Ukraine tránh được nguy cơ vỡ nợ vào phút cuối
Hãng Bloomberg ngày 22/7 đưa tin, Ukraine đã đạt được thỏa thuận với các chủ nợ tư nhân nước ngoài để cơ cấu lại khoản nợ quốc tế hơn 20 tỷ USD, điều này sẽ giúp Ukraine tránh được tình trạng vỡ nợ vào tháng 8.
Một thỏa thuận với các trái chủ quốc tế cho phép Ukraine tạm dừng thanh toán sau khi bùng nổ xung đột tại nước này vào năm 2022 sẽ hết hạn trong tháng này.
Xung đột với Nga đang khiến Ukraine gánh khoản nợ lớn. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal và Bộ Tài chính nước này cho biết đã đạt được các thỏa thuận cơ bản với Ủy ban những người nắm giữ trái phiếu châu Âu (Eurobond) của Ukraine, gồm Amundi, BlackRock, Amia Capital, cũng như các nhà đầu tư khác, những người cùng nắm giữ khoảng 25% lượng trái phiếu. Ít nhất 2/3 trong số họ sẽ phải thông qua thỏa thuận để hoàn tất thương vụ cơ cấu lại nợ. Thỏa thuận quy định rằng trái phiếu châu Âu hiện tại sẽ được đổi lấy một gói trái phiếu châu Âu mới với giá trị nợ danh nghĩa giảm 37%. Ủy ban từ bỏ yêu cầu đòi bồi thường số tiền 8,67 tỷ USD. Ngày đáo hạn của trái phiếu châu Âu sẽ được gia hạn: đợt hoàn trả đầu tiên với số tiền 1,172 tỷ USD sẽ diễn ra năm 2029.
Video đang HOT
Trang mạng Hromadske lưu ý nếu không tái cơ cấu, số nợ gốc sẽ phải trả trong giai đoạn 2024-2029. Theo Thủ tướng Shmygal, thỏa thuận này sẽ giúp tiết kiệm 11,4 tỷ USD tiền nợ trong ba năm tới và 22,75 tỷ USD khác cho đến năm 2033. Thủ tướng cho biết, nhờ đó Ukraine sẽ có thể có thêm các nguồn lực cho quốc phòng, an sinh xã hội và tái thiết.
Đầu tháng 6, Ukraine đã không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ về việc tái cơ cấu. Báo Financial Times cho biết vấn đề là Ukraine muốn xóa 60% giá trị nợ.
Thay vào đó, các chủ nợ đề nghị giảm 22%, nhưng Bộ Tài chính Ukraine cho biết điều đó sẽ không đạt được các mục chính về nợ. Ngày 18/7, Verkhovna Rada (Quốc hội) Ukraine đã thông qua dự luật cho phép chính phủ tạm thời ngừng thanh toán nợ nước ngoài nếu cần thiết. Quyền này được áp dụng đến ngày 1/10 để đảm bảo quá trình ký kết thỏa thuận tái cơ cấu nợ diễn ra suôn sẻ.
Ukraine bên bờ vực vỡ nợ
Chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa sẽ tới hạn chót mà Ukraine phải thanh toán phần nợ nước ngoài.
Tuy nhiên, kết quả vòng đàm phán với các chủ nợ vào tháng trước cho thấy lập trường hai bên vẫn còn khoảng cách xa nhau. Nếu Ukraine không đạt được một thỏa thuận với các trái chủ trước thời hạn, Kiev sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ.
Số tiền khoảng 23 tỷ USD là trọng tâm của các cuộc đàm phán này, chiếm khoảng 15% tổng số nợ mà chính phủ Ukraine chịu trách nhiệm. Vào năm 2022, Ukraine và các chủ nợ đã đồng ý tạm dừng các khoản thanh toán nợ sau cuộc xung đột với Nga bùng phát. Nhưng trong khi các chính phủ chủ nợ đồng ý hoãn các khoản thanh toán cho đến năm 2027, thì các trái chủ tư nhân vẫn chưa gia hạn thời gian đóng băng sau khi hết hạn vào ngày 1/8 tới đây.
