Ukraine với bài toán sửa luật chống tham nhũng
Reuters đưa tin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 28/2 đã có đề xuất xây dựng luật chống tham nhũng mới, ngay sau khi Tòa án Hiến pháp nước này bãi bỏ một điều luật chống lại các quan chức làm giàu cá nhân, làm dấy lên lo ngại sẽ khiến cuộc chiến chống tham nhũng bị suy yếu.
Ảnh: Valentyn Ogirenko/Reuters
Giải quyết vấn nạn tham nhũng là chủ đề trọng tâm trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra ngày 31/3 tới. Khi mà kết quả các cuộc thăm dò đều cho rằng, ông Poroshenko đã “làm chưa đủ” để Ukraine thoát khỏi tham nhũng.
Những nỗ lực xây dựng luật chống tham nhũng mới của ông Poroshenko diễn ra trong bối cảnh, các nhà lập pháp đối lập đầu tuần này đã lên tiếng bày tỏ rằng, ông phải bị luận tội sau khi có một cuộc điều tra về các kế hoạch tham ô trong ngành công nghiệp quân sự của quốc gia.
Năm 2015, Ukraine đã thông qua một đạo luật hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp để đáp ứng yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong việc giúp Ukraine có thể tiếp nhận các khoản vay cần thiết.
Đây cũng là điều kiện tiên quyết để Liên minh châu Âu (EU) cấp phép miễn phí thị thực du lịch cho người dân Ukraine.
Trong tuần này, Tòa án Hiến pháp Ukraine đã bãi bỏ điều luật này vì cho rằng nó là vi hiến vì vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội bằng cách bắt buộc các quan chức bị tình nghi chứng minh tài sản của họ là hợp pháp, thay vì bắt buộc các công tố viên phải chứng minh các tài sản đó có được thông qua các hành vi tham nhũng.
Video đang HOT
Cục Chống tham nhũng Quốc gia Ukraine (NABU) cho biết, quyết định này của tòa được thông báo công khai hôm 27/2.
Điều này đồng nghĩa với việc, những vụ án đang thực hiện thủ tục tố tụng hình sự, trong đó có các cuộc điều tra các thẩm phán cũng như quan chức về “làm giàu bất hợp pháp” sẽ phải đóng lại.
“Sáng nay (28/2) tôi đã ký và bây giờ tôi đang ủy thác việc đăng ký vào sổ một dự luật Tổng thống có tính đến các bình luận, phê bình, nhưng vẫn phải giữ được luận điểm cốt lõi – đó là không thể tránh được hình phạt hình sự cho hành vi làm giàu bất chính”, ông Poroshenko tuyên bố.
Phát biểu trong chuyến thăm Kiev hôm 28/2, ông Valdis Dombrovskis, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, nhấn mạnh những quan ngại xung quanh quyết định của Tòa án Hiến pháp Ukraine: “Tôi phải nói rằng, chúng tôi có những lo ngại nhất định liên quan đến phán quyết của Tòa án Hiến pháp ngày hôm qua (27/2) liên quan đến hành vi làm giàu bất hợp pháp và gánh nặng về bằng chứng liên quan đến việc làm giàu bất hợp pháp này… Vì vậy, chúng ta phải xem chính xác mối quan tâm của Tòa án Hiến pháp là gì, và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của cuộc chiến chống tham nhũng”.
NABU tiết lộ, đã phải dừng 65 cuộc điều tra hình sự về cáo buộc làm giàu bất hợp pháp của các quan chức hàng đầu đất nước do quyết định của Tòa Hiến pháp.
Đáng quan ngại, ngay cả khi Quốc hội phê chuẩn dự luật mới, NABU vẫn sẽ không được phép tiếp tục các cuộc điều tra vì luật không có hiệu lực hồi tố.
“Việc bãi bỏ điều luật về làm giàu bất hợp pháp là một bước lùi trong cải cách chống tham nhũng của Ukraine”, NABU nói trong một tuyên bố.
“Bước lùi này… có động cơ chính trị và mâu thuẫn với nghĩa vụ của Ukraine trong thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, cũng như các thỏa thuận với IMF và EU”, NABU cho biết.
Hiện, phía IMF không đưa ra bình luận về quyết định của Tòa Hiến pháp có làm hỏng việc giải ngân viện trợ mới với Ukraine hay không.
Đức Anh
Theo Thanh tra
Ông Poroshenko "tiết lộ" kế hoạch sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống
Hãng Ukriform đưa tin, phát biểu tại một diễn đàn thanh niên mang tên "Ý kiến của giới trẻ là quan trọng, Triển vọng gia nhập NATO và EU", Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko kể về các kế hoạch sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống.
Phát biểu tại diễn đàn, Tổng thống Poroshenko nói: "Sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống, đối với tôi, sẽ có một công việc xứng đáng mà tôi mơ ước - trở thành thành viên của Nghị viện châu Âu từ Ukraine".
Ông Poroshenko "tiết lộ" kế hoạch sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống
Đồng thời, nhà lãnh đạo Ukraine cũng nhắc lại rằng chỉ các quốc gia - thành viên của Liên minh châu Âu (EU) mới có quyền ủy quyền đại biểu cho Nghị viện châu Âu. Ông Poroshenko lưu ý rằng Ukraine phải đáp ứng các tiêu chí để trở thành thành viên trong Liên minh này.
Vào tháng 12/2014, Ukraine đã từ bỏ tình trạng quốc gia không liên kết. Khi đó, cao ủy châu Âu phụ trách chính sách láng giềng và mở rộng EU, ông Julian Hahn tuyên bố rằng thật không thực tế khi nói về tư cách thành viên của Ukraine trong Liên minh châu Âu trong những năm tới, Kiev nên tập trung thực hiện thỏa thuận liên kết với liên minh EU.
Trước đó, phát biểu tại cuộc mít tinh ở thành phố Zholkva với những câu chuyện về chủ đề yêu thích "âm mưu của Nga" và "chiến tranh với Moscow", Tổng thống Petro Poroshenko đã vô tình nói rằng Ukraine là kẻ xâm lược.
Tổng thống Poroshenko nói: "Hôm nay, với tư cách là Tổng thống Ukraine, là tổng tư lệnh tối cao của Lực lượng Vũ trang Ukraine, tôi cần phải cứu và bảo vệ Ukraine, để đẩy lùi kẻ xâm lược Ukraine".
Hiện ông Poroshenko được Ủy ban bầu cử Trung ương Ukraine đăng ký ứng viên Tổng thống trong cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine dự kiến diễn ra ngày 31/3 tới.
Theo số liệu khảo sát được công bố mới đây bởi Trung tâm nghiên cứu xã hội Razumkov, tỷ lệ người dân ủng hộ cho ứng viên Vladimir Zelensky là 17,5%, Tổng thống đương nhiệm Poroshenko - 13,1%, cựu Thủ tướng Ukraine, Chủ tịch đảng Tổ quốc Tymoshenko - 11,5%.
Trí Đức (Lược dịch)
Theo Infornet
5 năm hậu Maidan: Ukraine và đường tới trời Âu xa xôi... Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko mới đây đã gọi hiện trạng ở Ukraine là sự thành công của nền cải cách. Thế nhưng sự thực có phải vậy không? 5 năm hậu Maidan: Lãnh đạo nói "thành công", nhân dân chê "sai hướng" Những ngày này cách đây 5 năm, thủ đô Kiev đang chìm trong khói lửa và những tiếng gào thét...