Ukraine tiết lộ “tối hậu thư” của Nga, quyết không nhượng lãnh thổ
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kiev sẽ không đồng ý với bất kỳ sự thỏa hiệp nào liên quan đến các vùng lãnh thổ mà Nga kiểm soát.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Getty).
“Bất kể ai muốn gì, ngay cả khi tất cả các đồng minh trên thế giới đoàn kết, chúng tôi sẽ không bao giờ công nhận các vùng lãnh thổ bị kiểm soát là một phần của Nga. Điều này là không thể. Chúng tôi sẽ không công nhận chúng về mặt pháp lý. Đối với chúng tôi, chúng sẽ luôn là các vùng lãnh thổ bị kiểm soát cho đến khi chúng tôi giành lại”, Tổng thống Volodymyr Zelensky nói trong một cuộc họp với các thành viên của Hội đồng truyền thông quốc tế hôm 21/1.
Ông Zelensky cho biết các cuộc đối thoại với Nga chỉ nên diễn ra khi Ukraine có vị thế mạnh, vì bất kỳ nỗ lực nào nhằm đối xử với Nga, quốc gia mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, như một bên ngang hàng sẽ đồng nghĩa với thất bại cho Kiev.
Ông Zelenskyy cũng nhấn mạnh, việc chấm dứt cuộc chiến đang diễn ra là ưu tiên hàng đầu của Ukraine.
“Chúng ta phải tìm mọi cách có thể để chấm dứt giai đoạn giao tranh đang diễn ra. Đây là vấn đề ưu tiên số một. Có thể có nhiều cuộc đàm phán, nhưng mục tiêu chính là chấm dứt giai đoạn giao tranh đang diễn ra. Đây là sự đảm bảo an ninh đầu tiên”, ông Zelensky nói thêm.
Trước đó, Tổng thống Zelensky thừa nhận lực lượng Nga kiểm soát 1/5 lãnh thổ Ukraine, trong đó có 4 khu vực trên đất liền gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia. Moscow đã tuyên bố sáp nhập 4 khu vực này cùng bán đảo Crimea ở phía nam Ukraine sau các cuộc trưng cầu dân ý.
Báo New York Times ngày 18/1 đưa tin, trong các cuộc thảo luận riêng liên quan tới tương lai thỏa thuận hòa bình Nga – Ukraine, các quan chức Mỹ thừa nhận Moscow có thể sẽ giữ lại khoảng 20% diện tích lãnh thổ do Kiev tuyên bố chủ quyền.
Tháng 12/2024, Tổng thống Zelensky thừa nhận Kiev không có đủ sức mạnh quân sự để giành lại toàn bộ lãnh thổ mà họ tuyên bố chủ quyền.
Tuy nhiên, ông Zelensky bác bỏ bất kỳ sự nhượng bộ chính thức nào về lãnh thổ mà khẳng định Kiev sẽ phải tìm kiếm một con đường ngoại giao để đạt được mục tiêu của mình.
Ukraine muốn gia nhập NATO
Tổng thống Zelensky tin rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tác động đến việc Ukraine gia nhập NATO.
“Tất cả phụ thuộc vào Mỹ. Nếu ông Trump sẵn sàng đưa Ukraine vào NATO, chúng tôi sẽ ở trong NATO, mọi người sẽ ủng hộ việc Ukraine gia nhập. Nếu Tổng thống Trump không sẵn sàng đưa Ukraine vào NATO, chúng ta sẽ không trở thành thành viên của NATO”, ông Zelensky nói.
Video đang HOT
Ông Zelensky cho biết một số quốc gia ban đầu đã theo đuổi chính sách không minh bạch đối với Ukraine và không ủng hộ việc nước này gia nhập NATO ngay từ đầu.
“Đây chỉ là những lời ngụy biện sai lầm rằng Ukraine sẽ gia nhập NATO, vì nhiều thập niên đã trôi qua và Ukraine vẫn chưa trở thành thành viên NATO. Đây là điều không trung thực”, nhà lãnh đạo Ukraine tuyên bố.