Nền kinh tế của Ukraine bị ảnh hưởng nặng do chiến sự. Ảnh: Reuters
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Ukraine có thể đạt được thỏa thuận tái cơ cấu mới hoặc đàm phán gia hạn thời gian đóng băng để có thêm thời gian. Nếu không, họ sẽ phải bắt đầu thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ ngày 1/8 hoặc chính thức vỡ nợ. Tất nhiên không ai muốn Ukraine vỡ nợ. Đối với các trái chủ, giá trị tài sản của họ sẽ giảm mạnh. Đối với Ukraine, việc huy động tiền cho nỗ lực tái thiết sẽ khó khăn hơn khi nước này quay trở lại thị trường quốc tế. Và việc tái cơ cấu nợ trong tương lai có thể khó khăn hơn nếu các nhà đầu tư bán lại trái phiếu vỡ nợ cho người mua khác. Các trái chủ sẵn sàng nhượng bộ để tránh kịch bản trên, nhưng chính xác số nợ sẽ còn lại - và lịch trả nợ mới sẽ như thế nào - là điều mà các bên hiện đang tranh cãi.
Trước khi nổ ra xung đột, Ukraine có tình trạng nợ khá tốt, nợ chính phủ thấp chỉ 48,9% GDP vào cuối năm 2021. Lãi suất trả nợ trung bình khoảng 9%/năm đối với nợ trong nước và 4% đối với nợ nước ngoài. Tổng chi phí trả nợ bằng 2,9% GDP. Nhưng sự suy thoái của nền kinh tế Ukraine do cuộc xung đột với Nga, cùng với sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu công, tăng từ 40% lên 75% GDP từ năm 2021 đến năm 2023, đã làm tăng đáng kể cả nợ trong và ngoài nước. Kết quả là đến cuối năm 2023, nợ công ở mức 84,4% GDP. Con số này thậm chí còn tồi tệ hơn nếu Mỹ không bổ sung ngân sách cho Ukraine với 22,85 tỷ USD dưới dạng tài trợ thay vì tín dụng trong năm 2022-2023. Năm 2022, Ukraine đã đạt được thỏa thuận với các chủ nợ về việc hoãn thanh toán gốc và lãi trái phiếu châu Âu trong giai đoạn 2022-2023. Tuy nhiên, vào năm 2024, tình hình đã khác. Năm nay Ukraine không nhận được tài trợ nào của phương Tây, trong khi đã đến lúc phải trả lãi cho trái phiếu châu Âu trong ba năm một lần (cho giai đoạn 2022-2024). Tình trạng này đã dẫn đến sự gia tăng chưa từng có trong chi phí trả nợ công lên tới 6,3% GDP, tương đương gần 12 tỷ USD vào năm 2024. Và nợ công vào cuối năm sẽ đạt gần 100% GDP. Đồng thời, chính sách lãi suất cao của Ngân hàng Quốc gia Ukraine đồng nghĩa với việc lãi suất trả nợ trong nước trung bình sẽ tăng từ 9 lên 13% trong hai năm.
Sau khi ký một chương trình 4 năm với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ukraine hiện đang thay thế khoản nợ 10 tỷ USD của IMF (nợ phát sinh trước chiến tranh với lãi suất 2 hoặc 3% mỗi năm) bằng một khoản tín dụng khác của IMF trị giá 15,6 tỷ USD (chịu lãi suất khoảng 8,5%/năm). Kết quả là, vào năm 2024, Ukraine, ngoài việc trả nợ gốc theo các chương trình cũ của IMF, sẽ phải chi trả khoảng 900 triệu USD tiền lãi các khoản nợ của IMF. Theo các tính toán, sau khi nhận được khoản vay 5,4 tỷ USD từ IMF vào năm 2024, Ukraine sẽ cần tăng các khoản thanh toán nợ vào năm 2025 lên tới 1,1-1,2 tỷ USD. Ngoài ra, còn có các trái phiếu liên kết với GDP phát hành năm 2015 của Ukraine, có giá trị đến năm 2041. Năm 2015, Kiev đã ký một thỏa thuận với các chủ nợ nhằm giảm nhẹ số nợ để đổi lấy trái phiếu, với điều kiện bắt buộc phải thanh toán nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ukraine vượt quá 3% GDP, bắt đầu từ năm 2019. Tốc độ tăng GDP càng lớn thì khoản chi trả càng lớn. Trong điều kiện tái thiết sau chiến tranh, các khoản thanh toán cho các nghĩa vụ này có thể đạt tới 1-2 tỷ USD mỗi năm hoặc hơn.
