Ukraine thử nghiệm xe bọc thép Triton 4×4 canh giữ biên giới với Nga
Theo truyền thông Ukraine, công ty Kyiv PJSC chuẩn bị thử nghiệm xe bọc thép chở quân 4×4 mới có tên gọi “Triton”.
Nguyên mẫu đầu tiên của chiếc xe đã được sản xuất vào tháng 9-2015. Lực lượng tuần tra biên giới Ukraine đã đặt hàng tổng cộng 62 chiếc Triton có trang bị các hệ thống trinh sát và liên lạc nhằm làm nhiệm vụ kiểm soát khu vực biên giới Nga – Ukraine.
Xe bọc thép chở quân Triton
Triton là xe bọc thép chở quân sử dụng các bộ phận từ xe BTR-80 của Nga. Nó có trọng lượng chiến đấu 11 tấn và được trang bị động cơ Volvo diesel TAD620VE, có công suất 155 mã lực và điều khiển bởi hộp số tự động Allison. Do có công nghệ hiện đại, chiếc xe cho sức mạnh đầu ra rất tốt mà tiết kiệm nhiên liệu.
Triton 4×4 có thể đạt tới tốc độ tối đa 110 km/h và tầm hoạt động tối đa 700km. Nó có thể chở theo 7 binh lính, bao gồm cả tài xế và chỉ huy. Vỏ xe đạt mức bảo vệ Stanag 4569 cấp 2, tức là chống lại được đạn của súng tiểu liên 7.62mm ở khoảng cách 30m và chịu được sức công phá của một quả mìn nặng 6kg dưới gầm xe.
Nguyên mẫu của Triton được trang bị các hệ thống trinh sát và tác chiến điện tử bao gồm 2 hệ thống theo dõi tín hiệu vô tuyến cho ban ngày và ban đêm. Ngoài ra, chiếc xe cũng có hệ thống quan sát hình ảnh nhiệt, laze tìm kiếm và hệ thống liên lạc bằng sóng radio. Ở đuôi xe, Triton có một ăng-ten radar có thể được dựng lên để bắt tín hiệu, cũng như các camera ghi lại hình ảnh nhiệt và hình ảnh thông thường.
Về khả năng, tự vệ, chiếc xe được gắn một súng máy điều khiển từ xa 12.7mm, bên cạnh là 2 súng phóng lựu đạn. Triton có thể vượt sông mà không cần chuẩn bị, mặc dù cũng có riêng một phiên bản xe đổ bộ của phương tiện này.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ lại thử nghiệm thành công tên lửa tái sử dụng
Cuộc chạy đua chế tạo tên lửa tái sử dụng tại Mỹ trở nên khốc liệt khi hãng Blue Origin vừa tiếp tục thử nghiệm thành công với tên lửa New Shepard.
Theo trang website của Blue Origin - hãng tên lửa tư nhân Blue Origin (của tỉ phú Jeff Bezos, chủ nhân Amazon) đã thử nghiệm thành công với tên lửa đẩy New Shepard ngày 22/1/2016.
Thành công này cũng đồng nghĩa với việc hãng này chính thức tham gia cuộc đua phóng và thu hồi lại tên lửa đã dùng để sử dụng tiếp như SpaceX, và tên lửa khi quay về cũng đáp thẳng đứng như lúc phóng tại Mỹ.
Được biết, hồi tháng 11/2015, tên lửa đẩy New Shepard cũng đã có cuộc phóng thử thành công khi nó bay cao 100 km (độ cao này gọi là đường Karman, là giới tuyến giữa không gian và bầu khí quyển trái đất, sau đó tên lửa tách bộ phận mô phỏng phi thuyền, rồi quay về lại mặt đất, đáp xuống (với 4 càng tự động bung ra) theo phương thẳng đứng thành công tại bãi phóng ở bang Texas.
Lần này Blue Origin lấy tên lửa đã thu hồi, cho phóng tiếp vào ngày 22/1/2016. Kết quả cũng thành công mỹ mãn khi tên lửa tách tàu vũ trụ ở độ cao hơn 101,7 km rồi quay về, đáp thẳng đứng xuống bãi phóng.