“Tôi muốn các nước khác tôn trọng Ukraine một cách ngang bằng. Và chúng tôi đang đấu tranh để đảm bảo an ninh, chúng tôi muốn gia nhập NATO, hầu hết các nước NATO đều ủng hộ chúng tôi”, Tổng thống Zelensky cho biết.
Theo ông Zelensky, có 4 quốc gia không ủng hộ Ukraine gia nhập NATO: Mỹ, Đức, Slovakia và Hungary.
“Tối hậu thư” của Nga
Tổng thống Zelensky, trích dẫn tối hậu thư của Điện Kremlin mà ông nhận được trong những ngày đầu của cuộc xung đột vào năm 2022, cho biết Nga muốn đưa nhà tài phiệt thân Moscow Viktor Medvedchuk lên làm tổng thống Ukraine sau khi buộc ông Zelensky phải từ chức.
“Một số người đã đến gặp tôi vào những ngày đầu của cuộc chiến, một số người từ Ukraine… Họ đã đưa cho tôi tối hậu thư từ Nga. Họ nói rằng tôi phải ra đi, và họ sẽ thay thế tôi để Medvedchuk làm tổng thống”, ông Zelensky tiết lộ.
Theo Tổng thống Zelensky, tối hậu thư cũng yêu cầu Ukraine công nhận chính quyền do Nga kiểm soát ở vùng Donbass, miền Đông Ukraine, đồng thời thay đổi hiến pháp để cam kết “trung lập”, giảm quân đội xuống còn 50.000 quân, từ bỏ phần lớn kho vũ khí và công nhận tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức của Ukraine.
“Đây không phải là đàm phán, mà là tối hậu thư”, ông Zelensky nói.
Các cuộc đàm phán ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) giữa phái đoàn Nga và Ukraine vào tháng 3/2022 đã đưa ra một dự thảo hòa bình. Theo thỏa thuận ngừng bắ.n được đề xuất, Ukraine sẽ từ bỏ mục tiêu gia nhập NATO và chấp nhận giới hạn lực lượng vũ trang của mình để đổi lấy sự đảm bảo an ninh quốc tế, bao gồm cả từ Nga.
Tuy nhiên, Kiev đã hủy bỏ dự thảo thỏa thuận này vào phút chót, rút khỏi đàm phán với Nga. Phía Nga cho rằng, Moscow không còn lựa chọn nào khác ngoài hành động quân sự, và bất kỳ giải pháp khả thi nào cho cuộc xung đột sẽ phải giải quyết cả hai vấn đề.
Nga kiểm soát bao nhiêu lãnh thổ Ukraine sau một năm giao tranh khốc liệt?
Lực lượng phòng vệ Ukraine đã mất quyền kiểm soát hơn 3.600km2 lãnh thổ trong năm 2024 khi Nga tăng cường tiến công trên các mặt trận.
Lực lượng Nga tiếp tục nỗ lực giao tranh trên các mặt trận (Ảnh: Tass).
Dựa trên dữ liệu của dự án theo dõi tình hình chiến sự Deep State, cổng thông tin điện tử quân đội Ukraine Ukraine Militarnyi cho biết những tổn thất lớn nhất của quân đội Ukraine trong cuộc chiến với Nga vào năm 2024 là ở các tỉnh Donetsk và Kharkov.
Militarnyi đã cung cấp số liệu về diện tích lãnh thổ Ukraine bị mất theo từng tháng. Cụ thể, vào tháng 10/2024, Ukraine mất 560km2 mỗi tháng và 18,7km2 mỗi ngày. Vào tháng 11, Ukraine mất 610km2 mỗi tháng và 20,3km2 mỗi ngày. Vào tháng 12, Ukraine mất 510km2 mỗi tháng và 16,45km2 mỗi ngày.
