Ukraine tách khỏi hệ thống năng lượng của Nga và Belarus vào năm 2023
RIA Novosti cho hay, Thủ tướng Ukraine Alexei Goncharuk cho biết, các hệ thống năng lượng của Ukraine sẽ tách ra khỏi hệ thống năng lượng của Nga và Belarus. Thay vào đó Ukraine sẽ trở thành một phần của hệ thống năng lượng của châu Âu.
Ukraine quyết định tách khỏi hệ thống năng lượng của Nga và Belarus. Ảnh: RIA.
Theo ông Goncharuk, điều này sẽ xảy ra vào năm 2023. “Quyết định lịch sử này đã được đưa ra. Chúng tôi sẽ “hướng tới” điều này trong tương lai”, ông Goncharuk nói trên kênh Ukraine 24.
Thủ tướng nói thêm rằng, tất cả các tài liệu cần thiết cho quá trình chuyển đổi này đã được ký kết. Tuần trước, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã phê chuẩn sửa đổi luật về thị trường điện. Ukraine cấm nhập khẩu điện từ Nga sang Ukraine theo các hiệp định song phương đã ký trước đây.
Trước đó, Ukraine đã ngừng mua điện từ Nga vào năm 2015. Nhập khẩu chỉ tiếp tục vào tháng 9 năm nay. Sau đó, Quốc hội Ukraine (Vekhrovna Rada) đã cho phép nhập khẩu hàng từ Nga và Belarus theo các thỏa thuận song phương.
Sau đó, Tập đoàn nhà nước Naftogaz Ukraine bắt đầu nhập khẩu điện thông qua công ty Belenergo (Belarus) theo hợp đồng dài hạn. Vào ngày 04/12, Verkhovna Rada đã thông qua luật cấm nhập khẩu điện từ Nga.
Video đang HOT
Kể từ tháng 7 năm nay, một mô hình mới của thị trường điện bắt đầu hoạt động ở Ukraine. Nhà nước đã không còn là người mua và người bán duy nhất, điều này dẫn tới giá điện sẽ trở nên cạnh tranh hơn.
Quan hệ kinh tế giữa Moscow và Kiev xấu đi vào năm 2015, khi Kiev đã bãi bỏ khỏi khu vực thương mại tự do của Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) và áp đặt lệnh cấm vận đối với một số hàng hóa của Nga. Sau đó, các danh sách trừng phạt đã được mở rộng nhiều lần.
Thanh Bình (lược dịch)
Theo infonet.vn
Ukraine cần khí đốt Nga khi gọng kìm Nord Stream-2 sắp siết
Gọi Nord Stream-2 đe dọa an ninh năng lượng châu Âu nhưng Ukraine lại nói rất cần Nga cung cấp nguồn ổn định và dồi dào cho châu Âu.
Thủ tướng Ukraine Alexei Goncharuk hôm 20/11 tuyên bố, nước này loại bỏ khả năng ký hợp đồng tạm thời 1 năm về vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu.
Ukraine bất ngờ rất cần khí đốt Nga nhằm đảm bảo an ninh năng lượng châu Âu.
Theo ông Goncharuk, việc ký hợp đồng một năm để quá cảnh khí đốt qua Ukraine sang châu Âu có thể mang đến rủi ro về an ninh năng lượng cho châu Âu. Thay vì hợp đồng một năm, Thủ tướng Ukraine cho rằng Nga cần một hợp đồng dài hạn để cung cấp khí đốt cho châu Âu thay vì các hợp đồng một năm tạm thời đầy rủi ro.
"Ukraine không cần hợp đồng trong thời hạn một năm. Những gì Ukraine cần là một hợp đồng dài hạn, một mặt sẽ đảm bảo việc sử dụng toàn bộ hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine, mặt khác là an ninh năng lượng của Ukraine và châu Âu" - Thủ tướng Goncharuk tuyên bố.
