Ukraine vượt khủng hoảng điện, chuẩn bị xuất khẩu năng lượng
Quan chức Ukraine khẳng định, nước này đã vượt qua “mùa Đông khó khăn nhất” và dự kiến sẽ xuất khẩu năng lượng sang các nước châu Âu láng giềng.
New York Times ngày 10/4 dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Herman Galushchenko khẳng định, nước này đã “vượt qua mùa Đông khó khăn nhất” về vấn đề năng lượng, khẳng định Kiev đang tính toán việc nối lại xuất khẩu phần năng lượng dư thừa sang các quốc gia láng giềng.
Nhân viên cứu hỏa nỗ lực kiểm soát đám cháy tại một nhà máy điện ở Kiev hồi năm ngoái. Ảnh: GettyImages
Theo tập đoàn điện lực nhà nước Ukraine Ukrenergo, các lực lượng Nga đã khai hỏa tổng cộng 1.200 tên lửa và máy bay không người lái (UAV) vào các mục tiêu hạ tầng năng lượng trên khắp lãnh thổ Ukraine từ tháng 10/2022, sau khi Moscow cáo buộc Kiev đứng sau vụ nổ làm cầu Crimea bị hư hại.
“Chưa có hệ thống năng lượng châu Âu nào từng trải qua một giai đoạn bị tấn công quy mô lớn như thế”, Ukrenergo thông tin. Có thời điểm, giới chức Ukraine thừa nhận, hơn một nửa hạ tầng năng lượng của nước này đã bị phá hủy do hỏa lực của Nga.
Không rõ số lượng cơ sở năng lượng mà Ukraine đã hoàn thành sửa chữa và lượng điện mà nước này có thể xuất khẩu là bao nhiêu. Reuters nói rằng, do tác động của chiến sự, nhu cầu sử dụng điện ở Ukraine giảm khoảng 25-30% so với giai đoạn trước.
Ukraine đã kết nối hạ tầng điện với châu Âu từ đầu năm 2022, khởi động xuất khẩu điện qua Romania từ tháng 7/2022. Tuy nhiên, việc bán điện bị dừng từ tháng 10/2022 để đảm bảo sử dụng trong nước. Kiev từng kì vọng thu về 1,5 tỷ USD từ xuất khẩu điện trong năm 2022, nhưng chưa đạt mục tiêu.
Video đang HOT
Nga chưa bình luận về tuyên bố của phía Ukraine. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri Peskov từng nhiều lần khẳng định, các mục tiêu hạ tầng năng lượng Ukraine bị tập kích đều “liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp” đến tiềm năng quân sự của Kiev.
Nga hiện cũng đang kiểm soát toàn diện nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia nằm bên bờ sông Dnipro. Trước khi chiến sự nổ ra, cơ sở này vận hành 6 lò phản ứng hạt nhân, tạo ra 42 tỷ kWh điện/năm, chiếm 20% sản lượng điện hàng năm của Ukraine và đủ khả năng cung cấp năng lượng cho 4 triệu hộ gia đình
Thỏa thuận khí đốt mới Nga - Azerbaijan và nghi vấn đặt ra với EU
Thông tin Azerbaijan sẽ nhập khẩu khí đốt từ Nga vào mùa Đông này cho thấy Azerbaijan có ý định sử dụng khí đốt của Moskva để cung cấp cho thị trường nội địa và cho cả EU.
Azerbaijan đã bắt đầu nhập khẩu khí đốt từ Nga theo một thỏa thuận để đáp ứng nhu cầu trong nước của chính mình nhưng điều này đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về thỏa thuận gần đây của nước này nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang châu Âu.
Nhà sản xuất và xuất khẩu khí đốt nhà nước của Nga Gazprom ngày 18/11 thông báo rằng họ đã bắt đầu cung cấp khí đốt cho công ty khí đốt nhà nước SOCAR của Azerbaijan và sẽ cung cấp tổng cộng một tỷ mét khối khí đốt cho đến tháng 3/2023.
Trong một tuyên bố với hãng thông tấn APA của Azerbaijan, SOCAR cho biết họ đã hợp tác lâu dài với Gazprom và hai công ty "đang cố gắng tối ưu hóa cơ sở hạ tầng của nhau bằng cách tổ chức trao đổi dòng khí đốt".
Thỏa thuận được ký kết ngay trước giai đoạn nhu cầu cao nhất vào giữa mùa Đông, vì Azerbaijan sẽ tìm cách duy trì nguồn cung cho các khách hàng khí đốt trong nước, đồng thời đáp ứng các cam kết xuất khẩu sang Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như thương mại mở rộng gần đây với châu Âu.