Theo thống kê của Militarnyi, lực lượng phòng vệ Ukraine đã mất quyền kiểm soát hơn 3.600km2 lãnh thổ vào năm 2024.
Các khu vực Nga tuyên bố kiểm soát
Tỉnh Donetsk ở miền Đông Ukraine là khu vực ghi nhận hoạt động tấ.n côn.g mạnh mẽ nhất của lực lượng Nga trong cả năm qua.
Trong năm 2024, Nga đã giành quyền kiểm soát hơn 2.400km2 địa hình ở khu vực Velyka Novosilka-Ocheretyne, tiến công dọc theo toàn bộ tuyến Velyka Novosilka-Ocheretyne.
Các vùng lãnh thổ mà Nga kiểm soát có độ sâu tối đa là 45km. Điều này đã thu hẹp khoảng cách đến biên giới hành chính với tỉnh Dnipropetrovsk xuống còn chưa đầy 10km về phía nam Pokrovsk.
Trong năm 2024, quân đội Nga đã kiểm soát ít nhất 335km2 địa hình ở khu vực New York-Siversk. Theo Militarnyi, độ chính xác của thống kê trở nên phức tạp hơn do có một vùng xám khổng lồ ở phía nam Chasiv Yar.
Trên mặt trận Lyman và Kupiansk, quân đội Nga đã giành được quyền kiểm soát ít nhất 479km2 lãnh thổ trong năm qua.
Ở phía bắc tỉnh Kharkov, cuộc tấ.n côn.g vào tháng 5/2024 đã giúp Nga giành được quyền kiểm soát 211km2 lãnh thổ và 13 khu định cư. Tuy nhiên, lực lượng phòng vệ Ukraine không chỉ ngăn chặn cuộc tấ.n côn.g của Nga mà còn giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ ở một số khu vực.
Militarnyi đưa tin, tính đến cuối năm 2024, toàn bộ hoạt động tiến công của Nga ở phía bắc tỉnh Kharkov đã không thành công.
Bản đồ Ukraine (Ảnh: BBC).
Tại tỉnh Kherson, Nga đã giành được quyền kiểm soát khoảng 95km2 lãnh thổ trong năm 2024. Khu vực này vốn nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng phòng vệ Ukraine tính đến tháng 12/2023. Lực lượng phòng vệ Ukraine đã kiểm soát hơn một nửa lãnh thổ đã mất tại làng Krynky và các cuộc tiến công của Nga tại các khu vực xung quanh.
Tại tỉnh Zaporizhzhia, lực lượng phòng vệ Ukraine đã mất quyền kiểm soát 97km2 lãnh thổ. Phần lớn lãnh thổ này đã bị mất khi Nga giành lại quyền kiểm soát các khu vực gần làng Robotyne trong cuộc tấ.n côn.g của lực lượng phòng vệ Ukraine vào năm 2023. Những thay đổi khác chỉ mang tính cục bộ.
Ngoài ra, lực lượng phòng vệ Ukraine đã cải thiện vị trí chiến thuật tại khu vực làng Kamianske và kiểm soát được khoảng 5km2 lãnh thổ.
Trong chiến dịch tại tỉnh Kursk của Nga từ tháng 8/2024, lực lượng phòng vệ Ukraine đã kiểm soát được 1.100km2 lãnh thổ trong vòng một tháng. Tuy nhiên, đến cuối năm, Ukraine chỉ còn kiểm soát khoảng 460km2.
Bước đi tiếp theo của Nga
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ vào ngày 31/12, trong năm 2024, quân đội Nga đã giành được 4.168km2, chủ yếu bao gồm các cánh đồng và khu định cư nhỏ ở Ukraine và khu vực Kursk, với cái giá phải trả là hơn 420.000 thương vong.
Theo ISW, vào năm 2024, Bộ chỉ huy quân sự Nga đã ưu tiên các nỗ lực kiểm soát phần còn lại của khu vực Donetsk và tạo ra vùng đệm ở phía bắc khu vực Kharkov, nhưng không đạt được các mục tiêu này.
