Ukraine trả giá vì Kiev bài Nga cực đoan để Tây tiến
Washington-Brussels khuyến khích Kiev chống Moscow nhưng điều này lại không được xem là cơ sở xét duyệt để trao quy chế thành viên cho Ukraine…
Theo Kyiv Post, trong chuyến xuất ngoại đầu tiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã có các cuộc gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda.
Tổng thống Ukraine nhiệm kỳ 2 thời hậu Yanukovych cho biết rất ấn tượng về các cuộc gặp gỡ với giới lãnh đạo EU-NATO, khi được hứa giúp cho Ukraine tăng tốc tiến vào không gian chung Châu Âu-Đại Tây Dương.
Đáp lại, nhà lãnh đạo Ukraine tuyên bố tiếp tục chính sách bài Nga cực đoan giống như người tiền nhiệm, khi tại cuộc gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk ngày 5/6, ông cho rằng chính quyền Kiev đã chôn vùi tham vọng đế chế của Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy khẳng định với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk về cái chết của tham vọng đế chế Nga
“Ukraine gia nhập EU là cái chết cho tham vọng đế chế của Nga. Hơn nữa, đó là cú giáng mạnh vào chủ nghĩa độc tài toàn trị của Nga và là con đường dẫn đến những thay đổi dân chủ ở Nga cũng như trong toàn không gian hậu Xô Viết”, theo Sputnik.
Để thể hiện không mềm lòng với Moscow, ngay tại Brussels – nơi đặt trung tâm điều hành của cả EU và NATO – người đứng đầu chính quyền Kiev cũng đã kêu gọi EU tiếp tục tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga.
Trước đó, sau khi đắc cử tổng thống Ukraine, cựu danh hài đã tuyên bố Ukraine và Nga chỉ có điểm chung duy nhất là đường biên giới, dù Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Moscow và Kiev có nhiều điểm chung và cùng là một dân tộc.
Như vậy, chính quyền Zelenskiy – cũng giống như chính quyền Poroshenko và những chính quyền có xu hướng thân phương Tây kể từ cuộc Cách mạng Cam – vẫn xem bài Nga cực đoan là nền tảng cho chính sách Tây tiến của Kiev.
Giới phân tích cho rằng đây là sai lầm chiến lược, đất nước Ukraine thiệt hại nghiêm trọng từ chính sách đối ngoại cực đoan này và bài Nga cực đoan không hề giúp cho Ukraine tiến nhanh hơn về EU-NATO. Tại sao cậy?
Video đang HOT
Thứ nhất, Chính sách bài Nga cực đoan của Kiev khiến Ukraine không những mất đi những lợi ích thực tế to lớn có được từ Nga, mà những lợi ích kỳ vọng từ không gian chung Châu Âu-Đại Tây Dương cũng giảm đi.
Có thể thấy Nga là một trong 2 thị trường lớn nhất của Ukraine – chỉ đứng sau EU. Nga cũng là nơi tạo việc làm và thu nhập chính yếu cho rất nhiều người dân và doanh nghiệp Ukraine ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, vì Nga là nước láng giềng của Ukraine, nên những hoạt động mang tính kết nối đã tạo ra nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp ngay tại Ukraine, nhất là trong hoạt động giao thông vận tải và trung chuyển khí đốt.
Bài Nga cực đoan là sai lầm chiến lược của chính quyền Kiev
Tuy nhiên, khi giới chính trị Maidan thực hiện chính sách bài Nga cực đoan đã buộc Moscow phải chiều lòng và kết quả là những lợi ích to lớn mà người dân và doanh nghiệp Ukraine khai thác được từ Nga đã giảm sút nhanh chóng.
Mặc dù vậy, khi chính quyền Ukraine nhiệm kỳ 1 thời hậu Yanukovych áp trừng phạt Nga thì không bị đáp trả ngay, bởi Ukraine đang định hình lại chính sách đối ngoại. Điều này phần nào giảm thiệt hại cho Ukraine bởi chính sách bài Nga.
Song nay chính sách đối ngoại của Ukraine đã được định hình – mà bài Nga cực đoan là một trong những nền tảng – thì Ukraine không còn được sự ưu ái nữa. Mọi động thái của Kiev đều bị Moscow đáp trả ngay và thiệt hại của Ukraine là rất lớn.
Đáng nói là lợi ích từ Nga bị mất đi lại không được bù đắp bởi lợi ích từ không gian chung Châu Âu-Đại Tây Dương, ngược lại cũng giảm theo tỷ lệ thuận. Bởi chính sách bài Nga cực đoan khiến Ukraine mất hoàn toàn khả năng tạo đòn bập bênh lợi ích.
Ukraine lúc này chỉ còn hướng Tây nên những người “anh em xa” không cần đánh đổi lợi ích để kéo Ukraine khỏi Nga. Điều đó thể hiện rõ từ chính sách viện trợ của Mỹ-EU đến chính sách tài trợ của các định chế tài chính do phương Tây cầm trịch.
