Ukraine tuyên bố không đàm phán hòa bình với Nga
Ngoại trưởng Ukraine tuyên bố khả năng đàm phán hòa bình với Nga sẽ không xảy ra trong tương lai gần.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (Ảnh: Sputnik).
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin NHK ngày 5/9, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố Kiev không thể tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình với Tổng thống Nga Vladimir Putin vì không tin tưởng nhà lãnh đạo Nga.
Ngoại trưởng Ukraine cho rằng ngay cả khi nhà lãnh đạo Nga đưa ra lời hứa, cũng không có gì đảm bảo rằng ông sẽ giữ lời.
“Ông ấy không phải là người mà bạn có thể đàm phán nghiêm túc về vấn đề nào đó”, ông Kuleba nói.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hồi tháng 10 năm ngoái từng ký sắc lệnh bác khả năng đàm phán với người đồng cấp Nga. Ông Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng đàm phán, nhưng không phải với ông Putin.
Ngoại trưởng Kuleba cho rằng Ukraine càng thành công trên chiến trường, Nga càng sẵn sàng đàm phán, tuy nhiên ông không thấy khả năng đàm phán với Nga trong thời gian tới.
“Nếu chúng tôi muốn tồn tại như một quốc gia, chúng tôi phải giành chiến thắng, bằng bất kể giá nào”, nhà ngoại giao Ukraine nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Ukraine cũng bày tỏ sự thất vọng trước những lời chỉ trích gần đây từ các nước phương Tây rằng, cuộc phản công của Ukraine không diễn ra như kỳ vọng.
Trước đó, ông Kuleba ngày 4/9 tuyên bố cuộc xung đột với Nga hiện nay chỉ có thể kết thúc bằng chiến thắng trên chiến trường. Ông cũng cho rằng, một thỏa thuận ngừng bắn lúc này sẽ chỉ giúp Nga có thêm thời gian mở rộng tấn công sau này.
Theo Ngoại trưởng Kuleba, “công bằng” là khi Ukraine được khôi phục toàn vẹn lãnh thổ, “ổn định” là khi Nga không thể mở đợt tấn công mới nhằm vào Ukraine hay bất cứ quốc gia nào ở châu Âu.
Trong cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 4/9, Tổng thống Putin tuyên bố “Nga chưa bao giờ từ chối đàm phán và bây giờ cũng không từ chối việc đó”.
Tổng thống Putin cho biết Nga không nhận được đề xuất nào về sáng kiến hòa bình mới liên quan tới cuộc xung đột tại Ukraine.
Xung đột Nga – Ukraine kéo dài gần 600 ngày qua và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cuối tháng trước nêu rõ mọi cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột với Nga phải dựa trên nền tảng “công thức hòa bình” của Kiev.
Ông Zelensky lần đầu nêu công thức hòa bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 hồi tháng 11 năm ngoái. Trong số các điều kiện nêu trong công thức này có khôi phục toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, Nga phải rút quân và ký kết vào văn bản chấm dứt chiến sự ở Ukraine.
Nga tuyên bố chiến dịch quân sự chỉ chấm dứt khi Ukraine chấp nhận “thực tế lãnh thổ mới”, nghĩa là công nhận các vùng lãnh thổ đã sáp nhập vào Nga gồm Crimea, Kherson, Zaporizhia, Lugansk và Donetsk.
Trong khi đó, Kiev tuyên bố hòa đàm chỉ diễn ra khi Moscow rút hết quân, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine theo đường biên giới được công nhận năm 1991.
Một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc và các nước châu Phi, đã đưa ra các đề xuất hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, những đề xuất này chưa nhận được sự đồng thuận của tất cả các bên.
Ukraine nêu điều kiện đàm phán, kêu gọi Nga rút quân
Ngoại trưởng Ukraine tuyên bố Kiev sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán sau khi Nga rút quân.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (Ảnh: Reuters).