Vào năm 2023, nền kinh tế Ukraine tăng trưởng 5,3%, điều đó có nghĩa là vào năm 2025, Ukraine sẽ phải trả 700-800 triệu USD tiền lãi "liên quan đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Ukraine" cho các chủ nợ. Do đó, khoảng một nửa viện trợ của Mỹ và EU cho Ukraine vào năm 2024 sẽ dùng để trả nợ cho các chủ nợ trong và ngoài Ukraine. Để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, vào tháng 5 đến tháng 6/2024, Bộ Tài chính và các chủ nợ của Ukraine đã tổ chức các cuộc đàm phán về cơ cấu lại trên 20 tỷ USD khoản nợ (trái phiếu châu Âu) và sửa đổi điều kiện với các chứng khoán liên kết GDP. Cho đến nay các cuộc đàm phán vẫn chưa đưa đến bất kỳ quyết định chung nào. Nếu việc tái cơ cấu nợ không thành công trước ngày 1/8/2024, Ukraine sẽ phải trả khoảng 3,75 tỷ USD trái phiếu châu Âu vào cuối năm 2024. Nếu không, họ đối mặt kịch bản vỡ nợ. Để giảm thiểu nguy cơ Ukraine vỡ nợ trong vài năm tới, tổ chức nghiên cứu của Mỹ Wilson Center đề xuất Chính phủ Ukraine nên cơ cấu lại khoản nợ Eurobond, nhằm mục đích xóa nợ một phần, giảm thiểu các khoản thanh toán lãi và hoãn thời điểm bắt đầu thanh toán từ năm 2024 đến năm 2025. Những biện pháp này sẽ cho phép Kiev giải quyết các vấn đề tài chính trong năm nay. Kiev cũng nên tái cơ cấu (hoặc mua lại) chứng khoán liên kết với GDP của Ukraine cho đến năm 2041. Sự phục hồi sau chiến tranh của Ukraine sẽ bị hạn chế bởi thực tế là tăng trưởng kinh tế trong tương lai của nước này sẽ bị ràng buộc bởi nghĩa vụ trả 0,5-1% GDP mỗi năm cho loại chứng khoán liên kết GDP này. Bên cạnh đó, Ukraine phải đàm phán để tái cơ cấu - hoặc thậm chí hủy bỏ một phần - khoản nợ của IMF. Lãi suất cho khoản tín dụng này nên giảm từ 8-9% xuống mức trước chiến tranh là 2-3% mỗi năm. Và cuối cùng, chính quyền Kiev cần thay đổi chính sách của Ngân hàng Quốc gia Ukraine (NBU) nhằm giảm đáng kể lãi suất mà NBU trả cho chứng chỉ tiền gửi. Điều này sẽ làm tăng lợi nhuận mà NBU nộp vào ngân sách nhà nước, từ đó sẽ giảm chi phí vay trong nước mới và chi phí trả nợ trong nước trước đó.
Bỉ, CH Séc ký thỏa thuận hợp tác với Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 17/7, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo và Thủ tướng Ukraine Denis Shmyhal, cùng Bộ trưởng Hợp tác phát triển Bỉ Caroline Gennez, đã ký thỏa thuận đầu tư 150 triệu euro (164 triệu USD) trong 4 năm. Lễ ký được thực hiện qua cầu truyền hình. Nhân viên y tế chăm sóc một em nhỏ...