Người đứng đầu chính phủ Ukraine từ chối đi vào chi tiết các nội dung có thể xuất hiện trong hợp đồng khí đốt tương lai giữa Nga- Ukraine. Ông Goncharuk chỉ nói, nước này đang tìm kiếm điều kiện cung cấp khí đốt một cách ổn định, có thể dự đoán được và cùng có lợi đối với các đối tác châu Âu, theo quy định của châu Âu.
Tuyên bố này nhắc tới khí đốt Nga cho châu Âu đã trở nên đặc biệt quan trọng chứ không như những chỉ trích trước đó của Kiev giành cho dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream-2.
Ukraine cho rằng, khí đốt của Nga bán cho châu Âu thông qua Nord Stream-2 cùng với khí đốt Nga quá cảnh qua Ukraine sẽ khiến châu Âu thêm phụ thuộc vào gã khổng lồ Nga và một khi có căng thẳng chính trị, Nga sẵn sàng coi đây là đòn roi để gây sức ép. Trong khi đó, việc quá cảnh qua Ukraine an toàn hơn bởi nước này cam kết thực hiện các tiêu chuẩn của châu Âu và bởi vị thế của Ukraine luôn là cần EU hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, thực tế là do hợp đồng khí đốt Nga- Ukraine - châu Âu được trả phí quá cảnh bằng khí đốt nên khi Ukraine tăng giá khí đốt nhập khẩu từ Nga, Kiev đã "cắt phéng" lượng khí đốt Nga cần chuyển tới châu Âu, gây nên tình trạng thiếu hụt năng lượng.
Trong tình huống này, châu Âu lại càng nên lựa chọn một đường ống trực tiếp từ Nga để hai bên dễ bề giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, giờ đây Ukraine quay sang lập luận cho rằng Nga cần phải cung cấp nguồn năng lượng ổn định, dồi dào cho châu Âu nhằm "đảm bảo an ninh năng lượng".
Dẫu chưa có chi tiết về các nội dung có thể thảo luận với phía Nga về hợp đồng khí đốt mới, quan điểm của Thủ tướng Ukraine có vẻ gần giống với ý tưởng được châu Âu đưa ra, Ukraine mua khí đốt Nga và châu Âu sẽ nhập khẩu khí đốt từ Kiev. Với hợp đồng như vậy, Ukraine và châu Âu sẽ đều có lợi trong khi Nga sẽ vẫn bán được khí đốt và hợp đồng thuần ý nghĩa kinh tế như vậy sẽ là phương án tốt nhất cho các bên.
Các hợp đồng hiện tại về cung cấp và vận chuyển khí đốt qua Ukraine hết hạn vào ngày 31/12/2019. Nga đang gấp rút hoàn thành đường ống Nord Stream-2 để kịp tiến độ bắt đầu hoạt động vào năm 2020.
Trước đó, Gazprom đã gửi thư tới Tập đoàn năng lượng Ukraine Naftogaz chào mời gói hợp đồng năng lượng mới có thể theo hai hình thức một năm hoặc mười năm nhưng phải xóa bỏ mọi vụ kiện tụng pháp lý giữa hai bên.
Phía Ukraine đã nói không hài lòng với đề xuất này song cũng không đưa ra phương án lựa chọn của mình. Thời điểm kết thúc năm 2019 sắp tới gần, Kiev buộc phải lựa chọn phương án trước khi Nord Stream-2 chính thức bơm những mét khối khí đầu tiên đến Đức vào năm tới.
Huy Vũ
Theo baodatviet.vn
Ukraine cảnh báo Đức nên chống lại "Dòng chảy phương Bắc 2" Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, ông Vadim Priestayko, trong một cuộc phỏng vấn với cổng thông tin Internet Redaktionsnetzwerk Deutschland (RND) của Đức đã cảnh báo Đức cần chống lại sự phụ thuộc năng lượng vào Nga với việc xây dựng "Dòng chảy phương Bắc 2". Ảnh minh họa. Trả lời câu hỏi của nhà báo về sự hỗ trợ của dự án...