"Chúng tôi có thể tham gia đàm phán với Nga sau khi họ rút quân khỏi lãnh thổ của chúng tôi, nhưng không phải (đàm phán) với (Tổng thống Nga Vladimir) Putin", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Italy hôm 10/8.
"Mục tiêu trên có thể đạt được thông qua sự kết hợp giữa chiến tranh và ngoại giao. Các tướng lĩnh của chúng tôi đang giải quyết vấn đề đầu tiên. Nhiệm vụ của họ là hối thúc Nga rút quân và thuyết phục Nga rằng đối thoại tốt hơn xung đột", ông Kuleba nói thêm.
Nhà ngoại giao Ukraine nói thêm rằng, các cuộc đàm phán với Tổng thống Putin không thể diễn ra vì nhà lãnh đạo Nga đã mắc nhiều sai lầm.
"Có nhiều cách ngoại giao khác để tiến hành công việc một cách gián tiếp. Nhưng chúng tôi hiểu rằng chúng tôi sẽ không bao giờ thấy (Tổng thống) Putin và (Tổng thống Ukraine Volodymyr) Zelensky ngồi cùng bàn đàm phán", Ngoại trưởng Ukraine nói.
Tổng thống Zelensky năm ngoái đã ký sắc lệnh tuyên bố triển vọng đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin là "không thể". Sắc lệnh được đưa ra trong bối cảnh Nga tiến hành sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia.
Bình luận của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ukraine được đưa ra sau khi cuộc đàm phán về Ukraine đã được tổ chức tại thành phố Jeddah, Ả Rập Xê Út vào ngày 5/8 và 6/8.
Sau hội nghị ở Ả Rập Xê Út, Andrii Yermak, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, nói rằng Ukraine đã lên kế hoạch tổ chức hai hội nghị thượng đỉnh về công thức hòa bình do Tổng thống Zelensky đưa ra, một trong số đó sẽ có sự tham gia của Nga.
Một số thông tin cho rằng tại Ả Rập Xê Út, các bên đã nhất trí rằng tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, cũng như tính ưu việt của hiến chương Liên hợp quốc, phải là cơ sở của bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào.
Những điểm chính trong kế hoạch hòa bình của ông Zelensky là khôi phục toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Ukraine, Nga phải rút hết quân, đảm bảo an ninh năng lượng, lương thực và an toàn hạt nhân.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, bằng cách thúc đẩy công thức hòa bình của Tổng thống Zelensky, Kiev và phương Tây đang cố gắng hạ thấp các sáng kiến hòa bình khác và độc quyền đề xuất sáng kiến của Ukraine ngay từ đầu.
Bà Zakharova tuyên bố, hòa bình bền vững ở Ukraine chỉ có thể đạt được nếu "chính quyền Kiev ngừng các hành động thù địch và tấn công khủng bố", trong khi các nước phương Tây ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Bà Zakharova nói thêm rằng, Kiev cũng cần cam kết duy trì một quốc gia trung lập, từ chối lấy lại tình trạng hạt nhân của nước này, đồng thời công nhận "thực tế lãnh thổ mới", đề cập đến 4 khu vực tại Ukraine mà Nga đã tuyên bố sáp nhập.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhắc lại rằng, Moscow hoan nghênh bất kỳ giải pháp ngoại giao nào, đồng thời sẵn sàng đáp ứng "các đề xuất thực sự nghiêm túc". Tuy nhiên, bà Zakharova cũng khẳng định, nếu "không có sự tham gia của Nga và không tính đến lợi ích của Nga, không cuộc đàm phán nào về cuộc khủng hoảng Ukraine có giá trị".
Lý do Ukraine từ chối đề xuất của Iraq làm trung gian đàm phán với Nga Iraq đã đề nghị làm trung gian cho các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga trong nỗ lực tìm cách chấm dứt xung đột ở châu Âu. Tuy nhiên, nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraine đã từ chối lời đề nghị này trong chuyến thăm hiếm hoi tới Baghdad. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba gặp người đồng cấp Iraq Fuad Hussein...