Ukraine tìm cách sử dụng tiền lãi từ các tài sản đóng băng của Nga
Theo trang Insider, Ukraine đang tìm cách thu giữ tiền lãi tích lũy từ các tài sản bị phong tỏa của Nga để nỗ lực huy động thêm tiền cho cuộc chiến đang diễn ra.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP/TTXVN
Ukraine đang phải đối mặt với khoản thâm hụt ngân sách hơn 40 tỷ USD vào năm 2024, trong khi chi tiêu an ninh có thể tăng lên 45 tỷ USD.
Theo tờ báo Mỹ Wall Street Journal, một nguồn tiền rất cần thiết với Ukraine có thể là từ các tài sản Nga đã bị các tổ chức phương Tây phong tỏa ngay sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Mặc dù có những trở ngại pháp lý nếu muốn trực tiếp thu giữ hàng trăm tỷ USD dưới dạng dự trữ ngoại hối và vàng của Nga, nhưng khoản tiền lãi tích lũy từ số tài sản này lại là một vấn đề khác.
Tiền lãi nằm ở các cơ quan thanh toán bù trừ nắm giữ tiền của Nga, như công ty Euroclear ở Bỉ. Trong nửa đầu năm 2023, công ty này đã thu được 1,7 tỷ USD tiền lãi từ 150 tỷ USD tài sản của Nga. Số tiền này cũng phải chịu 22 triệu USD chi phí liên quan đến các lệnh trừng phạt.
Euroclear đang đàm phán với Liên minh châu Âu để gửi một phần số tiền đó đến Ukraine và đề xuất cho phép Euroclear giữ một phần tiền.
Video đang HOT
Theo ước tính, Euroclear đang nắm giữ tài sản trị giá gần 220 tỷ USD của Nga, phần lớn trong số đó thuộc sở hữu của Ngân hàng Trung ương Nga. Tổng cộng, Liên minh châu Âu đã phong tỏa hơn 231 tỷ USD tài sản và các khoản dự trữ của Nga.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhiều lần kêu gọi sử dụng số tiền này để tái thiết Ukraine, nhưng cho đến nay vẫn chưa có quyết định nào do vấn đề này phức tạp và lo ngại động thái này sẽ làm suy yếu đồng euro và gây ra những vấn đề pháp lý khác.
Về phần mình, Nga đã chỉ trích những nỗ lực của phương Tây nhằm chuyển giao các tài sản bị tịch thu cho Ukraine là “hành vi trộm cắp”, vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời cảnh báo sẽ có biện pháp đáp trả trong trường hợp cần thiết.
Ngày 7/9, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ với các phóng viên rằng, Nga coi việc phong tỏa, tịch thu hoặc sử dụng tài sản, dự trữ nhà nước Nga cũng như tài sản của công dân nước này là bất hợp pháp. Kênh RT (Nga) dẫn lời ông Peskov cảnh báo rằng nỗ lực nào sử dụng số tiền mà Mỹ và các đồng minh châu Âu đóng băng cuối cùng sẽ dẫn đến hành động pháp lý. Ông nhấn mạnh: “Tuyên bố rằng họ đã tìm được cơ sở hợp pháp để tiếp tục hành vi bất hợp pháp này là vô nghĩa”.
Tuyên bố của ông Peskov được đưa ra khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến thăm Ukraine ngày 6/9. Trong buổi họp báo chung với người đồng cấp Ukraine Dmitry Kuleba, Ngoại trưởng Mỹ công bố kế hoạch cung cấp cho Kiev 5,4 triệu USD tài sản thu giữ từ các doanh nhân Nga bị trừng phạt. Theo quan chức Mỹ, số tiền này là một phần của gói hỗ trợ mới trị giá 1 tỷ USD.
Mỹ đã nghiên cứu cách sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để trang trải chi phí tái thiết Ukraine sau xung đột.
Bộ Tư pháp Mỹ còn lập một đơn vị chuyên trách có tên KleptoCapture để giúp thực thi các biện pháp trừng phạt đối với quan chức chính phủ và doanh nhân Nga.
Trong khi đó, Ukraine cũng đã nhận được tiền từ châu Âu và Mỹ. Ngoài ra, Ukraine đã khai thác thị trường trái phiếu của mình, vay được 10 tỷ USD thông qua bán trái phiếu trong nước trong năm nay nhờ lợi suất cao khoảng 10% đã thu hút khu vực tư nhân trong nước.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, sau khi kết thúc xung đột, Ukraine cần 411 tỷ USD để tái thiết đất nước.
Nhà Trắng: F-16 sẽ không thay đổi cục diện ở Ukraine
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói việc chuyển giao chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất cho Ukraine sẽ khó có tác động đáng kể đến xung đột hiện nay.
Đề cập đến việc Ukraine liên tục yêu cầu Mỹ và đồng minh nhanh chóng cung cấp các máy bay phản lực F-16 cho Kiev, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói Washington đang " hành động nhanh chóng để cố gắng giúp Ukraine có được khả năng cần thiết, có thể thực sự vận hành F-16 đó một cách hiệu quả".
Ông Sullivan cho rằng, Mỹ sẽ hợp tác với đồng minh để đào tạo phi công Ukraine, đồng thời tìm ra cách thức bảo trì và vận hành phi đội F-16 trong tác chiến.
Chiến đấu cơ F-16. (Ảnh: Getty)
Ông Sullivan cho hay, F-16 sẽ khó tác động đến cục diện xung đột. Ông nói, các chỉ huy quân đội Mỹ không tin F-16 có thể đóng vai trò quyết định trong cuộc phản công, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng đối với "khả năng phòng thủ và răn đe lâu dài của Ukraine".
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley trước đó thừa nhận Washington không có khả năng cung cấp đủ máy bay chiến đấu F-16 để hỗ trợ cuộc phản công của Ukraine.
Ông cho biết sẽ mất "nhiều năm" để đào tạo các phi công Ukraine vận hành F-16 và cần nhiều thời gian và chi phí để cung cấp đủ số lượng F-16 tương xứng với hạm đội không quân của Nga.
Ukraine nhiều lần hối thúc phương Tây cung cấp thêm lực lượng không quân cho nước này, nhất là F-16. Bộ trưởng Ngoại giao Dmitry Kuleba từng cho biết Ukraine có thể triển khai những chiếc F-16 đầu tiên vào cuối tháng 3/2024.
Tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo bất kỳ chiếc F-16 nào được giao cho Ukraine " sẽ bị đốt cháy", như đã từng xảy ra với xe tăng và các loại vũ khí khác do phương Tây cung cấp.
Cuộc phản công của Ukraine đã bắt đầu vào tháng 6, nhưng đã bị chậm lại khi đối mặt với loạt khó khăn. Theo Politico, một số quan chức cấp cao của Mỹ tin rằng sự hỗ trợ trong tương lai cho Ukraine sẽ phụ thuộc vào thành công của chiến dịch phản công.
Ngoại trưởng Nga nói nước này sẽ coi F-16 ở Ukraine là mối đe dọa hạt nhân Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Moskva không thể phớt lờ khả năng hạt nhân của máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất, có thể được các quốc gia phương Tây viện trợ cho Ukraine. Máy bay F-16 của Không quân Ba Lan tham gia cuộc tập trận của NATO. Ảnh: AFP "Bằng cách tiếp tục cung cấp vũ khí...