Xuất khẩu sang châu Âu thông qua Hành lang khí đốt phía Nam đã được lên kế hoạch đạt 10 tỷ mét khối trong năm nay, nhưng theo một biên bản ghi nhớ mới với EU được ký vào tháng 7, Baku đã đồng ý tăng xuất khẩu lên 12 tỷ mét khối khí đốt.
Mức tăng đó nhằm giúp Brussels bù đắp tổn thất nguồn cung cấp khí đốt của Nga, vốn đã bị Moskva cắt giảm để trả đũa các lệnh trừng phạt của EU áp đặt sau cuộc xung đột ở Ukraine.
Mặc dù thỏa thuận đã được đề cập rất nhiều ở cả Brussels và Baku, nhưng vẫn chưa bao giờ làm rõ chính xác lượng khí đốt bổ sung sẽ đến từ đâu.
Các vấn đề với thỏa thuận cũng đã xuất hiện vào đầu tháng 9, khi Bộ trưởng Năng lượng Azerbaijan Parviz Shahbazov tuyên bố rằng nước này sẽ chỉ xuất khẩu 11,5 tỷ mét khối sang châu Âu trong năm nay, không đưa ra gợi ý nào về lý do tại sao mục tiêu xuất khẩu bị thu hẹp.
Thậm chí ngay cả khối lượng tăng thêm khiêm tốn này sẽ đến từ đâu vẫn chưa rõ ràng.
Một nguồn tin thân cận với tập đoàn sở hữu mỏ khí đốt khổng lồ Shah Deniz của Azerbaijan, hiện đang cung cấp toàn bộ lượng khí đốt xuất khẩu của Azerbaijan, đã xác nhận rằng không có hợp đồng xuất khẩu mới nào được ký kết và mỏ này hiện chỉ được ký hợp đồng cung cấp 10 tỷ mét khối khí đốt đã thỏa thuận trước đó.
Do đó, thông tin về việc Azerbaijan sẽ nhập khẩu khí đốt từ Nga vào mùa Đông này cho thấy rằng Baku dự định sử dụng khí đốt của Moskva để cung cấp cho thị trường nội địa và giúp nước này đáp ứng cam kết với Brussels.
Các biện pháp trừng phạt Nga do EU áp đặt không áp dụng cho Azerbaijan, quốc gia vẫn được tự do nhập khẩu bao nhiêu khí đốt của Nga tùy thích. Trong khi đó, thỏa thuận hồi tháng 7 đã nhất trí cụ thể là tăng lượng khí đốt của Azerbaijan chảy sang châu Âu để giúp EU giảm phụ thuộc khí đốt Nga.
Theo thỏa thuận được ký vào tháng 7, Baku cũng đồng ý tăng gấp đôi lượng xuất khẩu qua Hành lang khí đốt phía Nam lên 20 tỷ mét khối mỗi năm vào năm 2027 - mức tối đa mà mạng lưới đường ống hiện tại có thể thực hiện.
Sự gia tăng đó sẽ rất tốn kém và sẽ mất thời gian để hiện thực hóa, đòi hỏi cả bổ sung máy nén khí mới vào các đường ống hiện có cũng như đầu tư lớn vào các mỏ khí đốt của Azerbaijan để sản xuất khí đốt cần thiết.
Cho đến nay, chưa có quyết định đầu tư nào được đưa ra để mở rộng ba đường ống tạo nên Hành lang khí đốt phía Nam vận chuyển khí đốt của Azerbaijan đến châu Âu, trong khi vẫn còn câu hỏi về việc 10 tỷ mét khối khí đốt bổ sung mỗi năm sẽ đến từ đâu.
BP đã xác nhận vào đầu năm nay rằng mỏ khí đốt khổng lồ Shah Deniz mà họ vận hành không có khả năng cung cấp thêm 10 tỷ mét khối cần thiết.
Azerbaijan có một số mỏ khí đốt nhỏ khác, nhưng sản lượng từ những mỏ này dự kiến sẽ không đủ để đáp ứng cam kết của Baku với Brussels, làm tăng khả năng khí đốt sẽ phải được lấy từ các quốc gia khác trong khu vực.
Turkmenistan đề ra tham vọng xuất khẩu năng lượng cho châu Âu Turkmenistan đang tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên và điện sang các nước láng giềng, đồng thời hướng đến việc mở rộng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu thông qua đường ống xuyên Caspi. Một góc gian hàng triển lãm dầu và khí đốt của Turkmenistan tại ADIPEC. Ảnh: turkmenistan.gov.tm Trang tin Eurasianet.org dẫn lời Phó Thủ tướng Turkmenistan Shahym...