Ukraine “xui” Belarus làm thân với Mỹ và phát động cuộc chiến với Nga
Trong bối cảnh quan hệ Nga – Belarus đang mâu thuẫn xung quanh vấn đề giá dầu, Ukraine đã “đổ dầu vào lửa” khi công khai cho rằng Minsk nên “ngả” theo Mỹ để phát động một cuộc chiến với Nga nhằm “bảo vệ” độc lập chủ quyền của mình.
Theo các thông tin công khai, mối quan hệ giữa Nga và Belarus đang có những thay đổi “chóng mặt”, cuối năm 2019, nhiều thông tin cho rằng hai bên đang không ngừng tăng cường hợp tác và nhiều dấu hiệu cho thấy hai bên chuẩn bị hình thành một khối thống nhất trong nhiều vấn đề.
Tuy nhiên đến đầu năm 2020, mối quan hệ này lại xuất hiện những nhân tố khó lường, Nga không còn hỗ trợ giá và bắt đầu tăng giá dầu xuất sang Belarus, tài nguyên “vàng đen” này đối với Belarus là không thể thiếu, việc Nga tăng giá sẽ làm kinh tế Belarus phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tương lai.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko tại Sochi. Nguồn: jxcn.cn.
Trong tình hình này, Ukraine và Mỹ tiếp tục “đổ dầu vào lửa” nhằm chia rẽ mối quan hệ chặt chẽ giữa Minsk và Moscow. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Respekt của CH Czech công bố ngày 17/2, Ngoại trưởng Ukraine Vadim Priestayko cho rằng, Belarus sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến với Nga nếu chính quyền này đấu tranh vì nền độc lập của mình.
Video đang HOT
Theo Ngoại trưởng Priestayko, hiện Belarus có có hai con đường để lựa chọn, nếu tiếp tục giữ bình tĩnh và hòa bình với Nga thì kết quả sẽ là mất nước, còn nếu bắt đầu chiến đấu ngay bây giờ, dù cho người Belarus sẽ chịu nhiều khó khăn và tổn thất nhưng sẽ giữ được toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. “Belarus đang trải qua giai đoạn khó khăn. Vài năm trước, tôi đã nói chuyện với một số nhà báo Belarus và nói với họ rằng, nếu muốn giữ nền độc lập, họ sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến với Nga, cùng những khó khăn và đau khổ giống như chúng tôi, song họ không tin tôi”, ông Priestayko nói.
Ngoại trưởng Ukraine Vadim Priestayko phát biểu với báo Respekt của CH. Czech. Nguồn: jxcn.cn.
Ông Pristayko cũng khẳng định, nếu muốn bắt đầu một cuộc chiến với Nga, Belarus ngay bây giờ cần tìm đến những sự trợ giúp “có hiệu quả”, Mỹ là sự lựa chọn hàng đầu của Minsk và Mỹ cũng đã “gợi ý” tăng cường hợp tác với Belarus. Hiện, Quân đội Belarut gần như không có gì khác biệt với Quân đội Nga, hầu hết các vũ khí tối tân của Belarus đều được nhập khẩu trực tiếp từ Nga. Do vậy, nền quốc phòng của Belarus thực sự đã bị Nga kiểm soát phần lớn. Nếu Nga có ý định đối phó với Belarus giống như Ukraine, thì kết quả của Belarus sẽ giống với Georgia trong năm 2008.
Về phía Mỹ, trong bối cảnh quan hệ Nga – Belarus mâu thuẫn, Mỹ đã bất chợt “ve vãn” Belarus, Washington đã tiến hành chuyến thăm lịch sử đến Belarus và đưa ra cam kết “không còn gì hấp dẫn hơn” với Minsk. Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Vladimir Makei hôm 1/2, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo không chỉ nhấn mạnh Mỹ sẵn sàng cung cấp 100% lượng dầu mà Belarus cần với mức giá cạnh tranh, mà còn khẳng định Mỹ sẽ hỗ trợ Belarus bảo vệ và duy trì toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo (phải) và Tổng thống Belarus Lukashenko. Nguồn: jxcn.cn.
Được biết, hôm 12/2, Bloomberg công bố một tài liệu nói rằng, vào tháng 12/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như đã đề nghị người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko ký một thỏa thuận về việc hợp nhất Nga và Belarus. Sau đó, ông Lukashenko đã bác bỏ thông tin này.
Ngày 26/1/2000, Hiệp ước thành lập Nhà nước Liên minh giữa Nga và Belarus có hiệu lực. Ngày 16/9/2019, truyền thông công bố chi tiết dự án hội nhập của hai nước. Tài liệu này quy định thống nhất thuế và luật dân sự duy nhất, hợp nhất ngành hải quan và năng lượng, tạo ra một hệ thống thống nhất về kế toán tài sản, tiếp cận hoạt động mua sắm công của nhau.
Đức Trí (lược dịch)
Theo Infornet
Ukraine yêu cầu trừng phạt các cá nhân liên quan vụ bắn nhầm máy bay ở Iran
Ngoại trưởng Ukraine cho biết điều này khi nói đến vụ bắn nhầm máy bay của Ukraine ở Iran.
Ngoại trưởng Ukraine hôm 17/2 lên tiếng yêu cầu tất cả những cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm trong vụ bắn nhầm máy bay Ukraine ở Iran hôm 8/1 vừa qua.
Một phần cánh của chiếc máy bay của Ukraine bị Iran bắn rơi ở ngoại ô Tehran. Ảnh: Reuters.
Phát biểu trong buổi lễ đặt tấm bia tưởng niệm tại sân bay Boryspil, Kiev trước sự tham dự của đại diện hãng hàng không quốc tế Ukraine, Đại sứ quán các nước và người thân các thành viên phi hành đoàn, Ngoại trưởng Ukraine, Vadym Prystaiko cho biết: "Cuộc điều tra đang được tiến hành và Văn phòng Công tố viên đã yêu cầu phía Iran thành lập một nhóm điều tra chung. Điều này sẽ dẫn đến việc trừng phạt tất cả những người có tội, những người quyết định dẫn đến việc phá hủy máy bay của chúng tôi và cái chết của tất cả các hành khách trên máy bay".
Trước đó, Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne hôm 15/2, yêu cầu Iran chia sẻ hộp đen máy bay để các cơ quan quốc tế kiểm tra.
Chiếc máy bay của hãng hàng không quốc tế Ukraine bị một tên lửa tấn công vào ngày 8/1 ngay sau khi khởi hành từ Tehran đến Kiev. Iran thừa nhận lực lượng của họ đã bắn nhầm máy bay này. Vụ việc khiến tất cả 176 người trên máy bay, trong đó có 11 người Ukraine đã thiệt mạng./.
Theo Hoàng Nguyễn/VOV1
Cuộc chiến dai dẳng gần 2 thập kỷ tại Afghanistan sắp đến hồi kết Mỹ và Taliban hôm 14/2 đạt được thỏa thuận giảm bạo lực trong 7 ngày, mở đường cho việc 2 bên ký kết Thỏa thuận Hòa bình lớn hơn vào cuối tháng 2 này. Với diễn biến tích cực này, cuộc chiến dai dẳng kéo dài gần 2 thập kỷ qua hiện đang ở giai đoạn hồi kết.Một quan chức cấp cao của...