Ukraine tiếp nhận khoản hỗ trợ tài chính mới của EU
Ngày 24/4, giới chức Ukraine cho biết đã tiếp nhận khoản hỗ trợ tài chính mới của Liên minh châu Âu (EU), trị giá 1,5 tỷ euro (1,6 tỷ USD), đồng thời hy vọng sẽ nhận được thêm 10 tỷ euro nữa vào cuối năm nay.
Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bộ trưởng Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko, EU – vốn đã cung cấp cho Ukraine tổng cộng 31 tỷ euro, hiện là nguồn cung cấp tài chính lớn nhất cho quốc gia Đông Âu này kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra hồi tháng 2/2022. Ngoài ra, Mỹ cũng là nước hỗ trợ tài chính quan trọng của Ukraine.
Ông Marchenko nhấn mạnh: “Hỗ trợ quốc tế là chìa khóa để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và xây dựng nền tảng cho tăng trưởng kinh tế”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine Yulia Svyrydenko cho biết chính phủ nước này hy vọng gói tín dụng trị giá 50 tỷ euro của EU dành cho Ukraine sẽ được thông qua lần cuối cùng và Kiev mong đợi sẽ được nhận thêm 3 đợt hỗ trợ trong năm nay. Gói viện trợ này sẽ được trích từ ngân sách của EU, được chia thành nhiều gói nhỏ dưới dạng các khoản vay hay gói hỗ trợ trong vòng 4 năm.
Theo bà Svyrydenko, sau khi được thông qua lần cuối cùng, Kiev có thể nhận được 1,89 tỷ euro vào tháng 6 và 2 đợt nữa, khoảng 4 tỷ euro/đợt vào tháng 9 và tháng 11 năm nay. Để được giải ngân, Ukraine sẽ phải thực hiện một số cải cách và đáp ứng các tiêu chí, trong đó có việc cải thiện tính minh bạch, chống tham nhũng, cải thiện môi trường kinh doanh và đưa luật pháp của nước này tiến gần hơn tới tiêu chuẩn của EU.
Tổng thống Biden lên tiếng sau quyết định viện trợ gần 61 tỷ USD cho Ukraine
Theo Tổng thống Mỹ Joe Biden, việc thông qua gói viện trợ trị giá 60,84 tỷ USD cho Ukraine cũng liên quan trực tiếp đến lợi ích của Mỹ, nhằm duy trì vai trò lãnh đạo của nước này trên thế giới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tin tưởng rằng, gói viện trợ mới nhất cho Ukraine liên quan trực tiếp tới lợi ích và an toàn của nước Mỹ. Ảnh: EPA
Reuters hôm 24/4 đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi cùng ngày đã ký thông qua các khoản viện trợ nước ngoài, trong đó có 60,84 tỷ USD cho Ukraine, sau khi được Hạ viện và Thượng viện phê duyệt.
Phát biểu về sự kiện này, ông Joe Biden tuyên bố: "Gói ngân sách cung cấp sự hỗ trợ quan trọng cho đối tác của Mỹ để họ có thể tự bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa đối với chủ quyền. Chúng tôi cam kết các chuyến hàng viện trợ cho Ukraine sẽ bắt đầu khởi hành trong vài giờ tới".
Tổng thống Biden cũng chỉ trích những thành viên đảng Cộng hòa đã chặn gói viện trợ, nhấn mạnh rằng việc thông qua gói viện trợ liên quan trực tiếp đến lợi ích và sự an toàn của Mỹ, giúp nước này duy trì vai trò lãnh đạo trên thế giới.
Được biết, với gói viện trợ này, khoảng 23 tỷ USD sẽ được Mỹ sử dụng để bổ sung kho dự trữ vũ khí, tạo điều kiện tiếp tục chuyển khí tài cho Ukraine; 14 tỷ USD dành cho Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, cho phép Lầu Năm Góc trực tiếp mua vũ khí từ các nhà thầu để chuyển tới Ukraine; 11 tỷ USD dành để tài trợ cho hoạt động quân sự hiện tại của Mỹ trong khu vực; khoảng 8 tỷ USD dành cho hỗ trợ phi quân sự, giúp chính phủ Ukraine duy trì các hoạt động cơ bản như trả lương và lương hưu.
Theo giới quan sát, đây nhiều khả năng là đợt viện trợ cuối cùng cho Ukraine trước khi Mỹ tổ chức bầu cử tổng thống và lưỡng viện quốc hội vào tháng 11 tới.
Về phần mình, điện Kremlin tuyên bố, gói viện trợ của Mỹ sẽ không thay đổi được cục diện chiến trường hiện nay.
Trong một diễn biến có liên quan, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng cho biết, châu Âu phải tiếp tục tăng cường viện trợ sang Ukraine, ngay cả sau khi gói viện trợ lớn của Mỹ được phê duyệt. Dù vậy, ông Scholz nêu rõ rằng Đức kiên quyết từ chối gửi tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine.
Lời cảnh báo cứng rắn của Nga đối với phương Tây Moscow cảnh báo sẽ đáp trả nếu như tài sản của Nga bị phương Tây tịch thu và dùng để giúp Ukraine. Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng sẽ không sớm có thỏa thuận về cơ chế thu giữ tài sản bị phong tỏa của Nga. Ngày 23/4, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Valentina Matviyenko cảnh báo...