Tốc độ tiến công của Nga tăng dần kể từ cuối mùa xuân năm ngoái, đặc biệt tăng lên sau khi Ukraine mở chiến dịch tấ.n côn.g tỉnh biên giới Kursk. Theo thống kê của hãng tin AFP, trong năm 2024, Nga giành được hơn 3.500km2 lãnh thổ Ukraine, gấp 6 lần so với cả năm 2023. Kể từ khi xung đột nổ ra, tổng diện tích đất ở Ukraine mà Nga kiểm soát là 68.050 km2.
Hầu hết các bước tiến của Nga ở Ukraine đều diễn ra ở khu vực Donetsk. Quân đội Ukraine hiện chỉ kiểm soát chưa đến 1/3 khu vực này, so với 40% hồi đầu năm 2024.
ISW ước tính, sẽ phải mất hơn 2 năm nữa quân đội Nga mới có thể kiểm soát nốt phần còn lại của tỉnh Donetsk với tốc độ tiến quân như trong năm 2024. Dự đoán này được đưa ra với giả định rằng tất cả nỗ lực của Nga chỉ giới hạn ở Donetsk, rằng Nga có thể chiếm các khu vực đô thị lớn dễ dàng như các ngôi làng và cánh đồng nhỏ, và quân đội Ukraine không tiến hành bất kỳ cuộc phản công đáng kể nào.
Mới đây, một tướng quân đội Đức cho rằng với đà tiến công hiện nay, Nga có thể sớm kiểm soát thành phố chiến lược Pokrovsk ở miền Đông Ukraine. Pokrovsk đóng vai trò là trung tâm vận chuyển chính của lực lượng Ukraine và Nga coi việc kiểm soát Pokrovsk là bước đệm quan trọng để sáp nhập toàn bộ khu vực Donetsk.
Militarnyi dự đoán Nga sẽ tiếp tục nỗ lực để hoàn tất việc kiểm soát Kurakhove, Toretsk và Chasiv Yar, tiến về biên giới hành chính của tỉnh Dnipropetrovsk với khả năng phát động giao tranh trong tỉnh và mở rộng quyền kiểm soát đối với tỉnh Donetsk theo mọi hướng.
Nga dự kiến sẽ tăng cường nỗ lực xóa bỏ các vị trí phòng thủ của lực lượng Ukraine ở bờ trái sông Oskil và mở rộng vị trí ở bờ phải. Theo Militarnyi, các nỗ lực bổ sung để đổ bộ lên bờ phải sông Dnipro ở Kherson hoặc các tỉnh khác có thể sẽ kéo căng lực lượng dự bị của Ukraine.
Militarnyi cũng dự đoán Nga sẽ tiếp tục đẩy lực lượng Ukraine ra khỏi tỉnh Kursk và tăng cường hỏa lực dọc theo biên giới Ukraine.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Kyodo vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận nước này không thể giành lại các vùng lãnh thổ đã mất bằng sức mạnh quân sự, mà phải qua con đường ngoại giao.
Năm 2022, Nga tuyên bố sáp nhập 4 khu vực ở Ukraine gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhia, mặc dù không kiểm soát hoàn toàn các khu vực này. Moscow cũng kiểm soát toàn bộ bán đảo Crimea ở phía nam Ukraine, sau khi sáp nhập khu vực này vào năm 2014.
Nga đã kêu gọi quân đội Ukraine rời khỏi các vùng lãnh thổ trên như một điều kiện để đàm phán hòa bình. Tuy nhiên, Kiev đã bác bỏ đề xuất này.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đán.h giá khả năng Ukraine giành lại lãnh thổ Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng Kiev sẽ tiếp tục khẳng định yêu sách đối với các lãnh thổ đã mất bất kể tình hình chiến sự với Liên bang Nga ra sao. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một cuộc phỏng vấn với The New York Times được công bố vào ngày 4/1, theo giờ địa phương, Ngoại trưởng...