Thành công này của tập đoàn Amazon đã qua mặt nhiều đại gia đáng gờm khác và cả Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) để cán đích đầu tiên.
Mỹ thử nghiệm tên lửa đẩy New Shepard ngày 22/1/2016.
Cho tới nay, đối thủ chính của họ - SpaceX, công ty chuyên về nghiên cứu du hành vũ trụ của Elon Musk, nhà đồng sáng lập Tesla Motor và Paypal, đã cố thử nhiều lần nhưng số lần thành công của tên lửa Falcon 9 của hãng này chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trong chuyến du hành vũ trụ thấp hơn quỹ đạo Trái đất, tên lửa không di chuyển đủ nhanh để đạt tới vận tốc cần thiết nhằm chống lại lực kéo của trọng lực Trái đất.
Điều này đồng nghĩa, nó phải tái xâm nhập bầu khí quyển giống như một tên lửa đạn đạo, nhưng tổn hại rõ nhất đối với tên lửa là phần kim loại bị cháy xém ở phần đế.
Các nhà thiết kế cho biết, tên lửa New Shepard được thiết kế để chở theo 6 hành khách tới độ cao 100km phía trên Trái đất - ranh giới giữa bầu khí quyển và không gian đã được quốc tế công nhận.
Nó gồm 2 thành phần: một khoang chứa phi hành đoàn ở đầu gắn với một khoang đẩy tên lửa sử dụng một động cơ BE-3 do Mỹ chế tạo. Lúc cất cánh, BE-3 tạo ra sức đẩy 49.895kg. Trong lúc bay lên, các nhà du hành vũ trụ sẽ trải nghiệm lực hút gấp 3 lần trọng lực Trái đất khi tên lửa tăng tốc xuyên qua bầu khí quyển.
Trong lần thử nghiệm ngày 22/1, khoang chở phi hành đoàn đã tách khỏi bộ phận đẩy và trượt xuống trong không gian, mang tới vài phút không trọng lượng.
Khi hạ thấp độ cao, khoang này tái xâm nhập bầu khí quyển và các nhà du hành vũ trụ sẽ trải nghiệm lực hút mạnh gấp 5 lần trọng lực trước khi bung 3 dù chính để hạ cánh.
Mặc dù không có người nào trên tên lửa, nhưng khoang chở phi hành đoàn vẫn tách ra và trở về mặt đất đúng kế hoạch, trong khi phần thiết bị đẩy cũng quay trở lại bệ đáp.
Trước khi hạ cánh, phần tên lửa đẩy tái kích hoạt động cơ mà nó đã giảm tốc xuống còn 7km/h để đi xuyên qua những cơn gió thổi với vận tốc 192km/h ở trên cao và đáp xuống một cách nhẹ nhàng, theo phương thẳng đứng, giúp tên lửa có thể tái sử dụng cho lần sau.
Theo doanh nhân Bezos, việc có khả năng tái sử dụng tên lửa sẽ giảm đáng kể chi phóng tàu vào không gian - yếu tố được dự đoán sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong ngành công nghiệp du hành vũ trụ.
Người sáng lập Amazon tuyên bố đã thành công trong kế hoạch tái sử dụng tên lửa đẩy thay vì phải vứt bỏ chúng sau một lần dùng như thông lệ lâu nay trên khắp thế giới. Thông thường, các thiết bị đẩy tên lửa giai đoạn 1 sẽ rơi xuống đại dương.
Video tên lửa New Shepard thử nghiệm thành công hôm 22/1
Tuấn Vũ
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ biến cơ sở thử nghiệm Hawaii thành căn cứ phòng thủ tên lửa Ngày 23-1-2016, hãng thông tấn Sputnik của Nga đưa tin, Mỹ đang cân nhắc chuyển cơ sở thử nghiệm phòng thủ tên lửa Aegis ở Hawaii thành một căn cứ sẵn sàng chiến đấu thường trực để chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo, sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 4 hồi đầu...