Trong khi đó lõi giá trị của không gian chung Châu Âu-Đại Tây Dương dù đối lập với “yếu tố Nga”, các trụ cột của EU-NATO dù tạo nên đối trọng với “sức mạnh Nga”, song nền tảng của các giá trị, các trụ cột ấy lại không phải là chống Nga, bài Nga.
Từ Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ngày 4/4/1949 về thành lập NATO đến Hiệp ước Maastricht ngày 1/11/1993 về thành lập EU, đều không có điều khoản nào liên quan đến Liên Xô hay Nga. Nghĩa là bài Nga không phải là tiêu chí gia nhập NATO-EU.
Vì vậy, dù Washington-Brussels khuyến khích Kiev chống Moscow nhưng lại có thể để điều này ra ngoài việc xét duyệt để trao quy chế thành viên cho Ukraine, mà Kiev không thể “có ý kiến khác”, theo The New York Times.
Kiev bài Nga cực đoan khiến Ukraine phải nhận nhiều quả đắng của phương Tây
Khi Tổng thống Trump đề xuất Mỹ xây dựng quan hệ đồng minh ngoài NATO với Ukraine đã chứng tỏ Washington-Brussels chỉ muốn Ukraine làm vùng đệm chống Nga, chứ không hề muốn Kiev ngồi cùng mâm.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng tuyên bố người dân Mỹ đóng thuế không phải để bảo trợ cho Ukraine, cho thấy cửa vào không gian chung Châu Âu-Đại Tây Dương không dễ mở ra với Ukraine, dù chính quyền Kiev liên tục bài Nga cực đoan.
Thứ hai, Chính sách bài Nga cực đoan của Kiev làm mất giá trị và ý nghĩa địa chiến lược của Ukraine trong việc hoá giải tác hiệu của chính sách ngoại giao nước lớn giữa Nga và phương Tây.
Ukraine là nước láng giềng của Nga lại nằm trong không gian hậu Xô Viết, nên khi chính quyền Kiev hướng Tây thì Ukraine sẽ không thể tránh khỏi tác động bởi chính sách ngoại giao nước lớn giữa Nga và phương Tây.
Tuy nhiên, chính quyền Kiev hoàn toàn có thể đưa Ukraine thoát ra khỏi vòng xoáy của ngoại giao nước lớn, thậm chí “tạo lợi thế-sinh lợi ích” từ chính vòng xoáy ngoại giao nước lớn bao quanh Ukraine.
Theo Datviet
Ba Lan thay 7 bộ trưởng trong chính phủ của Thủ tướng Morawiecki
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã thông qua việc cải tổ nội các khi đồng ý thay thế tới 7 bộ trưởng trong chính phủ của Thủ tướng có đường lối bảo thủ Mateusz Morawiecki.
Ông Jacek Sasin được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Ba Lan. (Nguồn: fakty.interia.pl)
Ngày 4/6, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã thông qua việc cải tổ nội các khi đồng ý thay thế tới 7 bộ trưởng trong chính phủ của Thủ tướng có đường lối bảo thủ Mateusz Morawiecki.
Đây là một phần trong nỗ lực cải tổ ở Ba Lan sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) hồi cuối tháng trước với chiến thắng thuộc về đảng cánh hữu cầm quyền Luật pháp và Công lý (PiS).
Người đứng đầu Ủy ban thường vụ Chính phủ Jacek Sasin được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng, thay ông Beata Szydo, người giành nhiều phiếu nhất trong cuộc bầu cử EP vừa qua.
Bà Marian Bana"7; - Thứ trưởng Bộ Tài chính và là người đứng đầu Cơ quan thuế quốc gia - được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính, thay bà Teresa Czerwiska.
Ông Boena Borys-Szopa thay người tiền nhiệm Rafalska ngồi vào ghế Bộ trưởng Gia đình, Lao động và Chính sách xã hội.
Ông Dariusz Piontkowski trở thành Bộ trưởng Giáo dục, thay bà Anna Zalewska. Trong khi đó, bà Elbieta Witek, cựu phát ngôn viên của chính phủ, lên đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Nội vụ và Hành chính, thay ông Joachim Brudziski.
Hai ông Micha Dworchot, người đứng đầu Văn phòng Thủ tướng và Micha Wo"7;, cựu Bộ trưởng Tư pháp, cũng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng không bộ trong nội các.
Trong cuộc bầu cử EP vừa qua, đảng Luật pháp và Công lý (PiS) của Ba Lan đã giành chiến thắng quyết định trước liên minh các đảng đối lập.
Việc cải tổ nội các lần này nhằm chuân bị cho việc một số thành viên cũ của đảng này chuyển sang làm việc tại EP khóa mới./.
Theo Vũ Hà (TTXVN/Vietnam )
Xe tải của quân đội Mỹ bốc cháy ở Ba Lan, 3 người bị thương Ít nhất 3 người bị thương sau khi một chiếc xe tải quân sự Mỹ bốc cháy ở tỉnh Lower Silesia, phía tây nam Ba Lan hôm 17/4. Theo Sputnik, chiếc xe tải của quân đội Mỹ bốc cháy khi đang di chuyển theo đoàn xe quân sự. Ngay khi xảy ra sự cố, một đoàn xe chữa cháy quân đội đã được...