quyết tâm rất cao, siết chặt hơn nữa việc giãn cách trong khu vực nội thành, hạn chế đến mức tối đa lượng người ra đường. TP đã giao Công an Thành phố chủ trì việc cấp giấy đi đường, trên cơ sở tham khảo các tỉnh, thành khác và căn cứ vào thực tiễn của Thủ đô".
Thông tin với báo chí vào chiều 3-9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cũng cho biết, Thành phố tiếp tục thực hiện chính sách đảm bảo an sinh xã hội, ban hành nhiều chính sách ngoài chính sách của Trung ương, HĐND Thành phố đã ban hành Nghị quyết 15 với 10 nhóm đối tượng ngoài các đối tượng được quy định tại Nghị quyết 68 của Chính phủ.
Ngoài ra, Thành phố đã chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp tục rà soát các đối tượng khó khăn, trong đó giao MTTQ đang xây dựng để tiếp tục hỗ trợ thêm. Thành phố cũng giao Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố tiếp tục tính toán để hỗ trợ vòng thứ 2 cho các đối tượng.
Phó bí thư Hà Nội: Giãn cách thủ đô 2 tháng là chưa có tiền lệ Ông Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh 15 ngày giãn cách tiếp theo, TP xác định quyết tâm rất cao, siết chặt hơn nữa việc giãn cách trong khu vực nội thành, hạn chế lượng người ra đường. Chiều 3/9, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì hội nghị thông tin báo chí, công bố về chi tiết phân...